Huỳnh Trọng Hiếu - Dân tộc Đại việt xây dựng văn minh bên bờ sông Hồng với những nét văn
hóa đặc trưng của người Phương Nam. Sỡ dĩ nói đó là những nét văn hóa
đặc trưng của người Phương Nam bởi lẽ: Xưa kia vùng đất mà người Âu Lạc
(Âu Việt và Lạc Việt) sinh sống không phải ở bên bờ sông Hồng mà hai sắc
dân này xuất xứ và tồn tại trong cộng đồng người Bách Việt ở bờ Nam
sông Trường Giang thuộc tỉnh Hồ Nam Trung Quốc. Nơi đây có sự pha tạp
giữa nhiều bộ tộc với những phong tục tập quán khác biệt với người Hán
phía Bắc.
Vào thời Chiến quốc, hai nước Ngô – Việt (thuộc Bách Việt) có xu
hướng tham gia sâu sắc vào chính trường Trung Quốc để rồi sau đó bị Hán
hóa. Việc thôn tính và đồng hóa được hai nước Ngô – Việt tạo điều kiện
thuận lợi cho người Hán tiến xa hơn về phía Nam để thực hiện ý đồ mở
rộng lãnh thổ Trung Hoa nhằm tìm kiếm tài sản, khoáng vật quý giá ở vùng
đầm lầy. Người Hán trở thành mối hiểm họa cho dân tộc Âu Lạc từ thời
đó.
Hầu hết các bộ tộc người Việt cổ đều bị Hán hóa sau khi nhà Tần thống
nhất Trung nguyên và có chính sách đẩy mạnh dân Hán nhập cư xuống phía
Nam. Trong đó có một dân tộc duy nhất không bị đồng hóa là người Âu Lạc –
tổ tiên của người Việt Nam hiện nay. Triều đình Phương Bắc kể từ lúc
xây dựng văn minh bên bờ sông Hoàng Hà đã không ít lần sử dụng vũ lực để
thôn tính và đồng hóa người Lĩnh Nam nhưng mọi âm mưu, mọi kế hoạch đều
bị chúng ta đánh bại.
Không quân Trung Quốc
Để khẳng định tính độc lập về chủ quyền và chủng tộc, Bình Ngô Đại
Cáo đã ghi: “Từ Đinh, Triệu, Lý, Trần, bao đời gây nền độc lập. Cùng
Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương. Tuy mạnh yếu từng
lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có”. Trong suốt chiều dài lịch
sử, người Hán chưa bao giờ từ bỏ ý định thôn tính, khuất phục, cai trị
mảnh đất phía Nam và từ đó đồng hóa chủng dân Đại Việt như những dân tộc
khác. Và cũng nhiều lần dân tộc Đại Việt phá vỡ âm mưu thống trị bá
quyền và cho người Hán thấy được sự vượt trội của mình. Các tư liệu lịch
sử ghi lại những trận thảm bại của quan quân triều đình Phương Bắc là
một minh chứng hùng hồn cho trí tuệ và nỗ lực của người dân vùng đất
Phương nam.
Tạm không bàn về chuyện quá khứ để suy nghĩ về tương lai. Thế giới
ngày hôm nay được tạm hiểu là thế giới vì sự thịnh vượng chung toàn nhân
loại. Đời sống của mỗi cá nhân được chú trọng và là thước đo cho tính
văn minh của một quốc gia. Hầu hết, mọi quốc gia trên Thế giới đều có xu
hướng hợp tác cùng phát triển để giải phóng con người, chú trọng đến
đời sống vật chất và tinh thần nhằm xây dựng một đời sống tốt đẹp, nhân
bản. Tuy nhiên, bên cạnh lối ứng xử tốt đẹp đó, vẫn còn tồn tại một số
nước muốn áp đặt sự cai trị hà khắc lên các quốc gia khác để cướp bóc và
thực hiện ý đồ bá quyền của mình. Những lối tư duy phản động đó đã gây
nên sự bất ổn ở nhiều khu vực trên Thế giới mà Biển Đông đang là trung
tâm của những tranh chấp và bất ổn.
Trung Hoa – là một quốc gia có truyền thống về việc tước đoạt quyền
sống và độc lập của những nước nhỏ yếu, sau một thời gian bị xâu xé, đầy
đọa trong tủi nhục, giờ đây đã và đang vươn lên trở thành một siêu
cường trên thế giới. Với những thuộc tính cố hữu và tư duy phục thù,
Trung Cộng đang đẩy mạnh guồng máy chiến tranh gia tốc ở mức tối đa. Tất
cả mọi phương tiện, mọi tài nguyên, nhân lực đang đổ dồn vào việc phát
triển vũ khí nhằm thống trị khu vực và cả thế giới.
Trữ lượng dầu mỏ trên Thế giới ngày một suy giảm và đang có dấu hiệu
khan hiếm, giá dầu đang ở mức cao ngất ngưởng. Hiện nay, khu vực Trung
Đông là nơi chiếm trữ lượng dầu lớn nhất Thế giới nhưng tại các nơi đó,
tình hình chính trị xã hội đang gặp nhiều bất ổn, không bảo đảm cho việc
TQ khai thác dầu lâu dài và bền vững. Hơn nữa, từ khu vực Trung Đông để
vận chuyển dầu đến Trung Quốc phải mất rất nhiều thời gian và phí tổn.
Trong thời bình, TQ có thể đảm bảo được nguồn dầu để cung ứng cho nền
kinh tế đang nóng của mình nhưng khi xảy ra chiến tranh hoặc có sự va
chạm nào đó giữa các siêu cường quân sự thì việc vận chuyển dầu từ một
nơi xa xôi như vậy sẽ gặp rất nhiều trở ngại nếu không muốn nói là bất
khả thi. Có thể nói, dầu khí hiện đang là vấn đề an ninh quốc gia hàng
đầu của Trung Cộng (còn hơn cả cách mạng Hoa Lài). Thiếu dầu, guồng máy
kinh tế TQ sẽ chững lại và tiếp theo đó là bất ổn chính trị. TC phải
luôn chủ động với nguồn dầu vì lý do sinh tồn của cả chế độ.
Biển Đông với trữ lượng dầu khí được ước tính là “vùng vịnh thứ hai”
của thế giới. Với trữ lượng dầu khí lớn như vậy, nó trở thành miếng mồi
ngon khiến Siêu cường TC thèm khát. TC sẽ hoàn toàn yên tâm về sự phát
triển và an ninh năng lượng của mình nếu độc quyền chiếm lĩnh để khai
thác nguồn lợi dưới lòng biển. Thềm lục địa VN và khu vực quần đảo Hoàng
Sa – Trường Sa là nơi chứa trữ lượng dầu to lớn. Hơn nữa, Biển Đông còn
là hải lộ huyết mạch của cả khu vực Đông Á . Kiểm soát biển Đông giúp
tàu bè TC có được cửa ngõ thuận lợi để tiến ra Đại dương và nắm sinh
mệnh của cả khu vực Đông Á Thái Bình Dương. Điều còn lại là làm cách nào
để cưỡng chiếm nguồn lợi đó một cách hữu hiệu nhất.
Việc vẽ lại bản đồ Biển đông theo hình lưỡi bò chín đoạn đã thể hiện
rõ nét giả tâm muốn chiếm đoạt bất hợp pháp biển Đông của chính quyền CS
TQ. Tất cả điều đó đe dọa trức tiếp đến an nguy và quyền lợi quốc gia
của Việt Nam
Trước đây, đã xảy ra nhiều vụ bắn giết ngư dân VN nhưng chính quyền
Hà Nội chỉ lên tiếng tượng trưng vì sợ ảnh hưởng đến tình “hữu nghị”
giữa hai Đảng. Thời gian gần đây, khi xảy ra một loạt những hành vi xâm
phạm chủ quyền nghiêm trọng như: Hải quân TC gia tăng thực hiện những
hành vi gây hấn đối với tàu bè của các nước trong khu vực gồm
Philippins và VN. Đội tàu Hải giám của TC đã tìm mọi cách quấy rối, cản
trở việc lưu thông trên biển thuộc đặc quyền kinh tế của VN, tiếp tục
hành vi tội ác, bắn giết đe dọa ngư dân VN – những người gián tiếp hay
trực tiếp bảo vệ và khẳng định chủ quyền lãnh hải VN. Những ngư dân tại
Đảo Lý Sơn đã trở thành những vị anh hùng đất Việt trong thời đại ngày
nay khi máu của họ hòa vào dòng biển nóng vì bị hải quân TC bắn chết,
nhưng họ là những anh hùng đơn độc
Trước thái độ bạo ngược, kẻ cả kiểu côn đồ của Trung Cộng, chính quyền Hà Nội đã làm gì?
Một mặt, phát ngôn viên Bộ ngoại giao VN lên tiếng phản đối “mạnh mẽ”
hành động của Hải quân TC. Mặt khác, tại trong nước Chính quyền Hà Nội
ra sức trấn áp thô bạo các cuộc biểu tình, tuần hành chống TC của dân
chúng VN tại Hà Nội và Sài Gòn. Các phương tiện truyền thông quốc nội
đưa tin về Hồ sơ Biển Đông với tất cả sự dè dặt và thận trọng khiến
người dân VN không nhận thức hết được mối nguy hiểm đang đe dọa đến an
nguy dân tộc.
Các nước có tranh chấp trong khu vực kêu gọi Hoa Kỳ tham gia đàm phán
đa phương giải quyết hồ sơ biển đông. Philippins tập trận chung với HK
và vận động Thế giới lên tiếng ủng hộ, chủ quyền biển đảo của Phi. Ngược
lại, VN và TQ đi đến thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng mối quan hệ
song phương.Thứ trưởng bộ quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh từng lên tiếng từ
chối việc tập trận chung với HK rằng VN chưa có ý định tham gia tập trận
quốc tế.
Chúng ta nhận thấy hành động của chính quyền Hà Nội đang có sự mâu
thuẫn, đối lập khó hiểu. Họ coi trọng mối quan hệ với Đảng CS TQ hơn cả
quyền lợi và an ninh quốc gia. Những phản ứng trong thời gian gần đây
của chính quyền VN được xem là lấy lệ và để xoa dịu dư luận. CSVN vẫn
“kiên quyết giữ vững lập trường” thương nghị hòa giải trong hòa bình,
“bảo vệ tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước và hai Đảng”. Không khó để
nhận ra, mối quan hệ giữa VC và TC là mối quan hệ phụ thuộc, thầy trò.
Công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng, rồi đến việc khai thác quặng
Bauxite tại Tây Nguyên và mới đây, Phát ngôn viên Bộ ngoại giao TC Hồng
Lỗi đề cập đến sự “đồng thuận” giữa hai nước trong vấn đề Biển Đông
khiến dư luận trong nước xôn xao lo lắng. Qua những vụ việc trên người
ta không ai biết điều gì đang thực sự xảy ra trong mối quan hệ “đồng
chí, anh em “ giữa hai đảng CS, và quyền lợi quốc gia dân tộc VN đang ở
vị trí nào trong mối quan hệ đó, tất cả là một sự mờ ám
Điều nguy hiểm nhất, đáng sợ nhất là CS VN sẽ vì quyền lợi đảng CS
và chế độ mà hy sinh quyền lợi quốc gia. Một đất nước mà giới cầm quyền
không hành động vì lợi ích quốc gia mà hợp tác với kẻ thù, giúp kẻ thù
dễ dàng thôn tính, chiếm đoạt đất nước mình thì chắc chắn một thời gian
không xa nữa đất nước đó sẽ bị diệt vong. Từ khi lập quốc, dù ngoại bang
có sức mạnh to lớn đến đâu chăng nữa, sự đồng lòng đánh đuổi kẻ thù của
người Việt sẽ giúp dân tộc vượt qua mọi hiểm nguy. Ngày hôm nay, người
dân VN còn sợ hãi chưa dám lên tiếng bày tỏ lòng yêu nước (vì sợ chế độ
đàn áp), chưa thực sự đoàn kết để chuẩn bị đối đầu với hiểm họa Bắc
thuộc, trong khi đó, bộ máy lãnh đạo lại đề cao mối quan hệ “đồng
chí-anh em” với kẻ thù dân tộc, luôn miệng xưng tụng “16 chữ vàng” thì
hiểm họa mất nước và nguy cơ bị đồng hóa đang cận kề. Những người VN yêu
nước hãy mau chóng tập hợp nhằm tìm kiếm giải pháp cho quốc gia.
© Huỳnh Trọng Hiếu
© Đàn Chim Việt
No comments:
Post a Comment