Bằng
một sự “phân chia” nguy hiểm, họ đã tự xếp các trang web, blog phản
động cũng là một lực lượng báo chí. Bằng hình ảnh ẩn dụ “lề trái và lề
phải”, họ cho rằng, lực lượng này đối lập hoàn toàn với hệ thống báo chí
Việt Nam và đang tiến hành một “cuộc chiến tranh thông tin” theo kiểu
“du kích”... Nghe cũng có lý hở các bạn trong thôn? Mời đọc... rác tiếp.
"Báo chí lề trái" hay là “rác rưởi" trên internet?
QĐND
- Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 18-7-2011 đăng bài “Vô tình phát tán
luồng gió độc”, phản ánh việc một số blogger để blog của mình thành nơi
gây hại cho xã hội. Sau khi báo đăng, xuất hiện một số phản hồi chẳng
những không phản biện được vấn đề tác giả nêu mà còn xuyên tạc, bao biện
bằng cách tự “tấn phong” các blog đó là “báo chí lề trái”. Vậy thực
chất cái gọi là “báo chí lề trái” mà họ thường rêu rao gần đây là gì?
Bằng
một sự “phân chia” nguy hiểm, họ đã tự xếp các trang web, blog phản
động cũng là một lực lượng báo chí. Bằng hình ảnh ẩn dụ “lề trái và lề
phải”, họ cho rằng, lực lượng này đối lập hoàn toàn với hệ thống báo chí
Việt Nam và đang tiến hành một “cuộc chiến tranh thông tin” theo kiểu
“du kích”. Bằng giọng điệu đầy thù hận, họ đòi phải viết lại lịch sử báo
chí Việt Nam đầu thế kỷ 21 để ghi công trạng của những trang “lề trái”
này. Bằng lập luận giả dối để đánh lừa dư luận, họ coi báo chí chính
thống không còn đáng tin cậy, báo “lề trái” như những “chiến sĩ xung
kích”, là “tiếng sét giữa trời quang”, là “kênh thông tin trung lập,
trung thực nhất, chuẩn xác nhất”...
Với
sự phát triển của công nghệ thông tin, mặc dù nhiều blog hiện nay tích
hợp nhiều chức năng, trình bày không khác một tờ báo điện tử, nhưng “cái
áo không làm nên ông thầy tu”. Luật Báo chí nước ta nêu rõ: “Báo chí ở
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin đại
chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ
chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân
dân”. Luật pháp Việt Nam hiện chưa cho phép báo chí tư nhân. Các trang
web, blog nói trên cũng không phải là cơ quan ngôn luận của một đoàn
thể, lực lượng xã hội nào ở Việt Nam, không được pháp luật thừa nhận thì
không thể coi là hoạt động báo chí ở Việt Nam.
Gần
đây, một số trang web cá nhân, blog do vi phạm pháp luật đã bị xử
lý. Hầu hết các thông tin họ thu thập và đưa lên blog của mình đều gắn
với tư tưởng bất mãn, giọng điệu hằn học. Không ít thông tin nhằm
mục đích tuyên truyền chống phá Nhà nước. Khi bị xử lý theo pháp luật,
họ bù lu, bù loa kêu rằng Việt Nam "bóp nghẹt tự do báo chí", "tự do
ngôn luận". Họ kêu toáng lên như vậy mặc dù họ thừa biết rằng, ở Việt
Nam không ai bị hạn chế trong việc lập blog và thông tin cho báo chí.
Bất kỳ ai có nhu cầu sử dụng blog cũng như đưa tin cho báo chí đều có
thể thực hiện hết sức dễ dàng. Còn với các cơ quan báo chí, hiện các tờ
báo in và điện tử, cũng như các báo nói, báo hình hằng ngày, hằng giờ
đều tiếp nhận thông tin của người dân, cộng tác viên qua rất nhiều kênh:
Thư từ, điện thoại, email, fax, gặp gỡ trực tiếp... "Kẻ tung, người
hứng", một số tổ chức quốc tế lại lên tiếng bảo vệ những blogger vi phạm
pháp luật, lên án Việt Nam ứng xử thô bạo với blogger...
Ở
bất kỳ quốc gia nào trên thế giới này, không ai có thể nhân danh tự do
ngôn luận mà đưa thông tin xấu độc, gây hại cho xã hội và cộng đồng.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, người luôn kêu gọi tự do internet trên
thế giới, cũng từng nói: “Hiện nay chúng tôi nhận ra rằng việc mở rộng
internet có những thách thức. Việc này cần đến những luật chơi căn bản
nhất để chống lại những việc làm sai trái và có hại. Những lời lẽ thù
hận và phỉ báng có thể làm căng thẳng, gây chia rẽ và đưa đến xung đột.
Trên mạng, sức mạnh này lại được nhân lên gấp bội. Chiếu theo luật lệ
quốc gia và những cam kết quốc tế, Hoa Kỳ có đặt ra một số giới hạn
trong vấn đề phát biểu”. Hoa Kỳ là nước phát triển với trình độ tổ chức
xã hội cao còn có quan điểm như vậy thì với một nước đang phát triển như
Việt Nam, không thể không áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ
lợi ích cộng đồng, lợi ích quốc gia. Luật Báo chí ở Việt Nam không hạn
chế quyền tự do thông tin của người dân, nhưng những thông tin gây hại
cho cộng đồng thì sẽ bị hạn chế như: Không được kích động chống Nhà
nước, phá hoại khối đoàn kết toàn dân; không được kích động bạo lực,
tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân
dân các nước, không được kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác; không được
tiết lộ bí mật Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và
những bí mật khác do pháp luật quy định; không được đưa tin sai sự thật,
xuyên tạc, vu khống....
Các
chính sách quản lý internet của Nhà nước Việt Nam cũng nhằm bảo vệ lợi
ích quốc gia-dân tộc, lợi ích cộng đồng, hạn chế thấp
nhất những tác động tiêu cực của internet. Các chính sách này đã được
thảo luận cả trên diễn đàn Quốc hội và Chính phủ và được sự quan tâm của
toàn xã hội. Vì vậy, ở đây chúng tôi thấy cần phải trao đổi thêm với
một số comment (phản hồi) sau bài báo “Vô tình phát tán luồng gió độc”,
rằng không thể viện dẫn các chính sách quản lý internet để “nhai lại” ý
kiến “Việt Nam là một trong 10 nước bị liệt vào danh sách “kẻ thù của
internet” như tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) đưa ra. Theo
thống kê của ITU, cơ quan thuộc Liên hợp quốc thì vào năm 2000, Việt Nam
chỉ có khoảng 200.000 người sử dụng internet, chiếm 0,3% dân số thì đến
cuối tháng 11-2010 là 27,3 triệu người, chiếm khoảng 31,7% dân số và
lọt vào danh sách 20 quốc gia có số người sử dụng internet nhiều nhất
thế giới. Hiện ở Việt Nam, có 6 trang mạng xã hội phát triển nhất gồm:
ZingMe với 4,6 triệu thành viên, Facebook với 3,5 triệu thành viên và
Yahoo có 3,1 triệu người dùng. Các trang còn lại như: Yume với 2,6 triệu
người, GoOnline có 1,6 triệu, Tamtay có 1 triệu người dùng… Tổ chức
RSF, trên thực tế cũng không đủ uy tín khi đưa ra báo cáo hồ đồ về tình
hình sử dụng internet ở Việt Nam. Tổ chức này từng thừa nhận nhận tài
trợ của NED, cơ quan bị cáo buộc chuyên sử dụng tiền thuế của người dân
Mỹ vào hoạt động đe dọa các nền dân chủ ở nước ngoài và đã bị UNESCO từ
chối bảo trợ vì thiếu khách quan khi công bố những tài liệu liên quan
đến một số quốc gia thành viên UNESCO.
Nhìn
lại ba loại thông tin của các trang web, blog mà họ tự xưng là “báo chí
lề trái” thời gian qua, cũng đủ thấy ngay ý đồ của chủ nhân các trang
này. Một là, trước các kỳ đại hội Đảng, kỳ họp Quốc hội, họ dồn dập đưa
các thông tin bịa đặt, xuyên tạc về lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Hai là, họ
nhặt nhạnh thông tin từ đủ mọi nguồn, kể cả nguồn "thông tin vỉa hè" rồi
phát tán các thông tin “ngược dòng lịch sử” để bôi nhọ lãnh tụ, bôi đen
lịch sử dân tộc theo kiểu “rước voi về giày mồ ông vải”. Ba là, họ tỏ
ra thạo tin, nhanh nhảu đưa những thông tin “hậu trường” về các vụ án,
vụ việc kinh tế, xã hội, văn hóa, những tiêu cực xã hội rồi quy kết cho
sự yếu kém của chính quyền và kích động lật đổ Nhà nước, lật đổ chế
độ... Giọng điệu chửi bới, ngôn ngữ thô tục, "chợ búa", thiếu văn
hóa..., đó không phải là thứ văn phong báo chí, chỉ là thứ thông tin “ba
xu” không hơn không kém. Nhiều blogger cũng đã lên tiếng phản đối việc
này.
Đến
đây, có thể khẳng định, cái gọi là "báo chí lề trái" thực chất chỉ là
một thứ "rác rưởi" trên xa lộ thông tin toàn cầu internet. Tuy có thể
ban đầu thu hút sự tò mò, hiếu kỳ của người đọc bởi những thông tin lạ
nhưng bạn đọc chân chính sẽ sớm nhận ra chân tướng và không rỗi hơi mất
thời gian với loại web, blog lá cải, đi ngược dòng chảy chung này. Không
phải ngẫu nhiên mà gần đây, một bạn sinh viên đã có bài viết trên blog
nêu ra những “dấu hiệu nhận biết phản động trên facebook, blog,
website”. Không ít bạn trẻ đã phản đối những trang này và yêu cầu xử lý
chúng để làm trong sạch môi trường internet, giúp người dân được tiếp
cận thông tin trung thực, bổ ích.
Nguyễn Văn Minh
Nguyễn Văn Minh
danlambao
No comments:
Post a Comment