Nguyễn Hoàng Hà - Quan hệ Mỹ-Việt được tổng thống Bill Clintơn và đặc biệt là công lao to lớn của Ngài John Mc Cain, người đã cống hiến không mệt mỏi cho sự đặt nền móng của quan hệ này bằng sự mở đầu là Tháng 11 năm 2000, Tổng thống Mỹ Bill Clinton và phu nhân Hillary Clinton thăm chính thức Việt Nam.
Sau 6 năm, cũng vào tháng 11, Tổng thống Mỹ George W.Bush và phu nhân Laura Bush đến Việt Nam và sau đó là các chuyến thăm của lãnh đạo Việt nam cố thủ tướng Võ Văn Kiệt và cố chủ tịch Nguyễn Minh Triết, cũng như các chuyến thăm của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Hoa kỳ đã mở ra một chương mới trong quan hệ Mỹ Việt. Người ta rất ngạc nhiên là mới chỉ 12 năm mà quan hệ hai nước đã chuyển mình đáng phấn khởi, từ quan hệ thù địch nay chuyển thành bạn khiến thế giới phải ngạc nhiên.
Người ta đặt câu hỏi rằng tại sao lại có bước ngoặt vĩ đại như thế? Người ta nói đến nguyên nhân lớn nhất đó là:
1, Quan hệ Mỹ Việt đáp ứng được quyền lợi vô cùng to lớn của hai quốc gia ở hai bên bờ Đại Tây dương và Thái bình dương.
Trước tiên phải nói đến giá trị to lớn của biển Đông đối với nền kinh tế hàng đầu thế giới này. Hoa kỳ đã có mặt và là cường quốc về hàng hải có thâm niên hiện hữu tại khu vực này nhất là từ những năm 1954 trở lại đây và mỗi năm có đến 1340 tỷ hàng hóa Hoa kỳ qua lại đây để đến Nhật bản, Nam Triều tiên, Hồng kong, Đài loan và Nga. Trung quốc hiện nay đã ngang nhiên vẽ đường lưỡi bò và cho rằng chủ quyền của họ kéo từ đảo Hải Nam, nuốt trọn gần như toàn bộ Hoàng sa, Trường sa của Việt nam và đầu lưỡi đó nuốt cả vùng biển Philipine cùng một phần biển đảo của Indonexia, Malaixia. Như vậy các phương tiện hàng hải của Hoa kỳ và các quốc gia từ xưa đến nay vẫn tự do đi lại khi vực này nay phải được phép của nhà cầm quyền Trung quốc. Việc làm đó Trung quốc là sự thách thức sức mạnh của Hoa kỳ một cuờng quốc luôn hiện diện ở khu vực truyền thống này, họ ngang nhiên biến vùng biển quốc tế thành ao nhà của mình. Cái đường lưỡi bò oan nghiệt này đã không chỉ liếm hết phần lớn vùng biển quốc tế mà nuốt đi phần lớn cả vùng lãnh hải trong phạm vi 200 hải lý mà quốc tế đã công nhận của Việt nam và Philipine. Bởi thế, đây là lúc Hoa kỳ cần phải tỏ rõ uy lực và sức mạnh hơn hẳn của mình. Đúng như nhận định của các báo chí Mỹ như tờ Washington Post hôm 3/6 cho rằng với Chính quyền Obama vốn đang có kế hoạch định hướng lại chính sách ngoại giao và quân sự về phía châu Á, Việt Nam “đang đem lại một cơ hội trọng yếu” (key opportunity) va Họ thực sự có quyền lợi quan trọng tại đây.
Nhiều nhà quân sự quốc tế và nhất là các nhà quân sự Hoa kỳ đều đã nói rõ: “ Không có một quốc gia nào có thể thay thế được Việt Nam vì những đặc trứng mà không có bất kỳ quốc gia nào có được đó là một dải bờ biển dài 3200 km chạy suốt từ Mũi ngọc phía Bắc đến mũi Hà tiên cực Nam. Ngoài ra cao nguyên Ban mê thuột với độ cao hàng cây số có thể quan ssát toàn bộ vùng biển này va các Vịnh chui sâu vào đất liền là những nơi đóng trú của các tầu hải quân rất lý tưởng. Hoa kỳ muốn thực hiện được sức mạnh chiến lược của mình thì không gì hơn là phải quan hệ mật thiết và gắn bó với Việt Nam vì lẽ Việt Nam có dải bờ biển chạy dài 3200 km mà ai có nó trong tay có thể phong tỏa toàn bộ biển Đông. Cho nên ngay từ xa xưa Vịnh Nha trang đã được cả Hoa kỳ và Nga đều đặt trọng tâm ở đây để thực thi sức mạnh của mình. Chuyến đi của ngài Bộ trưởng Hoa kỳ lần này đã nói lên điều đó. Như BBC Tiếng Việt điểm qua một số góc nhìn trên báo Mỹ và Anh về chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta được cho là ‘mang tính biểu tượng’ tới Vịnh Cam Ranh và Hà Nội.
Blog của William Wan trên trang mạng của báo cùng ngày, theo giờ Mỹ, cũng ghi nhận “có những dấu hiệu Việt Nam có thể đã chín muồi cho một sự dàn xếp như vậy trong các năm tới, vì từ 2003, đã có 20 tàu của Hải quân Mỹ được phép cập vào Việt Nam” và “dù Trung Quốc nỗ lực từ lâu nhằm thắt chặt quan hệ với chính quyền cộng sản tại Việt Nam, các nhà lãnh đạo Hà Nội ngày càng quay đi phía khác tìm các đối tác mới, và điều ghi nhận rõ là với Hoa Kỳ,” tác giả William Wan viết.
Bài cũng trích lời ông Ernie Bower, một chuyên gia về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (Center for Strategic and International Studies) ở Washington nói về Việt Nam:
“Đây là quốc gia có tư duy rõ về chiến lược với Trung Quốc, và về vị trí của mình ở châu Á. “Việt Nam hóa ra lại là một trong số nước nói thẳng nhất. Họ thấy thế nào thì nói thế khi bàn về Trung Quốc, và đây là điều hấp dẫn người Mỹ.
” Ngài Bộ trưởng Leon Panetta đã khẳng định khi đặt chân đến Vịnh Cam ranh: “Chúng ta cần xây đắp một quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa hai nước để nhìn tới tương lai”
Tờ American Forces Press Service trang web của Quân lực Hoa Kỳ có phóng viên Jim Garamone đi cùng Bộ trưởng Leon Panetta tới Vịnh Cam Ranh thì nhắc nhiều hơn đến khía cạnh lịch sử của chuyến đi. Tờ báo đã nhắc đến: “ Ông Leon Panetta, người mang hàm trung úy quân báo thời gian Mỹ tham chiến ở Việt Nam đã có nhiều bạn cùng học hy sinh tại chiến trường này dù ông không phục vụ tại Việt Nam, và chuyến thăm đến Cam Ranh là dịp để ông nhắc lại sự hy sinh: “Chúng ta đều nhớ tới máu hai bên đã đổ xuống bởi mọi bên của cuộc chiến – bởi người Mỹ và người Việt Nam,” Nhưng ông nói dù có nhiều câu hỏi vì sao lại có cuộc chiến đó, điều cần làm là từ những hy sinh đấy, “chúng ta xây đắp một quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa hai nước để nhìn tới tương lai”. Bản thông điệp đó đến cả với nước chủ nhà Việt Nam, ông Panetta được trích lời trong bản tin của Quân lực Hoa Kỳ nói rằng “Chúng ta có thể không chỉ bắt đầu hàn gắn vết thương của quá khứ mà cần xây dựng một tương lai tốt hơn cho nhân dân mọi nước ở vùng châu Á – Thái Bình Dương”.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc xoay quanh cuộc tranh luận rằng liệu cán cân quyền lực toàn cầu có đang chuyển đổi hay không. Với Trung Quốc, một ngôi sao đang lên, đồng nghĩa rằng đây sẽ là đầu máy tăng trưởng và thịnh vượng của nền kinh tế khu vực. Gắn kết vào nền kinh tế có 1,34 tỉ dân này là xu thế tất yếu, để tận dụng nguồn tài nguyên, giá thành nhân công, thị trường nội địa khổng lồ và xung lực tăng trưởng dồi dào. Sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc kinh tế – quân sự làm thay đổi tương đối cán cân quyền lực của các nước trong vùng Thái Bình Dương. Công bố về ngân sách quốc phòng từ Bắc Kinh trong năm 2011, theo phát ngôn viên chính phủ nước này, đã đạt 601 tỉ nhân dân tệ (91,5 tỉ USD), tăng 12,7%. Kế hoạch hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm đạt bước tiến tương đối trong vòng bảy năm trở lại đây: trong năm 2002, chỉ có bảy trong 69 chiếc tàu ngầm đáp ứng tiêu chuẩn hiện đại, năm 2009 tỷ lệ này tăng lên 31 trên 65 chiếc, trong đó bao gồm 12 tàu ngầm hạng Kilo. Một xu hướng tương tự như thế cũng có thể quan sát từ kế hoạch phát triển kho vũ khí hạt nhân với việc thiết lập các loại tên lửa xuyên lục địa Dong Feng-31 và Dong Feng-31A với phạm vi tấn công khoảng từ 7.200km đến 11.200km rõ rang nó đang đe dọa đến sức mạnh tiềm tàng của Hoa kỳ và Thế giới ở khu vực trọng yếu này. Bây giờ hoặc không bao giờ để Mỹ tỏ rõ sức mạnh cường quốc số một của mình. Cho nên Hoa kỳ và Việt Nam tất phải gặp nhau và cần đến nhau.
Trong chuyến đi vừa qua của ông Bộ trưởng quốc phòng Mỹ mặc dù kết quả về cuộc gặp mà hai nước vẫn giấu kín thì các báo chí Hoa kỳ, Việt nam và thế giới vẫn cứ đăng tải một cách rầm rộ và chi tiết chuyến đi của ngài Bộ trưởng quốc phòng Hoa kỳ và cho rằng chuyến đi này đã thành công tốt đẹp đẩy quan hệ hai nước mà trước nhất là quốc phòng lên tầm cao mới tạo điều kiện để ngăn chặn sự bành trướng của Trung quốc tại biển Đông, bảo vệ cho hòa bình của khu vực trọng yếu này và thế giới.
2, Với Việt nam: Báo chí đã nhắc lại những tham vọng bá quyền của Bắc kinh đã nung nấu có từ rất lâu xa nhưng phải chờ cơ hội nó mới có thể bộc lộ. Họ muốn chiếm các đảo biển của Việt nam không chỉ vì các đặc điểm rất lợi hại về mặt địa lý và quân sự mà càng thôi thúc họ ghê đó là khi phát hiện tại đây tàng chứa rất nhiều tài nguyên khoáng sản đặc biệt là dầu hỏa. Vì thế họ đã phục binh chờ thời và cao điểm là lúc Việt nam đang có chiến tranh ở giai đoạn ác liệt nhất với Hoa kỳ, ngay lập tức Trung quốc đã phát động cuộc chiếm đóng, trước tiên họ cho hải quân tấn công vào tầu chiến của Quân lực Việt nam Cộng hòa và sau đó đã không ngần ngại đem tầu chiến đối đầu trực tiếp với hải quân nhân dân Việt nam và nuốt đi gần như trọn vẹn Hoàng sa và một phần của Trường sa. Từ đó đến nay Trung quốc đã không mệt mỏi để mở rộng vùng kiểm soát của mình bằng sức mạnh của Hải quân như đưa tầu chiến và lính ra đồn trú, xây dựng hải cảng lớn ở các đảo đã chiếm được của Việt nam, bắt bớ đánh đập cả ngư phủ hiền lành Việt nam khi họ đang làm ăn ở vùng biển của chính quốc gia mình. Cùng với việc làm phi lý đó thì Trung quốc đã tăng cường năng lực quốc phòng của mình, nước này đã có nhiều hành động xác quyết chủ quyền của mình tại vùng tranh chấp ở Biển Đông mà gần đây nhất qua hai vụ cắt cáp vụ tàu Bình Minh và tàu Viking trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam và gây sức ép buộc các công ty lớn của nước ngoài không giám ký kết khai thác. Trước những diễn biến ngày càng xấu đi trong quan hệ hai nước, biết được phía Việt nam có khả năng phải liên minh với nước ngoài, nhất là Mỹ, để ngăn chặn sự xâm chiếm biển đảo của Trung quốc, Bắc kinh đã lợi dụng mối bang giao Trung Việt đã bị bức tử năm 1979 khi họ đem quân gây chiến ở biên giới phía nam gây ra đổ máu nhiều như suối. Họ cố tình vẽ vời nào là tình hữu nghị truyền thống “môi hở răng lạnh” hay “” mối tình hữu nghị Việt Trung, vừa là đồng chí, vừa là an hem” rồi như muốn trói buộc Việt nam bằng khẩu hiệu bốn tốt mười mấy chữ vàng v.v…và vân vân. Tất cả các cuộc đàm phán giữa hai nước gần 30 năm qua liên tiếp về đảo biển hầu như không hề có tác dụng mà chỉ tốn thời gian tiền của, giấy tờ cho các cuộc tổ chức đi lại. Người ta nhớ tới hình ảnh Lão Tiều câu cá trên sông mà không hề có mồi trong lưỡi câu. Đây là thứ câu giờ, Binh pháp của Trung quốc chính là như vậy và đúng như mục tiêu của họ đã đề ra là tận dụng kéo dài thời gian để tân trang vũ khí, tầu chiến máy bay cho quân đội, nhất là với Hải quân và đợi phục thời gian chín muồi để là họ biểu dương sức mạnh. Họ sờ nắn gân cả Mỹ, đồng thời ngạo mạn răn đe cả Việt nam và Philippine và những quốc gia có thái độ kiên quyết không nhân nhượng và sẵn sàng chặn đứng bàn tay của họ khi vươn ra xâm chiếm biển Đông và đảo biển của mình.
Mặt khác, Trung quốc luôn luôn không chịu chấp nhận đàm phán song phương về vấn đề tranh chấp biển Đông, nguợc lại họ luôn tìm cách phá hoại sự đoàn kết của nội bộ các nước Asian, tìm cách bỏ tiền mua chuộc thong qua viện trợ không hoàn lại hay cho vay vốn để loại chủ đề an ninh và chủ quyền biển Đông trong các diễn đàn Đông Nám Á và quốc tế vì luôn đuối lý không có cơ sở pháp lý về chủ quyền của mình trên các khu vực đang tranh chấp. Họ tìm mọi cách mọi cách dụ dỗ các quốc gia có tranh chấp lãnh hải chấp nhận ngồi riêng để đàm phán trên thế thượng phong, nhưng trớ trêu thay, ngay cả các cuộc đàm phán song phương giữa Việt nam và Trung quốc cũng đã không đạt được mảy may giá trị nào, nó đã và đang bị bức tử khi thái độ của Bắc kinh luôn tỏ trịch thượng kiểu nước lớn, họ phớt lờ những đòi hỏi chính đáng về lãnh hải đảo biển của phía bên kia. Họ luôn lại đi lặp lại câu nói cửa miệng đã học thuộc lòng là: “ chúng tôi có đầy đủ bằng chứng và lịch sử khẳng định đó là lãnh hải và đảo của mình” và thêm vào đó họ lại càng gia tăng nhanh việc cho xây dựng các cảng quân sự tại các đảo đã chiếm để đưa lực lượng quân ra chiếm đóng thuận lợi cho tầu chiến ra vào hành tung tự tác khắp một vùng rộng lớn coi biển Đông là ao nhà của chính mình. Đây là lúc các khẩu hiệu “hữu nghị và truyền thống” đã rách khống thể vá lại được nữa. Rõ ràng phía Việt nam không thể còn hy vọng vào đàm phán song phương kiểu “ anh em, đồng chí, nội bộ Đảng cộng sản anh em…đóng cửa bảo nhau, rỉ tai nhau” được nữa mà đã đến lúc nếu không nói là quá muộn để thay vào bằng đàm phán đa phương hay đưa vấn đề này ra tòa án quốc tế về vấn đề chủ quyền và biển. Dư luận quốc tế và Việt nam ở trong và ngoài nước đều ủng hộ xu thế này và cho rằng không nên để mất thời giờ vàng ngọc, khi cơ hội đang đến có lợi cho các phía có tranh chấp chủ quyền với Bắc kinh, không nên để họ hợp thức hóa việc chiếm đóng coi như một việc đã rồi khó có thể đòi và lấy lại được.
3, Nhân tố quyết định mà cả hai phái Mỹ Việt chính là phải xây dựng lòng tin cậy lẫn nhau và phá đi những rào cản còn lại đang ngăn cản lối đi trong quan hệ hai nước.
Điều đầu tiên cả hai phía đều muốn nói tới đó là phải thay đổi cách nghĩ cách làm. Đó là nhận thức quan hệ gắn bó hai quốc gia đều có lợi cho cả hai phía và cho nền hoàn bình và an ninh ở khu vực này cũng như trên thế giới.
Dư luận Mỹ và người Việt nam trong và ngoài nước đều cho rằng nhà nước Việt nam đã đến lúc cần để nhân dân của mình được bầy tỏ thái độ của mình trước sự hung hăng và tham lam ngạo mãn của Trung quốc. Điều này lịch sử đã chứng minh, ngay cả thời kỳ ban đầu của cuộc dựng nước và giữ nước hay ngay cả những thời kỳ vàng son nhất như thời Trần các vua chuá Việt nam trước mối đe dọa của ngoại xâm còn phải mở Hội nghị Diêm Hồng, lấy ý dân huống hồ là nay đất nước đang đứng trước một thách thức lớn hơn, một kẻ thù truyền thống nhưng có sức mạnh đã gấp trăm ngàn lần xưa kia và tham vọng và sự nhạm hiểm lại cũng lớn hơn. Một cá nhân nào đó hay một số người nào đó không thể bằng trí tuệ và sức mạnh của toàn dân. Nếu nói Nhà nước và quân đội là của nhân dân thì không thể nói một số người có thể thay thế trí tuệ sức mạnh của 80 triệu người? Vì thế thử thách lớn nhất là phải tạo ra sức mạnh đoàn kết của toàn dân trong đó phải nói cả đến sự tham gia của người Việt nam đang sống ở nước ngoài. Vấn đề tính dân chủ trong nhân dân cần phải được đề cao và nó đâu phải chỉ có từ các học thuyết sang tạo của chủ nghĩa Cộng sản mà nó đã có từ ngày đầu dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Thời Bà Trưng Bà Triệu các vị cũng phải có sự tham gia của các bộ tộc người Việt khắp nơi hưởng ứng tham gia và thời chống Pháp nếu không có sự đóng góp và hy sinh của các dân tộc anh em trên cả nước thì sao có thể tạo ra chiến thắng làm nên nhà nước Việt nam dân chủ Cộng hòa?
Việc đồng ý để các vị sư ra trụ trì chùa ở Trường sa hay dựng tượng lớn của Đức Thánh Trần tại đây, hoặc cho phép các đơn vị hay tập thể cá nhân ra thăm đảo biển là việc làm rất đáng quý nhưng chưa đủ mà nên cần được hiểu rằng đó chỉ mới là hình thức chứ chưa phải là những cơ hội để quần chúng nhân dân bày tỏ ý chí và nguyện vọng của mình, chưa thực sự hun đúc để tạo nên sức mạnh của toàn dân trong việc bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải đảo biển. Vấn đề bầy tỏ thái độ chống bành trướng của Trung quốc thời xưa và nay không thể gọi là vấn đề “nhạy cảm”, việc bảo vệ lãnh hải, biển đảo của Việt nam không phải là công việc riêng và nhiệm vụ của một số người mà phải hiểu đúng đó là giá trị của lòng yêu nước và truyền thống chống ngoại xâm của toàn thể nhân dân Việt nam. Như thế vấn đề tự do dân chủ vốn là tài sản quý báu của người dân mà Đảng và Nhà nước Việt nam chỉ là người cải thiện nó mà thôi qua hiến pháp mà quốc hội Việt nam đã kiết tập nên. Nó là xăng để làm bốc cao hơn lòng yêu nước thường trực trong mỗi người Việt nam. Điều này nên phải cần khuyến khích mọi người tham gia.
Điều quan trọng nữa là, muốn thu phục nhân tâm về một mối thì vấn đề quyền lợi chính đáng của nhân dân cần phải được tôn trọng và bảo vệ không thể đảo biển xa thì kêu gọi mọi người bỏ xương máu mồ hôi để giữ trong khi đất ruộng là tài sản và quyền lợi thiết thực của họ lại cứ để tự do cướp đoạt, lấn chiếm. Người xưa có câu: “ của nhà không giữ được sao giữ được của công?” Nếu ai đó tài sản của gia đình không giữ được mà đi giữ đất đai, đảo, biển của công thì chẳng khác nào “ ăn cơm nhà đi vác tù và hàng tổng?”
Đồng bào trong nước thì như thế, còn với Việt kiều ở nước ngoài thì việc đưa ra luật để họ có quyền đứng tên đất, nhà cửa ở Việt nam trên thực tế mới chỉ dừng trên giấy, còn thực tế chưa thành hiện thực. Đất bỏ tiền ra mua còn chẳng được chấp nhận chủ quyền thì đảo biển với họ nay đang sống ở nước ngoài hỏi còn có quan hệ gì để thu hút sự đóng góp trí tuệ công sức, tiền của cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, trước sự đe dọa của Trung quốc hiện nay? Người ta đang trông chờ cách nhìn xa trông rộng, có lý, có tình thu hút long người của những nhà lãnh đạo Việt nam hôm nay. Vì thế rất dễ hiểu là vì sao người dân cho rằng Hoa kỳ đã đưa vấn đề bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí cho Việt nam đi đôi với vấn đề cải thiện nhân quyền là điều có lý và đây chính là vấn đề mà phía Việt nam cần phải tháo gỡ.
Bên cạnh đó, quan hệ Việt nam với quốc tế cũng phải đa phương không thể chỉ dựa vào một bên nào. Ngay cả quan hệ với Nga nay cũng đã khác, vì Nga nay không phải là Liên xô, họ gắn bó với Trung quốc bẳng hàng trăm tỷ lợi ích kinh tế mỗi năm buôn bán đã đem lại nên không dại gì vì một Việt nam mà để mất nguồn lợi khổng lồ đó. Nếu cứ mua vũ khí của Nga đến khi cuộc chiến diễn ra, Trung quốc chỉ cần bỏ ra số lợi lớn là khiến chú gấu Bạch dương sẵn sàng khống bán vũ khí cho Việt nam nữa, máy bay, tầu chiến không còn đạn, không có phụ tùng thay thế thì sao đây? Bài học đã cho thấy ngay cả Ấn độ một người bạn bao năm gắn bó là vậy, nhung khi mối quan hệ kinh tế Trung Ấn phát triển mạnh, lợi nhuận mang về nhiều thì khi bị Trung quốc gây sức ép họ cũng đã bỏ cả việc thăm dò dầu khí tại biển Việt nam. Cho nên quan hệ Mỹ Việt càng phải được đề cao bên cạnh các quan hệ khác như Ấn Việt, Nhật Việt, Hàn Việt và cả với châu Âu. Cái chìa khóa vẫn là quan hệ Mỹ Việt. Vì sao? Vì ai cũng biết, ngày nay các đối tác kia đều nhìn vào thái độ và sự quan hệ của Mỹ với đối tác mà họ muốn nhắm đến và chỉ khi Mỹ gật đầu thì họ mới xuống bút mà thôi. Iran, Syri, Bắc Triều tiên và Miến điện đã là bài hộc cho vấn đề này. Vì thế người ta cho rằng đây có phảicơ hội cho quan hệ Mỹ Việt được nâng lên tầm cao mới? Quan hệ đó miễn là hai bên phải tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, bình đẳng và cùng có lợi như thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa qua đã nói trong cuộc gặp ngài Bộ trưởng quốc phòng Hoa kỳ tại Hà nội vừa qua.
Với Hoa kỳ thì vấn đề trước tiên họ phải tự cởi trói mình trước đã. Không ai khi muốn thực hiện quyền tự do hàng hải và ủng hộ các quốc gia đang kiên cường bảo vệ quyền lợi chủ quyền đảo biển của mình mà chính họ lại không lý vào hiệp ước quốc tế về chủ quyền lãnh hải và biển. Hoa kỳ cho đến nay vẫn chưa ký vào Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS), một bản hiệp ước quốc tế đã có hiệu lực từ năm 1994, với gần 200 nước tham gia, như vậy có khác chi từ loại mình ra khỏi cuộc chơi đúng như bà Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton vào hôm 23/5 tại buổi điều trần của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ: “Nếu không phê chuẩn UNCLOS, nước Mỹ sẽ bị yếu thế trong việc bênh vực các đồng minh trong tranh chấp Biển Đông”. Đây là tuyên bố của “UNCLOS sẽ cung cấp cho chúng ta cơ hội để nói mạnh về tự do trên biển và các quyền hàng hảiTrong phát biểu của mình, Ngoại trưởng Clinton nói rõ “sự kiện chúng ta không có tư cách của một bên thương thuyết đã làm suy yếu vị trí của chúng ta” trong các cuộc đàm phán ngoại giao. Đối với bà Clinton, các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên những vùng biển (bao quanh họ) đã vượt quá những gì được Công ước cho phép, và Mỹ cần hỗ trợ các nước bị các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh “đe dọa”. ”- Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, tướng Martin Dempsey phụ họa.
Lại nữa, Hoa kỳ cũng đã đến lúc phải xem đến việc xóa bỏ đạo luật cấm bán vũ khí cho Việt nam. Không người lính đồng minh nào cùng ra trận lại chỉ bị tước vũ khí của mình ra đi với hai bàn tay không? Một khi bạn muốn quan hệ thành tâm với ai bạn phải nên lắng nghe nguyện vọng chính đáng của họ. Vì thế người ta rất đồng tình với ý kiến của ông John Mc Cain một nghị sỹ rất có uy tín khi nói rằng: Mỹ cần phải xem xét dỡ bỏ luật cấm bán vũ khí cho Việt nam” và phải có trách nhiệm trong việc hàn gắn vết thương của chất độc mầu da cam mà Hoa kỳ đã gây ra cho hàng triệu người dân Việt nam, khiến họ và con cái họ phải đau đớn vì các di chứng trên thân thể của mình. Không có lý gì khi những quân nhân Mỹ rải chất độc này bị bệnh tật hành hạ đã được đền trả trong khi đó nhứng nạn nhân của chất độc khai quang đó lại không được bồi thường?
Một vấn đề quan trọng nữa là Hoa kỳ cũng phải chứng minh tính bền vững và sự chung thủy có trách nhiệm đối với những đồng minh đã sát cánh với mình vì những mục tiêu cao cả để gây lòng tin tuyệt đối của họ. Bài học Mỹ bỏ rơi chính thể Việt nam Cộng hòa hay bỏ rơi thậm chí lại là người đã xoá sổ SadanHoetsen một đồng mình rất thân một thuở của mình và nhiều quốc gia khác đã cùng Mỹ đứng chung trong chiến trận. Sự kiện Ai cập vừa qua cũng là một bài học mới nữa cho nên đó là một trong những lý do làm cho phía Việt nam chưa mạnh dạn dũng cảm muốn đưa quan hệ Mỹ Việt lên tầm cao mới như Hoa kỳ mong muốn? Vì thế, quan hệ đó mới chỉ ở tầm chiến lược mà không ở mức “đặc biệt” mà hai bên mong muốn. Tuy nhiên mọi người cũng phải thừa nhận rằng khi nhìn vào quan hệ Mỹ-Philipine hôm nay có thể đánh dấu sự thay đổi trong quan hệ quốc tế của Hoa kỳ? Hoa kỳ đã sát cánh và không bỏ rơi người bạn nghèo Philipine trước sự đe dọa lấn át của Trung quốc về chủ quyền đảo biển của mình và chắc chắn sự kiện này đang gây ấn tượng sâu sắc cho người Việt nam và thế giới hiện nay.
Người ta cho rằng quan hệ Mỹ Việt chỉ thực sự lớn mạnh đáp ứng những mong ước của hai phía, bảo vệ quyền lợi cỗi lõi về kinh tế và chủ quyền của mỗi nước chỉ khi mà bóng mây hoài nghi được xua tan. Mảnh đất của lòng tin sẽ khiến cho tình hữu nghị đâm hoa kết trái
Quan hệ Mỹ Việt đã bước sang một thời kỳ mới, khởi sắc, nhất là qua chuyến đi lịch sử của ngài Bộ trưởng quốc phòng Hoa kỳ Leon Panetta và điều này khiến Trung quốc đang rất tức giận và lo ngại. Họ đang đưa hàng đoàn tầu chiến ra biển để lo đối phó với 150 tầu chiến hùng hậu của hải quân Hoa kỳ đang tiến vào biển Đông. Những phát biểu đầy giận tức của Trung quốc mấy ngày qua khi Hoa kỳ tuyên bố đưa 60 % lực lượng hải quân trở lại Đông Nam Á đã làm cho họ sửng sốt là ăn ngủ không yên. Họ thừa biết phải 30 năm nữa mới có thể tiến kịp khoa học và sức mạnh của hải quân Mỹ. Dù kinh tế Hoa kỳ đang gặp thử thách rất lớn nhưng Trung quốc đã thuộc điều này: “ yếu trâu còn hơn khỏe bò” và trước sức mạnh hùng hậu của Hoa kỳ và thái độ cương quyết trở lại Đông Nam Á của mình cũng như mối quan hệ Mỹ Việt đang làm cho họ phải thâu đêm suốt sáng tìm cách đối phó mặc dù mồn vẫn còn nói cứng. Người ta đang chờ xem thế giới và khu vực này sẽ thay đổi ra sao khi mà Hoa kỳ lại hiện diện mạnh mẽ tại đây và quan hệ Mỹ Việt sẽ đi đến đâu trên bàn cờ rối rắm như thời sự nước Tầu?
Ngày 6 tháng 6 năm 2012.
© Nguyễn Hoàng Hà
© Đàn Chim Việt
No comments:
Post a Comment