Tuesday, December 6, 2011

Việt Nam Đang Ở Đâu Trên Biển Đông


Đào Như - Tình hình Biển Đông trong những ngày qua biến động nhanh chóng lạ thường. Từ việc Việt Nam và Philippines mỗi ngày cứng rắn hơn vớI chính sách Biển đông của Trung Quốc, đến việc Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, Hillary Clinton, vừa đề xuất chủ thuyết “Kỷ Nguyên Thái Bình Dương của Mỹ”, và liền sau đó chuyến công du tây Thái Bình Dương 9 ngày  của Tổng Thống Hoa Kỳ, Barack Obama. Tất cả sự kiện trên làm cho tình hình biển đông ngày một sôi động hơn.
Thêm vào đó, nguồn tài nguyên phong phú, nhất là năng lượng dầu hỏa, khí đốt ở Biển Đông ngày một hiện rõ hơn. Rõ ràng và công khai nhất, hồi tháng 8-2011 tập đoàn dầu khí ExxonMobil của Mỹ đã tìm ra được một nguồn dầu lửa có trử lượng lớn nằm trên vùng thuôc đặc quyền kinh tế Việt Nam, ngoài khơi Đà Nẵng-Phú Yên. Với sư đồng ý cho phép và hợp tác của VN và sự hỗ trợ trực tiếp của Washington, ExxonMobile tiếp tục tiến hành khai thác mỏ dầu này và thăm dò những mỏ dầu khác thuộc vùng biển Việt Nam dưới sự phản đối, phẫn nộ và hâm dọa của Bắc Kinh. Trung quốc đã từng xác nhận chiến tranh là vấn đề tất yếu trong tương lai trên Biển Đông. Bắc kinh rêu rao: Trong quá khứ TQ chưa bao giờ đạt được thắng lợi trong việc đấu tranh bảo vệ quyền lợi cốt lõi của họ bằng đường lối hòa bình thương thảo. Hôm 24-10-2011, Toàn Cầu Thời báo của TQ đưa ra lời hâm dọa ViệtNam và Philippines nếu không theo đúng chính sách của Bắc Kinh đề ra (không cho bất cứ tâp đoàn nước ngoài hợp tác khai thác tài nguyên tại Biển Đông mà không có sự đồng ý của Bắc Kinh) để giải quyết những vấn đề Biển Đông thì VN và Philippines sẽ thấy hành động quân sự của TQ là điều cần thiết và chắc chắn VN và Philippines chuẩn bị nghe tiếng đại bác của TQ nổ trên Biển Đông.
Trong chuyến công du Châu Á-Thái Bình Dương vừa rồi của các lãnh đạo Hoa Kỳ và những cuộc gặp gỡ với các lãnh tụ trong khu vực, kể cả Bắc Kinh, Barack Obama, Tổng thống HoaKỳ thẳng thừng tuyên bố Hoa Kỳ vẫn là cường quốc tại Thái Bình Dương và đang trên đường trở lại trụ ở đây. Tổng thống Obama cứng rắn bất ngờ trong thái độ kèm hãm tham vọng của TQ. Tổng thống Obama tỏ ra sự cảm nhận sâu sắc của ông tại Thượng Đỉnh APEC-19 với các lãnh đạo ASEAN trước sức ép của Bắc kinh. Tổng thống Obama thách thức các lãnh đạo Bắc Kinh qua việc ông hình thành Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương-TransPacific Partnership, TPP-mà TQ không có phần tham dự.  Càng thách đố hơn nữa khi ông thỏa thuận với Úc trong việc cho 2500 lực lượng TQLC Mỹ được quyền trú đóng tại Darwin, trên lãnh thổ của Úc. Tổng thống Mỹ còn tái xác nhận liên minh quân sự chính trị và kinh tế với Philippines, cải thiện quan hệ ngoại giao với Miến Điên,- Tại thượng đỉnh Bali, Indonesia, Tổng thống Obama lớn tiếng nêu lên các vấn đề tranh chấp tại Biển Đông ngay trước mặt đại diện TQ.…Chính phủ Bắc Kinh hoàn toàn sửng sờ, không ngờ trước được thái độ cứng rắn của Tổng thống Obama đối với họ. Phản ứng tức thì của các lãnh đạo Bắc Kinh là chấn thương tinh thần, và phẫn nộ. BắcKinh tố cáo Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương do Mỹ đề xuất không bao gồm TQ, thực ra vượt ra ngoài khuôn khổ kinh tế, mang tính chính trị, có chủ đích cô lập TQ ngay tsại Châu Á Thái Bình Dương. Và việc Mỹ đem 2500 binh sĩ thuộc lực kương TQLC của Mỹ trú đóng tại Úc, Darwin, sự thật là Mỹ đang tiến những bước rất cụ thể bao vây quân sự TQ. Do dó các lãnh đạo Bắc Kinh vừa ra quyết định TQ sẽ tổ chức tập trận vùng tây Thái Bình Dương để tỏ thái độ với Mỹ.
Trong kúc đó, chính phủ ViệtNam đã nhận diện rõ tình hình này cho nên những tháng 9,10,11 dày đặc những chuyến công du các nước Tây Phương và Nhật của Thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng, Lào và Bắc Kinh của TBT Nguyển Phú Trọng, Kampuchia của chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và nhất là qua những chuyến công du của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nâng tầm ngoại giao Việt Nam với Ấn Độ, Mã Lai Á, Philippine, Indonesia, Nam Triều Tiên …lên hàng chiến lược. Tại Hawaì APEC-19 và Bali chủ tịch Trương Tấn Sang thành công trong việc thắt chặt cam kết với Mỹ trong chính sách Biển Đông.
Cụ thể nhất, trong chuyến thăm New Delhi vừa rồi, ông Trương Tấn Sang, và ông Manmuhan Singh, Thủ tướng ẤnĐộ, hôm 12-11-2011, hai người cùng chứng kiến buổi lễ ký kết thỏa ước khai thác năng lượng ở Biển Đông giữa hai tâp đoàn dầu khí quốc doanh Ấn độ ONGC-Videsh và PetroVietNam…Trung quốc phản đối dữ dôi thỏa ước giữa Ấn Độ và Việt Nam. Nhưng New Delhi quyết chí hợp tác với Việt Nam khai thác nguồn dầu khí ở Biện đông thuộc biển Việt Nam. Chính phủ Ấn độ cho rằng phản đối và phẫn nộ của TQ không có cơ sở pháp lý.
Trước đó, Nguyễn Tấn Dũng, công du Nhật 4 ngày, từ 30-10 đến 2-11-2011. Qua chuyến công du Nhật dài hạn này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Thủ Tướng Nhật,Yoshiko Noda, duyệt xét toàn bộ những cam kết giữa Nhật và Việt Nam về những quan hệ đối tác chiến lược hòa bình và thịnh vượng tại châu Á! Trong thực tế, một phần của thỏa ước này đã được hai bên Việt Nhật ký kết hồi tháng 10-2010. Tại những buổi ký kết tại Tokyo lần này không một ai nhắc nhở hay nêu danh TQ trong bất cứ vấn đề gì, nhưng trong thực tế những ký kết giữa Hànội và Tokyo lần này đều mang ý nghĩa, liên quan xa gần, gián tiếp hoặc trực tiếp đến tư thế của Nhật và Việt Nam đối với TQ. Việt Nam và Nhật đồng ký thỏa thuận tăng cường hợp tác chiến lược về Quốc phòng, Kinh tế, Thương mại, Năng lượng, Tài nguyên thiên nhiên, và Biến đổi khí hậu. Đặc biệt hai bên Việt Nhật cùng nhấn mạnh tăng cường đối thoại chiến lược và khởi động vòng đối thoại chính sách quốc phòng cấp Thứ trưởng. Những ký kết trên, cho thấy sự quan hệ giữa Việt Nam và Nhật thật là thắm thiết sâu đậm. Trong lịch sử quá khứ, quan hệ Việt Nhật chưa từng 'đầu ấp tay gối' với nhau đến như vậy. Thái độ này được thể hiện sâu sắc trong những buổi lễ ký kết thỏa ước cho phép Nhật khai thác đất hiếm tại Lai châu- Việt Nam.  Vấn đề này đã được hai nước Việt Nhật thỏa thuận từ trước tháng 11 năm ngoái, sau khi VN quyết định chọn Nhật làm đối tác  lâu dài trong công kế hoạch thăm dò, khai thác, chế biến đất hiếm  tại Việt Nam. Nhật cam kết đáp ứng mọi yêu cầu của VIệt Nam về trợ giúp nghiên cứu khả thi, cho vay vốn ưu đãi, sử dụng công nghệ tiên tiến an toàn cao nhất. Việt bNam còn được Nhật chuyển giao công nghệ đào tạo hạ tầng cơ sở ,nhân lực, hợp tác xử lý chất thải và cung cấp nhiên liệu đầy đủ trong suốt thời gian thực hiện dự án. Kế họach sẽ được thực hiện vào năm 2013 ở tỉnh Lai châu vùng mỏ Đông Pa, nhầm đáp ứng 20%  nhu cầu đất hiếm của Nhật
Theo báo chí trong nước VN có nguồn đất hiếm dồi dào chủ yếu ở các tỉnh biên giới miền Bắc. Tổng trữ lượng đất hiếm Việt Nam được xác định chắc chắn là 21 triệu tấn với hơn 10 triệu tấn ở Dông Pa, 7 triệu tấn ở bắc Nạm Xe và hơn 3 triệu tấn ở nam Nạm Xe và một số dưới dạng cát đen dọc theo bờ biển các tỉnh miền Trung. Vậy là với số trữ trữ lượng đất hiếm 21 triệu tấn, Việt Nam chỉ đứng sau TQ 36 triệu tấn(nhưng đă được khai thác trong những năm qua, cung cấp cho tới 97% nhu cầu của thế giới). Trữ lượng đất hiếm của Mỹ ước tính là 13 triệu tấn nhưng không khai thác.Trong khi đó tổng số trữ lượng đất hiếm cả thế giới ước tính vào khoảng 100 triểu tấn. Trung quốc trong nhiều năm có kế họach giảm xuất khẩu và tiết khiệm đeất hiếm dành cho tương lai công nghệ cao của xứ này. Năm 2007 bộ trưởng thương mại Nhật Akira Amari đã yêu cầu TQ đừng hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Nhật và các nước khác vì nền công nghệ cao không thể thiếu nguyên liệu này.
Do sư lo ngại thiếu đất hiếm, giá đất hiếm tăng vọt: Dysprosium, một sản phẩm từ đất hiếm dùng trong phần cứng hardware của computer hiện nay giá là 218 usd một pound so với 6,7usd cách đây 7 năm. Cũng vậy giá Cerium, một phó sản của đất hiếm  tăng hơn 450% trong vòng  hai tháng trong mùa hè 2011. Như cầu thế giới sẽ vượt khỏi mức cung vào khỏang trước cuối năm 2011, theo Mark Smith, tổng giám đốc công ty Molycorp của Mỹ.
Điều này xác nhận vị trí vững chắc của ngành khoáng sản VN đối với thế giới 
Dể trở lại với chủ điểm, Việt Nam đang ở đâu trên Biển Đông, chúng ta nhận thấy vai trò của Việt Nam ngày càng sáng lên trong khu vực. Nhất là vào năm 2010 Mỹ chọn VN như là một đối tác hàng đầu của Mỹ trong chiến lược “Trở lại Châu Á Thái Bình Dương” của nước này và cũng sau khị VN đã chấp nhận Mỹ như một đối tác đáng tin cậy hàng đầu trong tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc. Tuy thế, trong hiện tại VN vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách ký kết và nâng cấp quan hệ Quốc phòng lên cấp chiến lược với Nhật, Philippines, Malaysia, Indonesia, Nam Hàn, Mỹ và ngay cả với TQ, ViệtNam còn chủ động tiếp tục kêu gọi nước ngoài vào đầu tư ở Việt Nam để sau này họ có nguồn lợi dồi dào và vững chắc trên lãnh thổ Việt Nam tương quan với nền độc lập của Việt Nam. Điều đó có ý nghĩa vì bảo vệ lợi ích của họ ở trên lãnh thổ Việt Nam, họ sẽ tích cực đóng góp tăng cường bảo vệ chủ quyền lãnh thổ lãnh hải Việt Nam.
Như vậy Việt Nam đóng vai trò như thế nào tại Biển Đông? Đây không phải là câu hỏi đặt ra với người VN mà còn là một ần số trong bài toán ngoại giao quân sự quốc phòng của nhiều nước trong khu vực. Tôi nhớ lại câu nói của ông Trần Bình Nam, một nhà bình luận chính trị ở hải ngoại đăng tải trên báo mạng BBC-London hôm 24-11-2011:
     “Tôi không tin người Cộng sản Việt Nam đã chọn con đường đầu hàng Trung Quốc cho yên thân và cứu đảng. Nhưng nếu chọn con đường ngả hẳn vào Hoa Kỳ để bảo vệ chủ quyền quốc gia và quyền lợi của đảng cũng không phải là cách an toàn nhất..”
 Hơn bao giờ hết, ngoài nguồn tài nguyên và nhân lực dồi dào, phong phú, đã được thế giới nhìn nhận và quan tâm đến, lúc này VN phải vượt lên chính mình, phải biết mở rộng Tự do Dân chủ, phải bảo vệ độc lập, lãnh thổ lãnh hải, bảo vệ chủ quyền ở Biên Đồng bằng chiến lược đàm phán, các bên vẫn giữ guyên trạng càng lâu càng lâu càng tốt, và kiên trì phát triển kinh tế, tạo nên thế lực cho chính mình. Bên cạnh thế lực của các đối tác tích cực, Việt Nam cần phải dựa vào thế lực của chính mình mới là điều quan trọng. Có như thế Việt Nam mới hy vọng sẽ có một chỗ đứng đầy kính nể trên Biển Đông đối với cộng đồng ASEAN, thế giới, ngay cả với Mỹ và Trung Quốc./.
Đào Như
Oak park, Illinois, USA
thetrongdao2000@yahoo.com

No comments:

Post a Comment