HANOI -- Hội nghị Trung ương 6 bế mạc, và mọi chuyện chỉ y như cũ... Ông Nguyễn Tấn Dũng trước Hội nghị được suy đoán là sẽ bị lột chức Thủ Tướng vì đã làm kinh tế VN suy kiệt trong khi thiết lập mạng lưới thân hữu gồm con cháu và đàn em để rút ruột tài nguyên quốc gia, nhưng kết cuộc vẫn giữ chuưc Thủ Tướng như cũ.
Bản tin RFI nói rằng, bế mạc Hội nghị Trung ương 6, nhưng không kỷ luật ai.
Bản tin kể, sau 15 ngày họp kín tại Hà Nội, ngày 15/10/2012, Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6 đảng Cộng sản Việt Nam đã bế mạc với bài phát biểu của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Điều được giới quan sát trong và ngoài nước quan tâm theo dõi là liệu tại Hội nghị Trung ương này, có ai bị kỷ luật về tội tham nhũng, lợi dụng chức quyền để cho người thân lũng đoạn kinh tế, tài chính… hay không ? Theo các nguồn tin khác nhau, chưa được kiểm chứng, thì nhân vật trung tâm bị kiểm điểm lần này là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Thế nhưng, Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định không kỷ luật Bộ Chính trị cũng như «một đồng chí trong Bộ Chính trị».
Từ ngữ «một đồng chí trong Bộ Chính trị» ở đây dường như là chỉ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Sau khi trình bày quá trình kiểm điểm, phê và tự phê trong Bộ Chính Trị, đối với từng ủy viên Bộ Chính trị, tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam cho biết là bộ Chính trị đã quyết định đưa vấn đề này ra xin ý kiến Ban Chấp hành Trung ương về hình thức kỷ luật.
Thế nhưng, vẫn theo lời ông Nguyễn Phú Trọng, xin trích : «Về việc đề nghị xem xét kỷ luật, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá».
RFI ghi nhận thêm: “Đối với giới quan sát, câu hỏi lớn nhất hiện nay là sau Hội nghị Trung ương 6, liệu quyền lực của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có bị giảm bớt đi hay không? Hay tình hình vẫn như cũ, vẫn chỉ là những kiểm điểm, nhận khuyết điểm và hứa khắc phục.”
Trên trang Basam đã trích lời nhà báo Huy Đức, tức Blogger Osin, bình luận: “Như tôi đã nói, ông Nguyễn Tấn Dũng ở lại không phải vì ông ấy mạnh mà vì ông ấy đầy tì vết để các thế lực giữ làm con tin, thả con tin rồi đâu còn cái để mà nắm, để mà chi phối quyền lực. Trung ương mà đủ đa số phiếu kỷ luật ông Dũng thì té ra chỉ có vài con sâu chứ đâu phải là một bầy sâu.”
Đài BBC sử dụng ngôn ngữ tượng hình và tượng thanh là nghẹn ngào để mô tả ông Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng.
BBC viết:
“Tổng Bí thư nghẹn ngào nhận lỗi (BBC). “Giọng người đứng đầu Đảng trở nên nghẹn ngào khi nói: Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận lỗi trước Ban Chấp hành Trung ương về những yếu kém, tồn tại trong công tác xây dựng Đảng, những suy thoái, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên như Nghị quyết Trung ương 4 đã nêu.”...”
Trong khi đó, trên Blog của nhà văn Phạm Viết Đào, người ký tên Hai Xe Ôm ghi rằng:
“Theo tin của dân xe ôm thì đêm quan là đêm vô cùng căng thẳng đối với ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Dũng phải suy nghĩ rất “quyết liệt” về việc có nên viết đơn từ chức hay không; suốt mấy ngày qua sau kết quả bỏ phiếu của BCHTW, con số khoảng 40 phiếu vẫn còn tín nhiệm ông Dũng trên 150 UVTW là xác thực theo thông tin của dân xe ôm; Sau đó trong BCT đã có 1 ủy viên đề nghị lấy thêm ý kiến một lần nữa cho chính xác nhưng “Cụ Tổng “ đã gạt đi…Do vậy nguồn tin về các tỷ số “lật bài“ khác con số này là con số hoang báo…
Theo dân xe ôm loan cho nhau thì: Những người có trách nhiệm đang “dỗ dành“ ông Nguyễn Tấn Dũng nên tự nguyện viết đơn từ chức hơn là việc sẽ bị xử lý mất trắng như trường hợp ông Nguyễn Hà Phan, như ông Trần Xuân Bách; thậm chí nếu ông không tự nguyện rút lui, con cái ông sẽ bị xem xét một cách sòng phẳng trước pháp luật…”
No comments:
Post a Comment