Friday, January 20, 2012

“Công xã Paris” ở Ô Khảm đã chiến thắng



Tác giả: Maria Kruczkowska- Báo Wyborcza 18/01/2012 Đinh Minh Đạo dịch
Wukan (Ô Khảm), một làng làm nghề cá với 13 nghìn dân ở phía nam Trung Quốc hôm qua đã tổ chức chào mừng thắng lợi đầu tiên trong cuộc đấu tranh đòi thực thi luật pháp và bảo vệ quyền lợi của dân làng. Người lãnh đạo cuộc đấu tranh, 67 tuổi ông Lin Zuluan ( Lâm Tổ Luyến), thay vì phải đi tù, đã trở thành người đứng đầu tổ chức đảng cộng sản của địa phương.

Photo: AFP
Cuộc phản kháng đã nổ ra vào tháng 09 năm ngoái. Đứng đầu là một số người dân của làng, những người đã làm việc ở thành phố, nay trở về làng do tác động của cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu, các nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu của Trung Quốc phải đóng cửa. Nằm trong tỉnh Quảng Đông kề biển, Wukan ở trong tình trạng thật tồi tệ.
Yang Semao 44 tuổi, trở về nhà sau nhiều năm làm quản lý ở một xí nghiệp tại thành phố lớn Shenzhen, cách Hồng Kông chỉ 1 giờ đường ô tô.
- Khi trở về nhà, tôi đã nhận ra ngay tình hình rất xấu. Nhiều người dân đã mất hết đất, lạm phát đã làm họ mất hết số tiền dành dụm được lâu nay. Yang Semao nói với các nhà báo. Đi bên Yang Semao là Zhang 20 tuổi, người phụ trách đưa tin của cuộc phản kháng trên internet và Lin Zuluan, cũng mới trở về làng sau những năm làm việc ở thành phố.
Ba người trên đây đã thuyết phục dân làng, rằng chính quyền đã ăn cắp đất của họ, bán đến 80% đất canh tác cho những người kinh doanh bất động sản trị giá tới 110 triệu USD.
Wukan là một làng làm nghề cá, nhưng hiện nay chỉ còn một nửa duy trì nghề, dân làng còn lại sinh sống nhờ vào mảnh đất riêng ít ỏi.
Những nông dân bất bình đã tập trung đi đến trụ sở huyện Lufeng với những biểu ngữ phản đối. Tại Trung Quốc, những người biểu tình không được phép mang theo các khẩu hiệu. Nhưng Quảng Đông nằm cạnh Hồng Kông, nên các nhà báo, các bloger kéo đến nhanh chóng.
Đầu tháng 12 năm ngoái, chính quyền nóng lòng muốn giải quyết nhanh chóng vụ nổi dậy của dân làng bằng bạo lực. Công an dùng dùi cui giải tán dân làng, bắt bốn người lãnh đạo biểu tình đưa về trụ sở huyện. Ngày hôm sau, công an báo cho con gái của một trong những người bị bắt, cha cô đã chết trong đồn công an do bệnh tim. Nhưng dân làng thì tin chắc rằng, Xue Jinbo (Tiết Cẩm Ba) đã bị công an đánh chêt. Dân làng yêu cầu trả thi hài Xue Jinbo và thả hết những người bị bắt.
Đó là diễn biến ban đầu của sự kiện mà “New York Time” gọi là Công Xã Pari ở Wunka. Suốt 11 ngày, ngôi làng trở thành nơi tự do, tự quản ở Trung Quốc. Những người nông dân đuổi chính quyền ra khỏi làng, chặn các con đường vào làng và bắt đầu chống lại các đợt tấn công của công an. Họ thành lập cả trung tâm báo chí, phía trước có treo ảnh chúa Jesu và ảnh Đức Chúa Trời cùng với các thông cáo báo chí bằng hai thứ tiếng Anh và Trung Quốc.
-Chúng tôi không nổi loạn. Chúng tôi ủng hộ Đảng Cộng Sản. Chúng tôi yêu đất nước. Họ nói.
Đối với những người phương tây, những điều họ nói trên đây có vẻ không thành thật. Nhưng ở Trung Quốc, những điều hoang đường để ca ngợi hoàng đế và các tầng lớp quan chức được tiếp nhận như một thói quen đáng hoan nghênh. Những người nông dân cho rằng, vần đề của họ là tham nhũng và quan liêu của chính quyền địa phương, còn Bắc Kinh thì mong muốn tốt đẹp hơn, nhưng họ không biết gì về tinh hình thực tế ở địa phương.
Chính quyền bao vây muốn dân làng bị đói. Nhưng những người nông dân đã huy động số lương thực dự trữ để nấu cháo cung cấp cho những người tình nguyện giữ làng và cả các nhà báo. Họ quyết không đầu hàng.
Sau 11 ngày của vụ việc không tiền khoáng hậu, bí thư tỉnh ủy Quảng Đông Wang Yang (Uông Dương) đã mềm lòng, thay vì gửi những đơn vị vũ trang tấn công vào làng, ông cử phái viên đến để thương thuyết.
Chính quyền công nhận một số yêu sách của dân làng.
Chính quyền đã trao trả thi hài người chết để dân làng mai táng. Thả hết những người bị bắt, phía dân làng ra tuyên bố kết thúc cuộc chống đối. Hiện nay thôn trưởng mới sẽ tổ chức cuộc bầu cử chính quyền của Wukan. Ở Trung Quốc, bắt đầu từ đầu năm 80, các làng có quyền bầu cử trưởng thôn, nhưng phải dưới sự kiểm soát của đảng.
Câu hỏi được đặt ra: Chiến thắng đã mang lại những gì? Ruộng đất mà chính quyền đã lấy của nông dân sẽ được xử lý ra sao? Sự kiện Wukan có là tấm gương cho các địa phương khác noi theo? Nhưng câu hỏi bao quát nhất là, sự nhượng bộ của chính quyền là thay đổi về chính trị, hay đó chỉ là bước đi mang tính chiến thuật?
Dân làng sợ rằng, khi các nhà báo đi khỏi, những sức ép bắt đầu. Trên mạng internet đang có nguồn tin tức không hay, đó là phát biểu của người đại diện của chính quyền Quảng Đông, ông Zheng Yan Xionga. Ông trách những người dân Wukan rằng, thay vì tin tưởng vào chính quyền lại dựa vào các nhà báo. Ông bác bỏ sự kết tội đối với công an. Ông cũng phàn nàn rằng, những người dân quê ngày một có trình độ học vấn cao hơn và lãnh đạo họ rất khó khăn.
Warsaw, 18-01-2012
© Đàn Chim Việt (Bản tiếng Việt)



No comments:

Post a Comment