Ông David Shear – Đại sứ Mỹ tại Hà Nội, khẳng định nếu Việt Nam không có tiến bộ về dân chủ, nhân quyền, sẽ rất khó được Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn cho gia nhập TPP.
TPP là ba ký tự viết tắt, thay thế cho “Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement” (Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương). Đây là một Hiệp định thương mại tự do đa phương nhằm thiết lập một mặt bằng thương mại tự do cho các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trả lời tờ Tuổi Trẻ về những vấn đề có liên quan tới quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam, ông Shear cho biết, Hoa Kỳ luôn muốn Việt Nam thịnh vượng. Ông tin Việt Nam sẽ đạt được điều đó nếu tham gia vào TPP.
Bản phúc trình nhân quyền thế giới hàng năm của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đều nêu ra rất nhiều bằng chứng cụ thể chứng tỏ nhà cầm quyền Hà Nội đàn áp nhân quyền dù đã ký vào các văn bản nhân quyền quốc tế. Ủy Hội Tư Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ những năm gần đây đều thúc hối chính phủ Mỹ đưa tên nước Việt Nam vào danh sách những nước cần quan tâm đặc biệt vì đàn áp tôn giáo.
Mới chủ nhật vừa qua, các người ở Việt Nam tổ chức sinh hoạt ngoài trời, phân phát và thảo luận về bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đã bị chế độ Hà Nội đàn áp. Một số người ở Sài Gòn đã Công An lôi về giam giữ và họ bị Công an CSVN đánh đập thương tích nghiêm trọng.
Một nghiên cứu về lợi ích của TPP cho biết, Việt Nam sẽ là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất trong các quốc gia tham gia TPP. Nhờ TPP, xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng khoảng 28%, GDP sẽ tăng khoảng 11%.
Lúc đầu (2004), TPP chỉ có bốn quốc gia là Singapore , Chile, New Zealand, Brunei. Đến năm 2008, có thêm Hoa Kỳ, Úc, Peru, Việt Nam muốn tham gia TPP. Vào năm 2010 có thêm Malaysia cho biết muốn trở thành thành viên. Canada và Nam Hàn thì tuyên bố đang xem xét khả năng tham gia TPP.
Mới đây, ông Demetrios James Marantis – Quyền Đại diện Thương mại của Hoa Kỳ đã đến Hà Nội để thảo luận thêm về những vấn đề có liên quan đến TPP. Đại sứ Shear, cho biết, ông Marantis tới Hà Nội là để chuẩn bị cho vòng đàm phán giữa các bên tham gia TPP sắp diễn ra ở Peru.
Tiến trình đàm phán về TPP dự trù sẽ kết thúc vào cuối năm nay. Gần đây, các bên đã đồng ý để Nhật cùng tham gia trong quá trình đàm phán. Dẫu đàm phán có tiến triển tốt nhưng vẫn còn những vấn đề phức tạp, cần giải quyết.
Đại sứ Shear giải thích, đàm phán là chuyện đầu tiên phải làm để đạt được các thỏa thuận cần thiết với đối tác. Sau đó, chính phủ Hoa Kỳ sẽ phải đệ trình những thỏa thuận đó cho Quốc hội Hoa Kỳ xem xét, phê chuẩn. Ông nhấn mạnh, nếu Việt Nam không có tiến bộ về dân chủ, nhân quyền thì sẽ rất khó tìm được sự ủng hộ chính trị để Quốc hội Hoa Kỳ chấp thuận TPP.
Đại sứ Shear khẳng định, sẽ có rất nhiều người ở Quốc hội Hoa Kỳ hỏi về những vấn đề liên quan tới dân chủ, nhân quyền của Việt Nam khi chính phủ Hoa Kỳ đệ trình TPP cho Quốc hội Hoa Kỳ xem xét. Ông cảnh báo, đó là một thực tế chính trị không thể tránh.
Cũng theo Đại sứ Shear, dẫu cho bà Clinton không còn là Ngoại trưởng Hoa Kỳ nhưng các cam kết của Hoa Kỳ với khu vực châu Á – Thái Bình Dương không hề thay đổi. Với Hoa Kỳ, biển Đông vẫn là “lợi ích quốc gia”. Hoa Kỳ đang theo sát những diễn biến trên biển Hoa Đông và biển Đông. Ông Shear sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với những người đồng nhiệm phía Việt Nam về vấn đề này.
Trả lời thắc mắc về việc hỗ trợ Việt Nam phát triển lực lượng Cảnh sát Biển, Đại sứ Shear nói rằng, lực lượng Cảnh sát Biển của Việt Nam có bày tỏ sự quan tâm đến việc hợp tác với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ cũng quan tâm đến vấn đề đó. Hoa Kỳ sẵn sàng hợp tác, giúp Việt Nam xây dựng lực lượng Cảnh sát Biển chuyên nghiệp. Tuy nhiên, hai bên vẫn còn đang thảo luận về nội dung hợp tác nên ông Shear chưa thể công bố chi tiết về hoạt động hợp tác.
Năm 2011, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và Bộ Quốc phòng Việt Nam đã từng ký một bản ghi nhớ các thỏa thuận về hợp tác trong: cứu trợ nhân đạo và thiên tai, tìm kiếm và cứu nạn, y tế, gìn giữ hòa bình nhưng Hoa Kỳ vẫn chưa chấp thuận cung cấp vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Đại sứ Shear bảo rằng, Hoa kỳ đang tiếp tục cân nhắc về vấn đề đó. Trả lời về triển vọng phát triển sự hợp tác quân sự, Đại sứ Shear nó thêm, cảng Cam Ranh là một chỗ tốt để sửa chữa và tiếp tế cho tàu bè. Nếu Việt Nam muốn thực hiện thêm các hoạt động ở đó thì Hải quân Hoa Kỳ sẽ sẵn sàng đàm phán thêm. (G.Đ)
No comments:
Post a Comment