TS NGUYỄN PHÚC LIÊN - TT.SARKOZY ĐƯA RA TIỀN ĐỀ CHO CHE CHỞ MẬU DỊCH
Sáng 08.12.2011, tại Hội nghị Đảng Nhân dân Âu châu tại Marseille, trong bài diễn văn mở đầu Hội nghị, TT.Sarkozy nói rõ rệt rằng chúng ta không chủ trương Che Chở Mậu Dịch, nhưng mậu dịch quốc tế phải có sự đối xử đồng đều những điều kiện ấn định cho hàng hóa tương giao. Những điều kiện mà chúng ta ấn định cho hàng hóa sản xuất nội địa cũng phải áp dụng cho những hàng hóa nhập cảng vào.
Lời tuyên bố của TT.Sarkozy nhằm chính yếu hàng hóa Trung quốc. Đây là Tiền đề để Liên Au đưa ra những kiểm soát hàng hóa nước ngoài, nhất là Trung quốc. Thực vậy, đó là Tiền đề để Liên Au đưa ra những Biện pháp Không giá biểu (Mesures Non-tarifaires) như lý do Vệ sinh, Lý do Kỹ thuật, Lý do Ngoại hối, Lý do Hành chánh…, để ngăn chặn hàng Trung quốc chính yếu. Những Biện Pháp Không Giá biểu (Mesures Non-tarifaires) được quyền đưa ra từ mỗi nước hay từ mỗi khối mà không vi phạm đến những Điều khoản của Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO/OMC).
TQ XUẤT CẢNG SANG ÂU MỸ BỊ SÚT GIẢM NGHIÊM TRỌNG
BẮC KINH – Bộ thương mại Trung Quốc loan báo: các hoạt động xuất cảng bị thử thách nghiêm trọng do khó khăn kinh tế tại các thị trường chính ở phương tây.
Các số liệu sẽ công bố đầy đủ vào ngày Thứ Bảy này sẽ phô bày sự giảm chậm đáng kể xuất cảng trong Tháng 11.
Doanh thu bán hàng sang châu Âu và Bắc Mỹ thường chiếm 40% tổng giá trị giá xuất cảng khó hồi phục trong năm tới.
Xuất cảng sang Liên Âu giảm 9% trong Tháng 10 so với năm trước. Kinh tế gia Michael Pettis, dạy trường đại học Bắc Kinh, nói: Trung Quốc quan ngại nhiều về nhu cầu sút giảm tại thế giới phát triển, đặc biệt là Tây Âu, trong khi vẫn lệ thuộc vào xuất cảng.Từ Khủng hoảng 2008 và nhất là Khủng hoảng 211, chúng tôi đã tiên đoán về hậu quả này lên Trung quốc, một chủ trương kinh tế nhằm hoàn toàn vào xuất cảng để ăn xổi ở thì. Không tăng Mãi lức cho dân chúng quốc nội để độc lập về Kinh tế. Bây giờ thì đã muộn. Nhưng nếu tăng Mãi lực cho dân chúng, thì lại sợ Chính trị độc tài bị lung lay, tan vỡ. Đó là lưỡng nan bí lối Chính trị-Kinh tế của Trung quốc vậy.
TRỤC PHÁP-ĐỨC KHÔNG BẮT ÉP ĐƯỢC ANH QUỐC
Họp Thượng đỉnh Liên Âu bắt đầu từ chiều tối hôm qua 08.012.2011. Những cuộc thảo luận xẩy ra suốt đêm và sáng 09.12.2011 hôm nay, 27 nước Liên Au lấy biểu quyết. Trục Pháp (Sarkozy)-Đức (Merkel) muốn lấy biểu quyết cho Khế ước mới Liên Au với với những Điều khoản thêm vào như:
- Quyền quản trị liên quốc gia về Kinh tế, Tài chánh
- Điều kiện trừng phạt những Hội viên
- Can thiệu vào điều hành Tài chánh, Ngân Hàng để đi đến can thiệp vào Tài chánh Thế giới
Nhưng Anh quốc và Hung Gia Lợi đã dứt khoát từ chối Khế ước mới này đề nghị bởi Trục Pháp-Đức. Hai nước Tiệp Khắc và Thụy Điển không dứt khoát từ chối, nhưng yêu cầu có thời gian xét lại cho kỹ. Như vậy việc chấp nhân Khế ước mới chỉ còn 23 nước, chứ không phải 27. Thủ tướng Anh lên diễn đàn tuyên bố rằng động chặm đến Tự do Ngân Hàng/Tài chánh là tự sát. Tổng thống Pháp cũng lên diễn đàn than rằng rất tiếc cho việc từ chối của Anh quốc vì như vậy chúng ta không tiến tới được chủ trương nhà nước can thiệp vào điều hành Tài chánh/Ngân Hàng ở tầm vóc Thế giới.
Xin nhắc lại rằng Khủng hoảng Vùng Euro liên hệ đến đồng tiền Euro khác với Khủng hoảng Liên Au. Anh quốc vẫn sử dụng đồng Bảng Anh mà không thuộc vào Vùng Euro. Thêm vào đó, Luân Đông vốn là Trung tâm Tài chánh với những Ngân Hàng lớn liên hệ đến khối Liên Hiệp Anh, đến Trung Đông và nhất là hệ thống Tài chánh/Ngân Hàng Hoa kỳ. Vì vậy Trục Pháp-Đức khó lòng đặt những kiểm soát Tài chánh/Ngân Hàng với tham vọng cho Thế giới.
Ngoài ra một số nước vẫn còn nghĩ rằng dấu vết NAPOLEON (Pháp) và HITLER (Đức) vẫn còn lảng vảng.
VAI TRÒ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ÂU CHÂU ĐƯỢC TĂNG CƯỜNG
Hôm qua, 08.12.2011, Chủ tịch Ngân Hàng Trung ương Âu châu, Giáo sư Tiến sĩ Mario DRAGHI, gốc Ý-đại-lợi, tuyên bố hạ Lãi suất chỉ đạo từ 1.25% xuống 1.00%. Đây là biện pháp trợ lực cho giới Ngân Hàng và khuyến khích các Xí nghiệp đầu tư.
Trong Hội nghị Thượng đỉnh Liên Au, Chủ tịch Mario DRAGHI cực lực đấu tranh cho vai trò Ngân Hàng Trung ương trong việc ổn định Tài chánh Liên Au. Đây là điểm mà nước Đức thường chống lại. Nhưng sáng nay, Hội nghị Thượng đỉnh đã chấp thuận cho Ngân Hàng Trung ương giữ vai trò ổn định ấy với ngân khoản là Euro.500 tỉ. Như vậy Ngân Hàng Trung ương Âu châu có thể giữ vai trò mà Trục Pháp-Đức khó đặt những điều kiện can thiệp mỗi lúc can đến.
ĐẤU TRANH CHO NHÂN QUYỀN CẦN QUYỀN LỢI TÀI CHÁNH LÀM ÁP LỰC
Bản Tin ngày hôm 06.12.2011 của AFP từ Hà Nội viết như sau:
“HANOI, 6 déc 2011 (AFP) – Le Vietnam doit accélérer la restructuration de son économie et améliorer la situation des droits de l’Homme, qui freine son développement à long terme, ont estimé les bailleurs de fonds internationaux, réunis mardi à Hanoi “. (NÀ NỘI, 06.12.2011 (AFP) – Việt Nam phải đẩy mạnh việc tái cấu trúc Kinh tế và phải cải thiện tình trạng Nhân quyền đang kìm hãm việc phát triển lâu dài, những nhà cho vay vốn quốc tế họp tại Hà Nội thẩm định như vậy.)
Những nhà tài trợ quốc tế gắn liền vấn đề Kinh tế và Nhân quyền : «accélérer la restructuration de son économie et améliorer la situation des droits de l’Homme « (tái cấu trúc Kinh tế và phải cải thiện tình trạng Nhân quyền).
Thực vậy, nếu chúng ta chỉ hô hào đòi hỏi Nhân Quyền suông, thì những kẻ độc tài bỏ ngoài tai. Phải có cái mồi nhử cho họ rằng nếu những điều kiện thực hiện Nhân Quyền không có, thì không cho những kẻ độc tài có quyền lợi Tiền bạc. Những nhà tài trợ quốc tế đưa ra cho Việt Nam cái mồi USD.7.4 tỉ cho năm 2012 để tái cấu trúc Kinh tế và yêu cầu Ha Nội phải thực hiện Nhân quyền.
Đối với Hiệp Hội Tự do Mậu dịch vùng Xuyên Thái Bình dương, Hoa kỳ sẵn sàn để Trung quốc gia nhập để hưởng quyền lợi Kinh tế/Thương mại, nhưng với điều kiện phải có nền Kinh tế TÔN TRỌNG NHÂN QUYỀN. Trước đó, Vùng Euro từ chối sự cứu giúp của Trung quốc để đặt đầu cầu xuất cảng vì Vùng Euro lấy lý do nền Kinh tế Trung quốc chưa phải là Kinh tế Tự do Thị trường tôn trong Tự do Kinh doanh và nhất là tôn trọng Nhân quyền đối với Lao động.
Trở lại trường hợp Việt Nam, không thể lấy USD.7.4 tỉ để tái cấu trúc Kinh tế trong Cơ chế Kinh tế gọi là «Tự do Thị trường định hướng XHCN«, nghĩa là vẫn giữ Môi trường Chính trị-Luật pháp ĐỘC TÀI. Chính vì vậy mà chúng tôi đã viết bài điều kiện tiên quyết để nhận tiền tái cấu trúc Kinh tế là phải dứt bỏ Cơ chế CSVN độc tài hiện hành. Nếu không có MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ-LUẬT PHÁP DÂN CHỦ PHÙ HỢP thực sự, nghĩa là có NHÂN QUYỀN, thì việc tái cấu trúc Kinh tế của CSVN chỉ là giả dối.
Xin Phong trào đấu tranh cho NHÂN QUYỀN gắn liền Nhân quyền với Quyền lợi Kinh tế/Tài chánh, chứ đừng chỉ kêu gọi suông hai chữ Nhân quyền.
TS. Nguyễn Phúc Liên
Geneva, 09.12.2011
Web: http://VietTUDAN.net
No comments:
Post a Comment