
Trần Khải - Hòa bình là ước mơ đẹp nhất của nhân loại. Nhưng khi chiến tranh kết thúc, không phải nền hòa bình nào cũng y hệt nhau. Do vậy, ngay cả tuổi trẻ sinh sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, những người sinh trong nền hòa bình và thống nhất của đất nước, cũng có những suy nghĩ độc lập với tuyên truyền của nhà nước Hà Nội.
Tất
nhiên, nếu bạn muốn đọc truyền thông lề phải thì dễ tìm và cũng quen
tai rồi: chỉ cần vào các trang web của báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân,
và nhiều trang tương tự ở Hà Nội. Nơi đó, các tiếng nói đều xuất phát từ
một dàn đồng ca vĩ đại. Nhưng rồi không phải ai cũng tin vào điều mình
được nghe, được đọc và được nhồi sọ. Duy có điều phải hiê:u những tiếng
nói dị biệt không có quyền xuất hiện trên các trang web lề phải như thế.
Một
tiếng nói lề trái là Đài phát thanh Chân Trời Mới trong ngày Thứ Ba, 4
Tháng Năm 2010, đã phát đi một số tiếng nói của giới trẻ nghĩ về ngày 30
tháng 4, sau 35 năm thống nhất. Trích một số đoạn như sau:
“Kim:
Nói chung là chẳng mấy ai quan tâm về ngày này. Bước sang câu hỏi thứ
nhì là “Sau 35 năm nhìn lại, VN và dân tộc chúng ta học được bài học
gì?”… Thì blogger Mẹ Nấm trả lời là: Có một bài học lớn không bao giờ
học được đó là : SỰ THA THỨ, và blogger Tarazx thì cho đó là 35 năm lãng
phí, hao mòn, và nhiều điều ngu xuẩn…
Thủy Tiên: bạn Tiến Nam từ Trong nước, đã gửi thư trả lời 3 câu hỏi như sau:
Ngày
30 tháng 4 đã mang đến cho Tiến Nam 1 cảm giác mất mát không phải do ý
nghĩa như nhà nước nói là sự giải phóng miền Nam mà là 1 sự mất mát
không đáng có của dân tộc Việt Nam. Đó là 1 cuộc nội chiến Nam Bắc đã
làm bao nhiêu máu xương đổ ra mà người được hưởng lợi không phải là dân
tộc Việt Nam…
Bài
học của dân tọc Việt Nam 35 năm nay thì mọi người đã biết là từ 1 hòn
ngọc Viễn Đông giờ Việt Nam thành 1 sọt rác của thế giới, họ chỉ coi
Việt Nam là 1 sọt rác.
Nhìn
về tương lai đất nước thì Tiến Nam nghĩ Việt Nam bây giờ muốn trở lại
vị thế đáng có của mình cần có sự thay đổi toàn diện để nhân tài được
trọng dụng; người xứng đáng được lãnh đạo đất nước. Không còn cảnh đảng
chỉ định; nhân dân bỏ phiếu…” (hết trích)
Trong
khi đó, trên trang web Dân Làm Báo, người viết Hoàng Thanh Trúc qua bài
nhan đề “Thưa cô – em cũng muốn tin nhưng không thể!” đã phóng tác từ
nội tâm một sinh viên năm 2 Khoa học Xã hội Nhân văn Sài Gòn có tên là
Lê Vũ Cát Đằng.
Bài
này độc đáo là để trả lời một cô giáo môn Sử sau khi cô nói về “đề tài
bài tham luận: ’37 mùa xuân Đại Thắng’ nói về ‘chiến công thần thánh’
của quân dân ta chống ‘đế quốc Mỹ xâm lược, cứu nước’…”
Chàng sinh viên năm thứ 2 qua trình bày của tác giả Hoàng Thanh Trúc đã viết:
“…Em
cũng nhớ, mình là người thứ tư, sau các bạn, vô tư ngập ngừng cười, nói
với Cô: “Chiến tranh với Mỹ là có thật, nhưng nếu nói đó là chống xâm
lược để cứu nước – thì không phải – thưa cô! em nghĩ như vậy…”
Thưa
Cô! Em tìm thấy trong tác phẩm dịch từ nguyên tác Nhật Bản “12 người
làm nên nước Nhật” của Giáo Sư Tiến Sĩ: Đặng Lương Mô (có thể Cô cũng
biết!) Viện sĩ Hàn Lâm Viện Khoa học New York, năm 1992. Ủy Ban Nhân Dân
TP. HCM khen thưởng kiều bào có công với đất nước, năm 2003.
Trong
danh sách “12 nhân vật mà người dân Nhật Bản tôn vinh” – 12 người đã
lập nên một nước Nhật hùng mạnh ngày nay, chúng ta lưu ý đến người mang
số 10 không phải là người Nhật: (1) Thái tử: Shotoku, (2) Chính khách:
Hikaru Genji, (3) Lý Thuyết Gia: Minamoto Yoritomo, (4) Anh Hùng: Oda
Nobunaga, (5) Kỹ sư: Ishida Mitsunari, (6) Nhà cải cách: Tokugawa
Yeyasu, (7) Triết Gia: Ishida Baigan, (8) Chính Khách: Okubo Toshimichi,
(9) Nhà tư bản học: Shibusawa Ei-ichi, (10) Thống Tướng Hoa kỳ: Douglas
MacArthur, (11) Giáo Sư lý thuyết gia: Ikeda Hayato, (12) Doanh Nhân:
Matsushita Konosuke.
Ông
ta, chính xác là Thống Tướng quân đội Mỹ. Thật không hề dễ dàng chút
nào cho gần hai trăm triệu con cháu ”Thái Dương thần nữ” phải nhìn nhận
một Tướng Lãnh khét tiếng của Mỹ, kẻ thù không đội chung trời của họ
trong Đệ II Thế chiến trên Thái Bình Dương và khắp các mặt trận Châu Á,
là Tư lệnh quân đội Mỹ chuẩn thuận văn bản đầu hàng của CP/Nhật Bản sau
đó đại diện cho LHQ và CP/Mỹ chiếm đóng Nhật Bản… trở thành một Anh
Hùng, ân nhân của Nhật Bản sau 2 quả bom nguyên tử của Mỹ cũng rơi trên
lãnh thổ nước này gây nên nhiều tang thương.
Phải
là người có nhiều công trạng thực tiễn mang lại một thành quả lớn lao
mà giá trị của nó bao hàm đặc tính rõ rệt của chân, thiện, mỹ trong một
nhân cách mà người Nhật ví như Anh Hùng (Anh hùng là bậc Chính Nhân Quân
Tử) để nhân dân Nhật công nhận, tri ân sánh ngang hàng với Thái Tử và
11 người con cháu ưu tú của “Thần Nữ Thái Dương”.
“Nhân
vô thập toàn” Thưa Cô! Tướng Mỹ Douglas MacArthur và quân đội của họ
không phải là không có nhược điểm, nhưng bù lại họ tạo ra rất nhiều ưu
điểm đôi khi vượt lên trên tập quán thông thường mà nhân danh những
người chiến thắng đã xử sự với kẻ chiến bại, khiến những nhược hay yếu
điểm không còn là đáng kể.
Cuối
Đệ II Thế chiến, ở Đông nam Châu Á, đạo quân Mỹ hùng mạnh chỉ huy bởi
Tướng MacArthur đã đánh bại và quét sạch quân phiệt Nhật khỏi Indonesia,
giải phóng Philippines, hỗ trợ bảo vệ cho Trung Hoa Dân Quốc tại đảo
Đài Loan, rồi thay mặt LHQ giải giới vũ khí chiếm đóng Nhật Bản, Sau đó
từ Nhật lại tiến qua giải phóng Cao Ly cứu Nam Hàn sắp bị CS Bắc Hàn
nuốt chửng. Nhưng thưa Cô! Quân Mỹ đổ máu xương giải phóng (đúng nghĩa
giải phóng) các quốc gia này nhưng hoàn toàn không có tham vọng 1cm2 đất
đai nào từ các lãnh thổ ấy. Vì sao vậy? Còn bên kia bán cầu, cũng đạo
quân Mỹ (xâm lược?) phối hợp với 2 (cựu đế quốc thực dân) Pháp và Anh
chiếm đóng, giải giới, quân phát xít Đức, toàn quyền định đoạt số phận
một nửa quốc gia Đức, nhưng sao họ không cùng nhau chia phần xâu xé Tây
Đức, mà ngược lại bảo trợ toàn diện (kẻ thù của họ ở đầu hôm) phát triển
vững mạnh trên cái nền tự do dân chủ đến nỗi cảm hóa được phần phía
Đông, giã từ CN/XH thống nhất quốc gia trong yên bình êm ái?
Thưa
cô! Lại càng không thể nào đó là bản chất của đế quốc xâm lược thực dân
(dù kiểu cũ hay mới) chỉ 6 năm (2/9/1945 – 28/4/1952) sau khi chiếm
đóng, nước Mỹ đã trả lại sự độc lập hoàn toàn cho Nhật Bản sớm hơn thời
gian trù bị, ngoài sự kỳ vọng của toàn dân Nhật và không hợp logic chút
nào khi hiện nay, 2012, chính Phủ và người dân Nhật vẫn còn đài thọ mọi
chi phí cho gần 40.000 binh sĩ Mỹ hiện diện trên đất nước mình vì sự an
toàn cho nền an ninh quốc gia, không ai vui vẻ trả tiền cho một đạo quân
có bản chất “xâm lược” ăn ngủ hơn 2/3 thế kỷ trên đất nước mình? Và đạo
quân “xâm lược” này chỉ đặt chân lên miền Nam VN, sau 20 năm có mặt tại
Hàn và Nhật Bản, hai quốc gia nhờ họ mà “màu mỡ” về kinh tế hơn hẳn
Việt Nam nhiều lần. Nhưng điều đáng để người Việt Nam suy ngẫm là quân
Mỹ có mặt nơi đó mà không màng đến “xâm lược” thì họ xâm lăng một Việt
Nam nghèo khó sau Pháp thuộc để làm gì? ngoài ý định cũng thông qua kế
hoạch Marshall giúp Việt Nam, cụ thể là miền Nam VN phát triển giàu mạnh
ổn định như Hàn Quốc, Nhật Bản hay Đài Loan?
Thưa
Cô! Làm sao biện minh? 45.000 quân “xâm lược” Mỹ vẫn hiện diện trên đất
Hàn Quốc, một quốc gia khủng hoảng lương thực trầm trọng không đủ cơm
gạo cho dân sau chiến tranh Nam Bắc nhưng hôm nay thì: nhiều báo chí ở
Việt Nam nói về đất nước này hay thường gọi là Kỳ tích sông Hàn hay
Huyền thoại sông Hàn.
Hàn
Quốc từ đống tro tàn của cuộc nội chiến Bắc Nam đã vương lên thành một
quốc gia phát triển hùng mạnh thịnh vượng hơn hẳn nửa kia ở phía Bắc
nghèo nàn lạc hậu. GDP cán mốc 1000 tỷ USD/năm cũng như nhiều tập đoàn
lớn nổi tiếng như SamSung, LG, Hyundai, Kia, Daewoo… Nhưng, thành tựu đó
họ có được là do đâu? ngoài sự lãnh đạo sáng suốt của các nguyên thủ
Hàn Quốc, thì sự hỗ trợ nhiệt tình như là một đồng minh của Mỹ trên tinh
thần kế hoạch Marshall là yếu tố quyết định…” (Hết trích, toàn văn đọc
ở: danlambaovn.blogspot.com)
Đó
là tiếng nói của tuổi trẻ thế hệ sinh sau 30-4-1975. Họ nói bằng những
sự kiện lịch sử, không dựa vào sự mơ hồ ngụy biện nào khác: rằng Nhật,
rằng Đức, rằng Nam Hàn… là những quôc gia cho thấy cuộc chiến đấu của
quân đội Mỹ hoàn toàn không phải là đế quôc xâm lược, giành đất, giành
biển… như Trung Quốc đang thực hiện với Việt Nam.
Hãy
nhìn ngay các gia đình cán bộ với làn sóng gửi con du học sang Mỹ… thì
biết. Tại sao lại bỏ trốn thiên đường xã hội chủ nghĩa VN? Đó là những
sự thật ai cũng thấy, cũng biết, nhưng báo nhà nước không được đăng tải.
Trần Khải
http://baotoquoc.com/2012/04/17/tu%E1%BB%95i-tr%E1%BA%BB-nghi-v%E1%BB%81-30-4/#more-37638
No comments:
Post a Comment