Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh - Trong ngôn ngữ Việt Nam, chữ gián điệp đã có từ lâu, thế kỷ trước hay trước nữa. Nó bắt nguồn từ chữ “tình báo” (seng-po) của Tầu hay chữ “jô-hô” của Nhật.
Nhưng qua đến Thế kỷ 21 này, những từ ngữ trên bắt đầu lạc lõng. Khi nói gián điệp từ trên không, chúng ta đều biết đó là một chiếc phi cơ Anh ngữ gọi là “drone”, có nghĩa là phi cơ không người lái. Chính chiếc “drone” đã mang theo đủ mọi thứ máy móc tân kỳ nhất trong ngành Internet, nhận mệnh lệnh của chủ nó từ xa khoảng nửa vòng Trái Đất gửi đến bảo nó làm một nhân viên tình báo thông thạo từ việc chụp hình cho đến thâu băng tất cả các làn sóng điện từ của nước bị nó do thám gửi đi hay nhận đuợc.
Nhưng qua đến Thế kỷ 21 này, những từ ngữ trên bắt đầu lạc lõng. Khi nói gián điệp từ trên không, chúng ta đều biết đó là một chiếc phi cơ Anh ngữ gọi là “drone”, có nghĩa là phi cơ không người lái. Chính chiếc “drone” đã mang theo đủ mọi thứ máy móc tân kỳ nhất trong ngành Internet, nhận mệnh lệnh của chủ nó từ xa khoảng nửa vòng Trái Đất gửi đến bảo nó làm một nhân viên tình báo thông thạo từ việc chụp hình cho đến thâu băng tất cả các làn sóng điện từ của nước bị nó do thám gửi đi hay nhận đuợc.
Tai họa đã đến với anh “drone” này của Mỹ khi nó bay đến Iran (Ba Tư) để làm công tác điệp viên trên không. Nó đã bị cao xạ Iran bắn rớt và không bể vỡ, chỉ gẫy cánh, còn lại thân hình và máy móc tinh vi của nó vẫn như nguyên vẹn để phản lại chủ nó. Phản cái gì vậy? Khác với một ông gián điệp người thật, vị “drone” này đã khai hết đủ mọi chuyện, kể cả bộc lộ những máy móc bí mật nhất chỉ vì nó không phải là người mà là máy. Nếu là điệp viên người thật, Iran dù có tra khảo đến chết, điệp viên người vẫn không chịu tiết lộ một bí mật nào hết. Trái lại máy là máy, nó không có lòng trung nghĩa như người.
Iran đã chụp hình chiếc “drone” và đưa lên Internet để cho thế giới thấy nó còn nguyên vẹn đến độ nào. Đến tình trạng này, một cựu giới chức Mỹ đã phải nhìn nhận với hãng AP chiếc “drone” đó có tên là RQ-170 Sentinel, được dùng để dò tìm khả năng về hạt nhân và bom của Iran. Trong khi đó các giới chức quân sự Mỹ nói đã mất sự kiểm soát một chiếc “drone” từ đầu tuần trước.
Các giới chức Iran đã mau lẹ xác nhận lực lượng quân sự của họ bắn hạ Sentinel với cuộc tấn công bằng điện tử. Nhưng các giới chức Mỹ đã gạt bỏ thẳng tay mọi điều cho rằng hoạt động về cyber (liên lạc trên mạng lưới) đã làm chiếc “drone” bị hạ. Giới chức này không chịu tiết lộ danh tính, ông ta nói không thể tiết lộ điều gì về các chương trình bí mật của chính phủ.
Sự thật mọi người đều biết từ lâu Mỹ nghi ngờ Iran có dã tâm chế tạo bom nguyên tử hay khinh khí để làm bá chủ Trung Đông. Vì sự nghi ngờ đó trong nhiều năm qua từ một căn cứ quân sự Mỹ ở Afghanistan và từ một số căn cứ khác trong vùng Trung Đông hoặc xa hơn, Mỹ đã thực hiện chương trình dò tìm như vậy.
Bất luận mục tiêu hay phương pháp gián diệp của Mỹ như thế nào, vụ Iran bắn hạ được chiếc “drone” của Mỹ có thể đưa đến những hậu quả rất tai hại cho tình hình thế giới và sự an toàn của Mỹ. Bởi vì với những bí mật có trong tay của các máy móc hay dụng cụ điện tử kỳ diệu nhất về truyền tin trên Internet hoặc trong việc chế tạo những loại vũ khí tối tân cho chiến tranh, Iran có thể chia sẻ hay gạ bán những bí mật đó cho Trung Quốc và Nga.
Tình hình thế giới vào 10 năm đầu của Thế kỷ 21 đã cho thấy không có siêu cường nào mạnh như Mỹ hiện nay. Đệ nhị Thế chiến chấm dứt vào giữa Thế kỷ 20 đã làm bộ mặt thế giới hoàn toàn thay đổi. Dù vậy các giới chức Mỹ vẫn quan tâm đến vấn đề tình báo trên toàn thế giới sau vụ “drone” bị Iran bắn hạ
Theo một nguồn tin khoa học tuần này của Popular Science, các kỹ sư Mỹ đang tìm cách làm cho những phi đạn,phi cơ bay trên trời,cả tiềm thủy đĩnh dưới biển có sứ mạng tình báo sẽ biến đi mất tiêu, không một loại radar nào tối tân đến đâu cũng không thể dò tìm thấy các phương tiện gián điệp như trên, nói theo giọng tiểu thuyết đó là các loại máy biết tàng hình.
Mỹ đã có một loại oanh tạc cơ tàng hình 19 chiếc gọi là B2 trong 15 năm qua. Bây giờ thay vì oanh tạc cơ Mỹ có thể chế tạo phi cơ gián điệp thật dễ dàng. Kỹ thuật chính yếu của các loại phi cơ tàng hình này là có một loại sơn tối tân sơn quét vỏ ngoài để không có một loại radar nào dù tinh vi đến đâu cũng không dò thấy.
Chuyện gián điệp từ không trung bắt đầu trở thành chuyện khôi hài. Chuyện không thể có chăng? Chúng tôi thiết nghĩ chúng ta mới qua được đến năm thứ 12 của Thế kỷ 21. Con đường còn dài, nhưng không bao giờ là cửa ngõ cụt của loài người trên Trái Đất này.
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-349_4-184607_15-2/
No comments:
Post a Comment