Frank Jannuzi/Foreign Policy
Lê Quốc Tuấn X Cafe VN chuyển dịch Việt Ngữ
Lê Quốc Tuấn X Cafe VN chuyển dịch Việt Ngữ
Cứ mỗi bốn năm, chiến dịch tranh cử tổng thống lại đưa Trung Quốc vào ánh đèn sân khấu chính trị. Dường như các ứng viên đều tận dụng bất kỳ cơ hội nào để buộc tội đối phương của mình là "mềm mỏng" với Trung Quốc và sự quấy nhiễu quyền con người của của họ.
Tuy nhiên, những lời nói say sưa bằng giọng điệu cứng rắn trong chiến dịch tranh cử thường đi theo một dư vị khó chịu sau lễ nhậm chức, khi người chiến thắng nhận ra các khó khăn của việc tìm kiếm giải pháp cho một loạt các thách thức quốc tế - ngăn chặn sự lây lan của vũ khí hạt nhân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo vệ toàn cầu môi trường, đảm bảo an ninh năng lượng - mà không có sự hợp tác từ chính phủ Trung Quốc. Đó là một trình tự mà Washington từng có từ khi lập quốc vào năm 1949 và từ cuộc tranh luận về việc ai thua cuộc trước những người cộng sản "vô đạo đức" và vô thần" Trung Quốc.
Tổng thống Jimmy Carter từng nổi tiếng với việc đặt nặng vấn đề quyền con người hơn trong chính sách đối ngoại của Mỹ, nhưng khi ông bình thường hóa quan hệ với Bắc Kinh vào năm 1979, một ứng cử viên của đảng Cộng hòa Ronald Reagan, đã bám chặt với nền tảng đạo đức, khi tuyên bố rằng ông "sẽ không từ bỏ bạn bè và các đồng minh. " (Trớ trêu thay, lại chính Reagan đã uỷ quyền việc bán thiết bị quân sự tiên tiến, bao gồm cả máy bay trực thăng Blackhawk cho Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc). Trong cơn bàng hoàng của vụ thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, ứng cử viên Bill Clinton từng tố cáo Tổng thống George HW Bush đã chiều chuộng "tên đồ tể ở Bắc Kinh," rồi sau đó, khi nhậm chức, ông lại nhanh chóng bỏ rơi các nỗ lực nhằm liên kết thương mại với quyền con người.
Nhưng năm nay, hầu như yếu tố về quyền con người đã biến mất khỏi chiến dịch tranh cử. Ngay cả trường hợp ấn tượng về nhà bảo vệ quyền con người khiếm thị Trần quanh Thành , người từng thúc đẩy các vấn đề về pháp quy và công lý vào chương trình nghị sự giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong tháng tư bằng cách chạy trốn vào Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh, cũng đã không gây một cảm hứng gì đối với hai ứng cử viên, ngoài một nỗ lực phê bình vắn tắt của Mitt Romney về trường hợp của Thành. So với các chiến dịch tranh cử trong quá khứ, các vấn đề về quyền con người ở Trung Quốc phần lớn là một sự việc có tính để giải quyết sau.
Cả Romney và đối phương của mình, Tổng thống Barack Obama, đều có cơ hội để nói đến Trung Quốc một cách đầy đủ toàn diện hơn tại cuộc tranh luận về chính sách đối ngoại của họ vào tháng 10/2012, nhưng đều đã bỏ qua. Khi Bob Schieffer, người điều khiển cuộc tranh luận, hỏi các ứng cử viên về loại quan hệ mà họ muốn có với một nước Trung Quốc đang trỗi dậy, Obama nói rằng Trung Quốc vừa là một "đối thủ" vừa là một "đối tác tiềm năng trong cộng đồng quốc tế, nếu họ tuân thủ các quy tắc." Các quy tắc ông nói đến là những gì liên quan đến quản lý thương mại và tự do hàng hải, chứ không phải là về quyền con người. Tương tự như Obama, Romney cũng nói lên một giọng điệu có tính hoà hoãn: "Chúng ta có thể hợp tác với họ nếu họ sẵn sàng có tinh thần trách nhiệm." Tuy nhiên, ông cũng xác định tinh thần "trách nhiệm" là muốn nói về chính sách thương mại.
Không ứng cử viên nào đề cập đến các vấn đề quyền con người, Tây Tạng, Tân Cương, Tường lửa vĩ đại, nhà tranh đấu nhân quyền từng đoạt giải Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba, những hỗ trợ cho Sudan của Trung Quốc, hoặc sự cản trở của Trung Quốc trong hành động của Hội đồng Bảo An Liên hợp quốc về Syria. Không ai nhắc đến tên chủ tịch Hồ Cẩm Đào, nhà lãnh đạo của Trung Quốc hoặc nhắc đến cuộc chuyển quyền đang diễn ra và những gì có thể dự báo trước.
Trung Quốc đã có mặt trong chiến dịch tranh cử, nhưng chủ yếu là trong một chiều hướng duy nhất: thương mại. Obama đã bắn một loạt đạn từng nói trong Thông điệp Liên bang năm nay, lưu ý rằng chính quyền của ông đã mang đến các vụ kiện thương mại chống lại Trung Quốc gần gấp đôi tỷ lệ từ của chính quyền trước. Tổng thống cũng tuyên bố việc tạo ra một Cơ quan Kiểm soát chính sách Thương mại để điều tra "những vụ buôn bán giao thương không lành mạnh ở các nước như Trung Quốc."
Romney phản pháo bằng một bài bình luận vào tháng Hai trên tờ Wall Street Journal, lập luận rằng Hoa Kỳ nên "trực tiếp đối phó với những vụ buôn bán giao thương có tính lạm dụng của Trung Quốc trong các lĩnh vực thương mại, sở hữu trí tuệ, và xác định giá trị tiền tệ." Ông hứa sẽ chỉ định Trung Quốc như một "kẻ thao túng về tiền tệ" vào ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống của mình và cũng cam kết sẽ tăng cường lực lượng quân sự Mỹ ở Thái Bình Dương để "đảm bảo khu vực ấy vẫn còn mở cửa cho các giao thương hợp tác. Romney đã có nói ngắn gọn đến thành tích về quyền con người ở Trung Quốc trong bài bình luận của mình, nhưng không đưa ra một chi tiết cụ thể nào về việc chính quyền của ông sẽ hỗ trợ các nhà bất đồng chính kiến ở Trung Quốc ra sao, hay cách giải quyết của ông sẽ khác với cách của Obama như thế nào.
Giờ đây, Trung Quốc có thể đủ mạnh vì cả hai ứng cử viên đã do dự không dám nêu lên các vấn đề về quyền con người vì sợ không được hợp tác trong các lĩnh vực khác. Tháng 2 năm 2009, trong chuyến đi đầu tiên của mình ở nước ngoài, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói về các vấn đề như Đài Loan, Tây Tạng, và quyền con người rằng "các chính quyền kế tiếp và chính phủ Trung Quốc đã từng lửng lơ qua lại về những vấn đề này, và chúng ta phải tiếp tục tạo sức ép. Nhưng sức ép của chúng ta về các vấn đề này không thể xen vào cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu toàn cầu, và cuộc khủng hoảng về an ninh. "
Nhưng một trong những nà thiết kế chính cho việc tham gia của Mỹ với Trung Quốc, Đại sứ Winston Lord, lại có một quan điểm khác. Trong phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, Lord, từng là Đại sứ tại Trung Quốc từ 1985 đến 1989, đề nghị "10 điều răn" của ông để đối phó có hiệu quả với Trung Quốc. Điều răn thứ nhất: "Đừng biến Trung Quốc thành quỷ sứ " Điều răn thứ hai: "Đừng dọn vệ sinh cho Trung Quốc." Việc nói về quyền con người ở Trung Quốc có thể không làm hài lòng tầng lớp cầm quyền Trung Quốc, nhưng theo một thăm dò của Pew vào Tháng Mười, 52% người dân Trung Quốc có quan điểm thuận lợi với nền dân chủ Mỹ mặc dù chỉ có 43% có quan điểm thuận lợi về tổng thể mối quan hệ Mỹ Trung. Có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên rằng, người Trung Quốc trẻ, giàu có và được giáo dục tốt hơn càng có nhiều khả năng xác định ý tưởng về dân chủ và quyền con người. Điều này cho thấy rằng việc Hoa Kỳ vận động cho quyền con người có thể cộng hưởng được với những người Trung Quốc có khả năng hình thành tương lai của đất nước này.
Và các vấn đề về quyền con người không cần phải được xem xét riêng rẽ. Các ứng cử viên có thể dễ dàng xoay vấn đề quyền con người ở Trung Quốc đến việc tạo công ăn việc làm ở Mỹ. Các mối liên hệ giữa việc thực hành quyền con người của Trung Quốc và khả năng cạnh tranh toàn cầu của Hoa Kỳ trên một đấu trường ngang bằng nhau có thể không được rõ ràng, nhưng là có liên kết thực sự như Yoda (tên một nhân vật trong phim Star War LND.) có thể tuyên bố. Trung Quốc giành được một lợi thế cạnh tranh từ giá lao động rẻ, lơi lỏng các pháp luật về bảo vệ môi trường và tước đoạt đất đai. Bắc Kinh sẽ tiếp tục được hưởng những lợi thế đó, khi người công nhân Trung Quốc còn bị từ chối quyền thành lập các công đoàn lao động độc lập, tiếp tục bị trừng phạt vì đòi hỏi không khí và nước sạch và nông dân Trung Quốc vẫn bị đẩy ra khỏi mảnh đất của họ mà không được bồi thường thỏa đáng.
Sự thất bại không đưa ra được những ý tưởng cụ thể về việc làm thế nào để thúc đẩy quyền con người ở Trung Quốc của các ứng cử viên là một điều đáng xấu hổ. Có nhiều con đường có sẵn để khuyến khích sự cải cách - thông qua trao đổi giáo dục, đào tạo ngành tư pháp, đào tạo các ký giả, các hội thảo về pháp trị, hỗ trợ cho xã hội dân sự, phát thanh truyền hình, các sáng kiến tự do Internet, lên tiếng hỗ trợ những người bất đồng chính kiến, và các cuộc đối thoại chính thức về quyền con người.
Gia tăng hỗ trợ cho các quy định của pháp luật và quyền con người ở Trung Quốc sẽ là một cách chơi thông minh vì ba lý do. Đầu tiên, sẽ thu hút sự ủng hộ ở bên trong Trung Quốc. Những người ủng hộ can đảm nhất cho công lý và quyền con người ở Trung Quốc là những người sống ở trong nước chứ không phải dọc theo bờ sông Potomac. Thứ hai, việc ấy sẽ tăng cường cơ hội kinh tế cho Mỹ bằng cách gia tăng tầng lớp trung lưu Trung Quốc (giới tiêu dùng trong tương lai) và loại được một số lợi thế bất công của các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc mà họ đang được hưởng từ hậu quả của lao động có mức lương thấp, các quy định môi trường lỏng lẻo, và việc cướp bóc đất đai. Thứ ba, nó sẽ thực sự thúc đẩy sự ổn định lâu dài cho Trung Quốc. Trung Quốc đang trải qua hàng chục ngàn cuộc biểu tình mỗi năm, nhiều cuộc biểu tình tập trung vào sự bất công về kinh tế. Bằng cách đàn áp những người tìm kiếm sự khắc phục tình trạng bất công - cho dù đấy là những tu sĩ Tây Tạng hoặc những công nhân nhà máy phiền muộn - Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ làm suy yếu tính hợp pháp của mình và chỉ khiến các vấn nạn trở nên dai dẳng. Có lẽ phải đến năm 2016, các ứng cử viên tổng thống Mỹ mới nhận biết được điều này.
No comments:
Post a Comment