Sunday, July 15, 2012

Tại sao Trung quốc ra lệnh cấm mua hàng xa sỉ?



Nguyễn Hoàng Hà - Tình trạng phân biệt giầu nghèo ở Trung quốc và ở một số quốc gia đang hội nhập kinh tế thị trường không chú ý đến quyền lợi chính đáng của người lao động, lợi ích quốc gia đều đang diễn ra những mâu thuẫn xã hội ngày càng lớn và trở nên quyết liệt có nguy cơ bùng nổ cách mạng. Nhiều chính sách của nhà nước đưa ra chỉ phục vụ cho lợi ích nhóm, tập đòa, nhiều cơ quan xí nghiệp nhà nước bỗng biến thành của một gia đình, dòng họ và bè phái. Tất cả tài sản mồ hôi công sức của công nhân làm nên công ty, xí nghiệp đó bỗng phút chốc thành của riêng những người mà tự mình cho mình có quyền hạn vô hạn.


Trong khi gười dân đang phải lo tiếng bát cơm, manh áo, sông trong những với túp lều tồi tàn ở ngoại ô hay dưới gầm cầu v.v… thì trái các quan lại “đầy tớ nhân dân” thì ăn chơi xa sỉ đến mức như là đốt tiền không tiếc.Vì thế ngày càng có nhiều cuộc biểu tình nổ ra khắp nơi và đa số người dân đang rất căm tức quan lại, các lãnh đạo Đảng và Nhà nước.


Ngày nay các danh từ xưng hô như đồng chí, cán bộ nay không bao giờ còn được gọi trong giao tiếp xã hội, giữa những người lãnh đạo của Đảng và Nhà nước với người dân từ cấp xã, huyện, trung uơng. Thay vào đó ở thôn quê nay gọi vị chủ tịch xã là lý trưởng, chánh tổng và lãnh đạo huyện là quan huyện, còn với cấp tỉnh là ông Vua tỉnh, rồi lãnh đạo Trung uơng được gọi là Hoàng đế, hay ông Hoàng.

Nguyên nhân có tình trạng này là cán bộ ngày càng xa dời quần chúng va có thái độ bề trên, là ông chủ của các “ chủ nhân thực sự xã hoi”họ đối xử hành dân như các ông chủ thời phong kiến xưa nhưng lại thêm cách quản lý kiểu tư bản hôm nay. Thành ra người dân trở thành một cổ 3 tròng va lẫn lộn trong nhiều chính sách chồng chéo tu bản không ra tư bản, cộng sản không ra cộng sản và lại có thêm hơi hướng đậm nét của phong kiến là quan liêu và gia trưởng, thậm chí còn phát xít nữa. Mau thuẫn về chính trị đã được thể hiện cao nhất ra bên ngoài đó là sự khác nhau trong cuộc sống chênh lệch qua mức tưởng tượng. Hãy chỉ lấy một ví dụ về những cái nhỏ nhất mà ngay báo chí nhà nước Trung quốc đăng tải đã thấy rõ sự lo lắng đến tột cùng của các quan lại cấp cao nhà nước khi chênh lệc quá cao giữa người lãnh đạo thường được naaps trong danh từ “” đầy tớ của nhân dân” và “ chủ nhân của đất nước”. Theo Tân Hoa Xã, chính phủ Trung Quốc hôm thứ 2 (9/7) đã ra quy định yêu cầu các quan chức cần phải có “một phong cách làm việc tiết kiệm” và cấm họ mua bán những hàng hoá xa xỉ. Đây là quy định hạn chế chi tiêu có tên là “Ba công”. Theo đó, các quan chức không được nhận, tặng hay mua các món đồ xa xỉ hoặc sử dụng dịch vụ quá đắt đỏ. Chỉ thị mới được đưa ra chỉ 1 tuần sau khi chính phủ Trung Quốc yêu cầu ngừng mua vây cá mập - một món ăn xa xỉ trong các bữa tiệc chiêu đãi nhà nước. Quy định hạn chế chi tiêu trên xuất phát từ một số các quy định được đưa ra tuần trước của tỉnh Wenzhou (Trung Quốc), trong đó giới hạn các quan chức tỉnh chỉ được dùng bữa với giá tiền tối đa là 60 tệ (9,40 USD)/người, thay vì các bữa ăn hoang phí. Tỉnh này cũng vừa sắp xếp lại đội xe của mình, bán 215 phương tiện không cần thiết.

Trước đó, các quan chức Trung Quốc cũng đã bị cắt giảm một số đặc quyền như dùng bữa tại các nhà hàng, sử dụng ôtô công hay các mặt hàng cao cấp khác như rượu, bia, thuốc lá v.v. Quy định mới của Chính phủ sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10, bất cứ ai không tuân thủ quy định này đều sẽ bị sa thải.

Bên cạnh đó, vẫn còn một số hoài nghi về việc liệu chính phủ có thực sự quản lý được cán bộ của mình hay không? Tháng 3 vừa qua, công chúng Trung Quốc đã thực sự tức giận khi chứng kiến các quan chức mang theo những chiếc túi xách đắt tiền, đeo đồng hồ mạ vàng tại cuộc họp Quốc hội thường niên.”

Một người công nhân ngành xây dựng mà bố anh ta xưa chính là hồng vệ binh của thời kỳ cách mạng văn hóa, người đã tham gia đấu tố nguyên Soái Hạ-Long nói rằng: “Đây là cách giữ chôn, giữ của cho kẻ cướp. Những kẻ có tiền giầu có không đổ mồ hôi vì bằng tham nhũng thì mua sắm sa sỉ mà thôi. Nếu họ phải đổ mồ hôi sôi giọt máu làm ra đồng tiền chính đáng thì mới biết tiết kiệm giữ tiền làm việc công đức có ích. Chẳng qua vị sợ dân bất bình thấy cảnh giầu nghèo quá lớn bất công mà nổi dậy lật đổ họ nên mới cấm. Nhưng tôi hỏi liệu anh lắm của đến mức tiêu không hết mà không biết làm thiện nguyện, làm việc công đức từ thiện thì anh sẽ làm gì? Anh phải đánh bạc, chơi gái, mua sắm đồ xa sỉ va làm đủ mọi hành vi xấu.”

Người ta rất chú ý tới một cuộc khảo sát được Ủy ban Dân số và kế hoạch hóa gia đình Bắc Kinh công bố ngày 11-7 cho thấy 56,4% công dân địa phương này cảm thấy không hạnh phúc, con số cảm thấy vô cùng hạnh phúc chỉ là 0,08% và hơn một nửa người dân Bắc kinh không cảm thấy hạnh phúc va các chính sách của Đảng và Nhà nước đem lại quyền lợi cho họ.

Một vị giáo sư của Trường đại học Bắc Kinh Wo Jianzhong đã tiến hành cuộc khảo sát nói trên từ tháng 3 đến tháng 6 năm nay trên tất cả 16 quận huyện của Bắc Kinh. Trong số những người tham gia, ở độ tuổi từ 20 đến 79, chỉ có 0,08% cảm thấy vô cùng hạnh phúc, 2,5% nhận là rất hạnh phúc, 22,8% hạnh phúc còn lại phần đông 56,4% người nói rằng họ không hạnh phúc.

Cuộc điều tra cho thấy 8 yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến hạnh phúc là thu nhập, điều kiện sống, môi trường sống, sức khỏe, việc làm, giáo dục, tình trạng hôn nhân và đời sống tình dục.

Ngoài ra, các gia đình Bắc Kinh đều có chung mối quan tâm và chịu áp lực tâm lý lớn nhất  từ những vấn đề như an toàn thực phẩm, điều kiện kinh tế, sự thay đổi nhanh chóng của xã hội, giáo dục và thảm họa tự nhiên.

Chênh lệch về mức sống trong xã hội thì như thế nhưng chênh lệch về mọi phương diện giữa thủ đô và các thành phố lớn với nông thôn và đặc biệt là miền núi lại càng ở mức chênh lệch kinh khủng hơn. Hầu như mọi nguồn tài chính đều được huy động cho việc mở rộng thủ đô đến mức đã gây ra kẹt giao thông nghiêm trọng, ô nhiễm và đặc biệt là lụt sau mỗi cơn mưa. Người ta cho rằng không phải là lãnh đạo Đảng và Nhà nước không biết điều này nhưng mở rộng thủ đo cũng có nghĩa là nhiều công trình sẽ được mọc lên, nhiều đường xá mở mang va đất đai được quyền thu gom của dân v.v…đây là cơ hội cho các đầy tớ nhân dân làm giầu một cách nhanh chóng nhất.

Lại nữa, trong đó, an toàn thực phẩm đứng đầu danh sách bởi vì nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe của người dân.

Tuổi tác cũng ảnh hưởng đến cảm giác hạnh phúc và những công dân Bắc Kinh từ 20 đến 29 tuổi là nhóm hạnh phúc nhất. Giáo sư Wo giải thích rằng những người ở độ tuổi này tham vọng nhiều hơn về sự nghiệp và cuộc sống, có sự tự tin vào bản thân và hi vọng vào tương lai.

Trong khi đó, những người ở tuổi 40 chịu áp lực lớn nhất do công việc, còn những người 50 tuổi lại thường lo lắng cho cho việc học hành của con cái nên dẫn đến việc cảm thấy không vui. Riêng bộ phận dân cư ở lứa tuổi 60 đứng cuối cùng trong bảng xếp hạng mức độ hạnh phúc.
Theo giáo sư Wo Jianzhong, để nâng cao mức độ hạnh phúc, chính phủ cần cải thiện điều kiện sống và kinh tế, cải thiện các dịch vụ chăm sóc y tế và cung cấp cơ hội việc làm cho người dân. Đồng thời, mỗi công dân nên giữ cho mình ở trạng thái tâm lý lạc quan, lành mạnh, chăm chỉ đọc sách và kết bạn nhiều hơn.

Nhưng đa số bạn đọc đều cho rằng những kiến nghị của vị giáo sư này là chỉ cải cách ở cành mà cái gốc không hề được cải cách. Cái chính đó là phải tư nhân hóa các xí nghiệp, ngân hàng, các cơ quan nhà nước và ban bố luật đất đai, phải đặt quyền của quốc hội lên cao giám sát nhà nước và các tòa án, viện kiểm sát, báo chí phải được hoạt động độc lập không có sự can thiệp của Nhà nước như hiện nay.

Và sau cùng là bầu cử ứng cử phải được tụ do có sự giám sát của chính người dân và thậm chí của cả báo chí cùng các tổ chức quốc tế. Có như thế mới thực sự công bằng. Còn phiếu bầu hiện nay chỉ là phiếu giả, họ có thể in ra và lấy đó để tính đếm. Nhân dân không được quyền xem họ đếm ra sao, chỉ có cái quyền duy nhất là gật đầu nếu không thì mặc.

Con đường mô hình xã hội chủ nghĩa với kinh tế tư bản mới chỉ bắt đầu hơn 30 năm nhưng hậu quả mà người dân đang nói rằng: “người công nhân và nông dân sẽ chuẩn bị cuốc thuổng để chôn chủ nghĩa tạp phế lù này duới hố sâu đã được đào sẵn” như ông Max-Lê nin đã nói.
Ngày 13 tháng 7 năm 2012.

© Nguyễn Hoàng Hà
© Đàn Chim Việt

No comments:

Post a Comment