Bangkok - Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu chính quyền Việt Nam cần thả ngay lập tức bốn nhà vận động Công giáo bị cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước, và hủy bỏ mọi cáo trạng đối với họ. Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An dự kiến sẽ mở phiên tòa xử bốn người vào ngày 24 tháng Năm năm 2012.
Bốn người – Đậu Văn Dương, Trần Hữu Đức, Chu Mạnh Sơn và Hoàng Phong – thuộc cộng đồng Công giáo Vinh, tỉnh Nghệ An. Họ bị chính quyền bắt giữ với lý do được cho là phát tán truyền đơn ủng hộ dân chủ.
“Thật cực kỳ xấu hổ khi chính quyền Việt Nam đưa những nhà vận động Công giáo ra tòa xử và có thể sẽ kết án tù chỉ vì họ bày tỏ quan điểm và phát truyền đơn,” ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Qua việc truy tố bốn nhà vận động nói trên, chính quyền Việt Nam cho thấy họ rất coi thường tự do tôn giáo và tự do ngôn luận.”
Vigil Prayer for Catholic activists Chu Manh Son, Dau Van Duong, Hoang Phong and Tran Huu Duc at Thai Ha church in Hanoi on May 20, 2012 J.B Nguyen Huu Vinh
Trong quá khứ, bốn nhà vận động đã tham gia nhiều việc làm thiện nguyện, như vận động phụ nữ không nạo phá thai, hiến máu, và tình nguyện giúp trẻ mồ côi và các nạn nhân bị thiên tai. Chính quyền bắt giữ Đậu Văn Dương, 24 tuổi, đang là sinh viên trường Cao đẳng nghề Du lịch – Thương mại Nghệ An và người em họ Trần Hữu Đức, 24 tuổi, sinh viên trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt – Đức, Nghệ An vào ngày mồng 2 tháng Tám năm 2011. Hôm sau, chính quyền tiếp tục bắt Chu Mạnh Sơn, 23 tuổi, sinh viên trường Đại học Y khoa Vinh. Hoàng Phong, 25 tuổi, cựu sinh viên vừa tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, bị bắt ngày 29 tháng Mười Hai.
[clockwise from top left] Catholic activist Chu Manh Son; Catholic activist Dau Van Duong; Catholic activist Hoang Phong; Catholic activist Tran Huu Duc All photos © 2012 Thanh Nien Cong Giao
Chính quyền Việt Nam thường vận dụng Điều 88 bộ luật hình sự, “tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,” để tùy tiện bỏ tù những người viết blog, các nhà phê bình và vận động. Điều 88 quy định mức án từ 3 đến 20 năm tù cho các hành vi như “tuyên truyền,” “lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm,” hay “chiến tranh tâm lý” chống chính phủ.
Trong năm 2011, các tòa án Việt Nam đã áp dụng điều luật này để kết án ít nhất 10 người viết blog và vận động chỉ vì họ đã bày tỏ quan điểm của mình, trong đó có nhà hoạt động pháp lý Cù Huy Hà Vũ, các blogger Vi Đức Hồi, Lư Văn Bảy, Hồ Thị Bích Khương, Nguyễn Bá Đăng và nhiều người khác.
Tháng Ba năm 2012, Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An kết án hai nhà vận động Công giáo khác, là Võ Thị Thu Thủy và Nguyễn Văn Thanh, cũng theo Điều 88. Báo chí nhà nước đưa tin hai người có liên hệ vớiLinh mục Nguyễn Văn Lý, và bị cáo buộc đã phát tán truyền đơn chống nhà nước.Võ Thị Thu Thủy bị kết án năm năm tù và Nguyễn Văn Thanh bị ba năm tù.
Ba người viết blog nổi tiếng, Nguyễn Văn Hải (bút danh Điếu Cày), Phan Thanh Hải (bút danh Anhbasg) và Tạ Phong Tần, cũng bị truy tố theo Điều 88. Ba người đều là thành viên sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, ra đời vào tháng Chín năm 2007 với chủ trương thúc đẩy báo chí độc lập và tự do ngôn luận.
Có ít nhất 12 người viết blog và vận động khác cũng là người Công giáo, trong đó có những blogger nổi tiếng như Tạ Phong Tầnvà Lê Văn Sơn, cũng đang bị giam giữ chờ điều tra hoặc xét xử. Nhiều người trong số những người bị bắt giữ nói trên có liên quan đến Nhà thờ Thái Hà ở Hà Nội và Nhà thờ Kỳ Đồng ở Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Dòng Chúa Cứu thế. Trong năm qua, cả hai nhà thờ thường xuyên tổ chức các buổi cầu nguyện cho sự an toàn của những nhà vận động đang bị giam giữ. Ngày 20 tháng Năm vừa qua, nhà thờ Thái Hà đã tổ chức lễ cầu nguyện cho bốn nhà vận động sẽ bị xử vào ngày 24 tháng Năm tới.
“Điều 88 có tác dụng tương tự như cỗ máy cưa của pháp luật, được thiết kế để đốn hạ những người lên tiếng chất vấn hoặc phê phán chính phủ,” Robertson phát biểu. “Những nhà lãnh đạo Việt Nam cần hủy bỏ điều luật hà khắc này và lắng nghe người dân, thay vì bịt miệng và bỏ tù họ chỉ vì họ nghĩ khác mình.”
No comments:
Post a Comment