Jasmine “Cuộc sống là chuỗi vay – trả vay. Nhưng không phải mọi món nợ đều được đánh giá bằng tiền của. Chỉ những người cầm bút mới cảm thấy được rằng trong sáng tác họ đã thực sự vay mượn lớn lao đến nhường nào”.
Đây là lời cảm tạ của tác giả Verne E. Henderson được dịch giả Hồ Kim Chung dịch từ quyển sách “What’s Ethical in Business – Đạo đức trong kinh doanh”.
Mình nhận thấy lời cảm tạ này rất sâu sắc khi nói đến những món nợ ân tình. Đúng vậy, chỉ những người cầm bút mới hiểu họ đang nợ ai và vay mượn những gì để tạo nên nghiệp của mình.
Đối với làng báo họ đang vay mượn xã hội sự thật và nợ khán giả lòng tin yêu mến. Những người cầm bút như nhà báo Hoàng Khương dám dấn thân, lăn xả cùng với nghiệp ngoài công việc là mưu sinh, còn là trách nhiệm, là món nợ ân tình đạo đức với xã hội anh đang sống cùng, với gia đình tạo nên cuộc đời anh. Thế rồi cùng sự dấn thân ấy anh đánh đổi lại được gì khi đạo đức làng báo đã lung lay.
Những điều anh đã làm được đều bị chối bỏ khi anh dám phanh phui ra cái sự thật của hẳn một cơ chế. Những bài báo của anh mang tính thời sự rất sự thật một ngày phản pháo lại anh bằng chính cái đòn anh đánh vào những người dùng đồng tiền bôi bẩn đạo đức.
Đau hơn, uất ức hơn, ngôi nhà báo nơi anh kiếm cơm mưu sinh dùng quan điểm im lặng để lạnh lùng mà tuyên bố rằng đó là đạo đức. Chua xót thay.
Mình chưa hình dung được Chủ tịch nước sẽ xử ra sao khi nhận được lá đơn của cha anh Khương, nếu sự im lặng lại là vô tận kéo dài thì mặc nhiên là sự hỏa thiêu một mạng người trước tòa soạn báo Tuổi trẻ. Cha anh Khương cũng đang nợ ân tình đạo đức của con trai nên sẽ không ngần ngại tước đoạt mạng sống mình để đòi sự công bằng và lẽ phải cho anh.
Nếu nhỡ tất cả cùng thỏa hiệp im lặng, cha anh Khương sẽ tự thiêu, anh Khương vẫn cứ tù tội, thì tòa soạn Tuổi trẻ cũng chỉ bị gián đoạn giảm doanh thu trong một thời gian ngắn, lòng người có sôi sùng sục cũng chỉ uất ức thêm một thời gian nữa, rồi tất cả cũng lại lặng im cùng guồng quay của nó, chỉ còn lại anh Hoàng Khương và gia đình anh cùng những nhà báo chân chính gánh nỗi đau trần thế, nỗi sợ hãi của niềm tin.
Đạo đức, đạo đức và đạo đức, xã hội là thế ư khi đạo đức được vay và trả vay sòng phẳng như món nợ tiền?
No comments:
Post a Comment