VietTuSaigon - Gần đây, chỉ cần vào Google gõ cụm câu:“Sai
thì phải sửa, làm 10 việc tốt cũng có thể có một việc sai. Nếu cách
chức hết thì lấy ai làm việc. Cứ nói theo quy định của pháp luật, nhưng
pháp luật cũng có cái đạo, cứ dẹp đi là bầu không kịp” thì sẽ thấy
“tuyên ngôn sáng ngời” của ông Nguyễn Sinh Hùng – một chóp bu đương thời
của Việt Nam, trong bộ tứ “Hùng – Dũng – Sang – Trọng”.
Câu này được nhiều người so sánh với câu nói bất hủ của cựu Thủ tướng thời Việt Nam Cộng hòa, Trần Văn Hương:“Trị hết tham nhũng thì lấy ai mà làm việc”.
Cái tỷ lệ mà ông Hùng đưa ra rất chi là ngoạn mục: làm 10 việc tốt có một việc sai.
Điều này giúp liên ta liên tưởng đến những con số cũng không kém khác mà ông từng đưa ra:“GDP
năm nay của Việt Nam tuy chỉ có 106 tỷ USD, nhưng đến 2020 sẽ tăng lên
300 tỷ USD và năm 2030 là 700 tỷ, đến 2040 ước đoán cỡ 1,2 - 1,4 nghìn
tỷ USD. Đến 2050, khi hoàn thành toàn tuyến, con số đó dự kiến sẽ tăng
gấp đôi”.
“Thu
nhập bình quân đầu người hiện nay là 1.200 USD, nhưng với tốc độ tăng
trưởng kinh tế tương lai thì đến 2020 sẽ là 3.000 USD, và lần lượt tăng
lên mức 6.000, rồi 12.000 và sẽ đạt 20.000 vào năm 2050”. (Câu này cũng dễ dàng nhìn thấy xuất xứ trên Google)
Khoan
hãy bàn đến việc làm thế nào để đưa ra được con số (vốn sinh tử) này,
từ cảm tính cá nhân, hay từ một nghiên cứu khoa học nào đó.
Mà chúng ta hãy để ý đến cái tỷ lệ: 10 đúng 1 sai.
Có
thật là 10 đúng 1 sai không? Hay 10 đúng thì cũng có 10 cái sai tương
tự? Thậm chí sai đúng khó phân định, nhiều khi sai nhiều hơn đúng? Đã là
cảm tính suy luận thì kiểu nào cũng được.
Nhưng
ở đây, xin giả dụ cái tỷ lệ 10 đúng 1 sai này là hoàn toàn đúng. Thì
câu hỏi đặt ra là: mỗi năm các vị chóp bu này làm được bao nhiêu việc
tốt, việc đúng?
Thật
là nghịch lý, khi mà người dân luôn trông chờ giới chóp bu của mình
phải đúng và tốt, thì ở đây phải làm ngược lại. Bởi nếu chóp bu mỗi năm,
hay mỗi nhiệm kì làm được 1.000 việc tốt, thì theo tỷ lệ này, người dân
phải gánh thêm 100 việc sai.
Mà
cái tốt bổ ích cho người dân ở đâu không thấy, trong khi cái xấu cái
sai thì cứ lù lù ra đó, gây thiệt hại vô chừng. Vụ thua lổ của Vinashin
hay việc tổ chức phung phí lễ hội 1.000 năm Thăng Long là một minh chứng
nhãn tiền, chỉ cần một việc sai như vậy, người dân phải bù lổ với việc
còng lưng đóng thuế.
Vậy
thì bên cạnh 1 việc sai như Vinashin, 10 việc tốt của giới chóp bu là
gì? Và liệu 10 việc tốt ấy, nếu có, nó có cứu vãn hay là cán cân với
việc sai kia không?
Nhìn
rộng ra, khi một vị Phó Thủ tướng (bây giờ là Chủ tịch Quốc hội) có thể
hành xử kiểu: 10 đúng 1 sai, thì các chóp bu khác có được thụ hưởng tỷ
lệ vàng này không? Đương nhiên là được, vì quyền lực được phân bổ, nên
mỗi vị sẽ sai đúng trong khu vực quyền lực của mình. Tuy không thể hiện
trực tiếp, nhưng họ được âm thầm cho thấy trong khu vực quyền lực riêng,
mỗi người gần như bất khả xâm phạm. Bởi, Bộ Chính trị có bao nhiêu
người thì ở đó có bấy nhiên gia trang quyền lực riêng. Tuy vậy, phe cánh
vẫn được thể hiện, nên ngoài quyền lực riêng, họ còn chia ra vài ba
nhóm quyền lực chung, nên ngoài các gia trang riêng, họ còn có các gia
trang chung, mà chuyện sai đúng trong mỗi gia trang thiệt khó phân xử.
Kết
quả của điều này càng cho thấy cái tỷ lệ mà ông Hùng đưa ra thật là
ngoạn mục. Bởi, cùng trong Bộ Chính trị với nhau, nếu quyền lực giáo dục
sai (mà thường là sai, đã quá rõ) thì quyền lực kinh tế hay các quyền
lực khác có can thiệp hay can gián được không? gần như không. Bởi, như
đã nói, ngoài thế giới quyền lực riêng, họ còn có các phe cánh quyền lực
chung che chở, đâu dễ gì lên tiếng về nhau.
Chính
vì vậy, khi mà chóp bu có một việc sai và được sửa sai trong “êm đềm”,
thì các hệ thống quyền lực trực thuộc cũng sẽ “noi gương” để sai theo.
Bởi, trong hệ thống lãnh đạo nhà nước độc quyền, làm đúng dễ có lợi cho
dân, trong khi làm sai, thì chắc chắn chỉ có lợi cho riêng bộ máy cầm
quyền hiện tại. Quan nhất thời (một vài nhiệm kì), nên sai mà không xử,
tội gì không làm; cái khổ chỉ là ở “dân vạn đại”.
Năm
2006, khi Việt Nam rục rịch chuyện tinh giảm biên chế, ông Đặng Như Lợi
(Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội) cho biết: “Hiện
nay, công nhân viên chức hành chính sự nghiệp có khoảng 1.779.000
người, trong đó cán bộ công chức hành chính quản lý nhà nước, gồm Đảng,
mặt trận, các tổ chức đoàn thể, kể cả cấp xã là khoảng gần 544.000
người. Số còn lại là các đơn vị sự nghiệp, gồm giáo dục, y tế, nghiên
cứu khoa học... Dân số của ta 84 triệu dân, bộ máy gồm 544.000 người thì
có gọi là cồng kềnh không?”
Gần
1,8 triệu nhân sự (số liệu năm 2006), nếu hưởng ứng theo lời kêu gọi
của chóp bu, cứ làm 10 việc tốt thì có thể làm 1 việc sai, việc xấu? Thì
mỗi năm chúng ta có bao nhiêu việc xấu, việc sai?
Giả
dụ một con số khiêm nhường và lý tưởng, mỗi năm mỗi nhân sự nhà nước
chỉ làm một việc sai, thì Việt Nam có khoảng 2 triệu việc sai. Dân số
gần 90 triệu, chia bình quân, thì 45 người phải gánh một việc sai.
Tôi
không biết ngoài xã hội có đúng với con số thuần túy tính toán này
không, chứ bây giờ mà tìm một người dân không chịu tác động từ một việc
sai của bộ máy nhà nước, thì e đỏ con mắt, vì quá khó.
Cái
sai hiện diện nhiều đến mức mà người dân không còn tin và không còn
nhìn thấy cái đúng ở đâu nữa. Vì sợ “bầu không kịp” (như lời ông Hùng),
nên cái sai được ủng hộ để mà sai, hoặc cứ lấy đúng bù sai, nên việc sai
vẫn cứ là miên viễn.
Cho
nên, nhìn dưới góc độ “triết lý”, lời nói của ông Nguyễn Sinh Hùng thật
sâu sắc, đầy thời sự tính, nó đúng như câu mà cổ nhân đã đúc kết:
“Thượng bất chính, hạ tất loạn”.
No comments:
Post a Comment