Ngô Nhân Dụng - Hai
hiện tượng đang diễn ra ở Trung Quốc, mà cảnh tượng cũng không khác gì ở
Việt Nam: Người nghèo thì bất mãn vì xã hội bất công, còn người kiếm ra
tiền, thật nhiều tiền, thì tìm đường ra sống ở các nước Tây phương.
Nhà
báo Gordon Chang đã mô tả cảnh tượng công nhân nổi loạn trên Asia
Times. Bốn ngàn công nhân Trung Quốc đình công và biểu tình vào giữa
tháng 6 năm 2011 ở một nhà máy của người Ðại Hàn tại thành phố Phiên Ngu
(Panyu), gần thành phố Quảng Châu. Nhà máy thuộc công ty Simone Ltd
chuyên sản xuất túi xách tay bằng da cho những nhãn hiệu danh tiếng như
Coach, DKNY, Burberry, vân vân. Hơn 6 công nhân bị đánh đập và bắt giam,
trong đó có một cô 20 tuổi, “di dân” từ một tỉnh khác tới làm việc tại
đây. Người bạn cô hỏi phóng viên nhật báo South China Morning Post: “Một
con bé yếu như nó làm sao chịu được bao nhiêu người đàn ông đánh đập
như vậy?”
Một công nhân khác nói với
nhà báo: “Ban giám đốc coi chúng tôi như không phải là con người!” Công
ty Simone trừ tiền cơm trong lương bổng của thợ nhưng chỉ cho họ ăn gạo
hẩm đen. Các quản đốc người Nam Hàn tự tiện vào phòng vệ sinh phụ nữ bất
cứ lúc nào. Công nhân phải làm việc 12 giờ mỗi ngày, chỉ được đi vệ
sinh 2 lần, và trong lúc làm việc không được phép uống nước! Giữa tháng
6, 2000 công nhân làm cho nhà máy sản xuất đồng hồ Citizen Watch của
Nhật Bản tại Ðồng Quan, cùng trong tỉnh Quảng Ðông, cũng đình công.
Những
nhà máy như trên tạo nên “Sức mạnh kinh tế” của Trung Quốc trong ba
chục năm qua: Bóc lột người lao động, để làm hàng xuất cảng cho các công
ty tư bản ngoại quốc, bị bạc đãi nhất là những nông dân thiếu việc làm,
tìm việc ở các thành phố. Tại thành phố Triều Châu, hàng trăm “lao động
di dân” đánh nhau với cảnh sát. Tại Tăng Thành, thủ đô Quần Bò (Blue
Jeans) thế giới, hàng ngàn công nhân từ các tỉnh khác tới làm việc đã
gây bạo động sau khi bọn cô đồ do công an thuê mướn đã đánh ngã một công
nhân phụ nữ đang mang thai; họ đốt các trụ sở chính quyền và lật đổ xe
của công an.
Theo nhà báo Gordon
Chang, trong năm 2010 có 280,000 vụ biểu tình phản đối chính quyền cộng
sản Trung Hoa, từ lớn đến nhỏ. Con số đó đã tăng lên nhanh chóng, vì
trước đây dăm mười năm trung bình mỗi năm chỉ có từ 80 đến 90 ngàn vụ
dân biểu tình chống nhà nước. Lòng dân bất mãn được kích thích lên cao
vì chính sách của đảng Cộng sản Trung Quốc đưa tới khoảng cách lợi tức
bất công trầm trọng, nông dân và công nhân vẫn không được một guồng máy
tư pháp độc lập bảo vệ, và đảng cộng sản thả lỏng cho cán bộ tìm đủ cách
tham nhũng. Một nguyên do thực tế khác là các tỉnh ở miền ven biển bắt
đầu thiếu lao động, người thợ không sợ bị đói nếu bị đuổi nữa.
Nhưng
những người khá giả không phải dân lao động bần cùng có thỏa mãn với
cuộc sống trong nước Trung Hoa hay không? Một bài đăng trên Hoàn Cầu
Thời Báo (Global Times) ngày 29 tháng 4 năm 2011 cho thấy hiện tượng
nhiều người Trung Quốc có tiền đang tìm đường ra nước ngoài sống. Tờ báo
trên thuật lại kết quả một cuộc nghiên cứu của Ngân Hàng Thương Mại
Trung Quốc (China Merchants Bank) báo tin mừng là trong năm 2010 số
người Ðại Gia đã tăng gần một phần năm so với năm 2009, lên tới 500,000
người. Những người được coi là Ðại Gia thì phải có tài sản trên 10 triệu
đồng nguyên, khoảng hơn một triệu rưỡi đô la Mỹ, không kể giá trị ngôi
nhà họ đang cư ngụ. Ngân hàng trên tiên đoán năm nay cả nước Trung Hoa
sẽ có 585,000 Ðại Gia.
Trong số những
người Ðại Gia này, cuộc nghiên cứu cho biết có khoảng 60% đã hoặc đang
làm thủ tục xin nhập cư một nước khác bằng cách đem vốn tới đầu tư. Tỷ
lệ đó tăng cao hơn trong lớp người có tài sản cao nhất, từ 100 triệu
nguyên trở lên. Trong đám Thượng Ðại Gia này, 47% đang tìm cách làm di
dân, và 27% đã được một quốc gia khác công nhận làm di dân hợp pháp rồi.
Bài phúc trình kết luận rằng đám người Ðại Gia ở Trung Quốc đang có
phong trào “di dân qua ngả đầu tư” với tỷ lệ gia tăng 73% trong năm năm
qua. Cuộc nghiên cứu thực hiện qua việc phỏng vấn hơn 2,600 người thuộc
loại giầu có, và sử dụng các dữ liệu khác nữa. Bài báo dẫn lời nhà kinh
tế Trọng Ðại Quân, (Zhong Dajun), đứng đầu một viện nghiên cứu ở Bắc
Kinh, nhận xét rằng: “Chúng ta đã nỗ lực phát triển trong 30 năm qua,
bây giờ bao nhiêu người kiếm được nhiều tiền nhất lại đem phần lớn tài
sản của họ ra nước ngoài; số tiền mà họ đem đi còn lớn hơn số đầu tư
ngoại quốc vào trong nước.” Ông ví hiện tượng đó cũng giống như một nhà
nông trồng cây, nhưng đến mùa hái quả thì trái cây lại rơi xuống sọt nhà
người khác!
Thời Báo Hoàn Cầu là một
cơ quan ngôn luận của đảng Cộng Sản Trung Quốc, thuật lại một bài trên
báo Thanh Niên, cũng của đảng, cho biết lý do khiến những người giầu có
trên tìm cơ hội di dân là vì họ không cảm thấy an toàn khi sống ở quê
hương. Mặc dù giầu nhất nước, nhưng họ làm giầu là nhờ có “quan hệ” với
các quan chức trong đảng, và vì dựa vào một chế độ độc quyền cai trị nên
họ sẽ khó làm ăn trong thị trường đích thực. Ðồng thời, họ cũng bất mãn
vì cứ phải hối lộ quan trên mà vẫn bị công chúng phỉ nhổ. Một nhà buôn
kim hoàn từ tỉnh Triết Giang, nay đã di cư sang Hồng Kông và xin giấu
tên, nói với báo Thời Báo Hoàn Cầu rằng một nguyên nhân khiến ông di cư
là mối lo lạm phát và giá nhà cửa tăng lên như quả bóng sẽ có ngày bùng
nổ.
Phong trào “chạy của ra nước
ngoài” này lên cao nhất vào năm 2008, là năm Bắc Kinh tung ra 600 tỷ Mỹ
kim để “kích thích kinh tế,” đối phó với tình trạng hàng xuất cảng bị ế
vì thế giới bên ngoài đang khủng hoảng. Số tiền đó được đưa cho các
doanh nghiệp nhà nuớc đầu tư, xây dựng đường sá và cao ốc khắp nơi giúp
cho công nhân bớt mất việc, có xí nghiệp nhà nước còn dùng tiền để đầu
tư vào chứng khoán và địa ốc. Chính cơn sốt địa ốc trong hai năm qua đã
khiến nhiều cá nhân trở thành đại gia vì trúng mối; trong đó có nhiều
người đang tìm đường chạy! Trong 2 năm nữa, nhóm “Vương tôn Công tử,”
như ông Tập Cận Bình, là con cái của các người lãnh đạo cũ, lên cầm đầu ở
Trung Nam Hải. Họ tự nhiên có khuynh hướng bảo vệ các vương tôn công tử
khác, do đó, nhiều nhà kinh doanh tư sẽ cảm thấy cần phải tìm cơ hội di
cư hơn.
Một cuốn sách biểu lộ nỗi
bất mãn của người Trung Hoa, nhưng lại nhắm thúc đẩy tinh thần đề cao
chủng tộc được xuất bản năm 2009, nhan đề là “Trung Quốc Không Vui”
(Trung Quốc Bất Cao Hứng), của một số tác giả đã vào năm 1996 từng in
cuốn “Trung Quốc Dám Nói Không” (Trung Quốc Năng Cấu Thuyết Bất). Họ bày
tỏ nỗi uất ức về địa vị của nước họ trên trường quốc tế, tuy không dám
chỉ trích chính quyền nhưng đã viết thẳng rằng các nhà chính trị trong
nước cũng toàn nói những lời rỗng tuếch không khác gì các chính trị gia ở
Tây Phương. Cuốn sách mới này gây nhiều phản ứng bất đồng vì luận điệu
đề cao văn minh Hán tộc và đổ tội cho người nước ngoài, khiến có độc giả
đã phản ứng trên mạng, gọi nó là “xấp giấy vệ sinh quá đắt tiền!
Một
cảnh bất công và cũng là một chướng ngại cho việc phát triển kinh tế ở
Trung Quốc là do chế độ hộ khẩu gây ra. Mỗi người dân Trung Hoa trên
nguyên tắc chỉ được cư ngụ ở nơi họ có hộ khẩu. Các nông dân lên thành
phố tìm việc làm không được hưởng các chế độ xã hội, con cái không có
quyền đi học, bệnh không được nhận vào nhà thương; họ trở thành những
công dân hạng nhì so với dân thành phố. Tuần báo Người Kinh Tế (The
Economist) mới thuật chuyện ở một thị xã Diêm Ðiền (Yan Tian) gần thành
phố Ðồng Quan, có 100,000 dân nhưng chỉ một số nhỏ có hộ khẩu. Cũng như
nhiều làng xã cổ ở Trung Quốc, đa số dân thuộc gia đình họ Ðặng với
3,000 người. Trong khi đó rất nhiều dân cư trong thị xã là người từ các
nơi khác đến, có người di cư từ làng khác trong vùng tới, tất cả đều
không được chấp nhận hộ khẩu. Người họ Ðặng lập ra luật lệ buộc quản lý
các xí nghiệp hoạt động ở đây phải là “dân làng” tức là có hộ khẩu chính
thức. Hậu quả là tất cả những người họ Ðặng không cần làm gì cũng sống
khá giả! Họ chiếm đa số trong các cuộc bỏ phiếu bầu trong làng, và họ
không chịu thay đổi những luật lệ này!
Chế
độ hộ khẩu cản trở việc phát triển kinh tế vì làm cho thị trường nhân
dụng cứng nhắc, không lưu hoạt, tạo cảnh bất công ưu đãi những người dân
thành phố, nông dân bị thiệt thòi. Các thành phố lớn như Trùng Khánh,
Thành Ðô đã thí nghiệm việc cải tổ chế độ này, nhưng không thành công,
mà trái lại chỉ tạo thêm cơ hội tham nhũng cho các quan chức! Trên các
báo cáo lý thuyết hiện nay một nửa dân số Trung Hoa lục địa sống ở các
thành phố; nhưng tổng số người có hộ khẩu ở các thành phố chỉ là 35% dân
số. Tức là có 15% dân số 1,300 triệu người sống trong cảnh không hộ
khẩu. Một số thành phố Trung Cộng đã làm luật cấm di dân không hộ khẩu
không được mua nhà (để không cho giá nhà tăng), và không được mua xe hơi
(để tránh nạn kẹt xe), tất cả đều làm cho cảnh bất công trầm trọng hơn.
Vào đầu năm 2011, Vụ Thông Tin của chính phủ Bắc Kinh đã ra lệnh tất cả các mạng lưới không được phép đăng hoặc bình luận về một bản tin, nói “94% dân Trung Hoa không cao hứng vì tài sản được tập trung vào nhóm người ngồi ở trên cùng của xã hội.” Bản tin trên là do một cuộc nghiên cứu dư luận của Gallup, cho biết 82% dân Ðan Mạch nói họ thấy hạnh phúc, đứng hàng đầu, trong khi chỉ có 6% dân Trung Hoa nghĩ như vậy khiến Trung Quốc đứng hàng thứ 125.
Một
quốc gia mà lòng dân đầy bất mãn như vậy khó gọi là một nước mạnh. Những
hành động phô trương (sắp có hàng không mẫu hạm) hay đe dọa các nước
láng giềng chỉ có tác dụng kích thích tự ái dân tộc để người dân Trung
Hoa quên bớt những nỗi bất mãn. Nhưng còn những người giầu có tìm đường
bỏ nước ra đi thì sao?
Gordon Chang
cho biết rằng cơ quan thuộc Bộ Tài Chánh Mỹ phụ tách theo dõi các vụ
chuyển ngân lậu cho biết trong một năm 2010 số tiền chuyển ngân bất hợp
pháp từ Trung Quốc ra ngoài đã tăng vọt, mặc dù đã vi phạm luật kiểm
soát ngoại tệ của nhà nước. Tổ chức tư nhân Financial Integrity ước đoán
từ năm 2000 đến 2008, số tiền chạy ra khỏi nước Trung Hoa lên tới 2,180
tỷ đô la Mỹ. Tức là bằng 2 phần 3 tổng số dự trữ ngoại tệ của Ngân Hàng
Nhân Dân Trung Quốc!
Nguoiviet
No comments:
Post a Comment