Tác giả: Angela Köckritz Người dịch: Nguyễn Hội
Trường hợp Bạc Hy Lai (Bo Xilai) cho thấy: Đảng Cộng sản Trung Quốc đã mất kiểm soát. Trận chiến tranh giành vai trò lãnh đạo leo thang, lãnh đạo tỉnh nắm quyền lực.
Một số người gọi nó là phim bộ gay cấn nhất của Trung Quốc, nhưng kịch bản của bộ phim không phải chịu sự kiểm duyệt của nhà nước. Và có lẽ không một nhà văn nào có thể nghĩ ra được là tầng lớp chính trị gia Trung Quốc tự phơi bày cho người dân một bi kịch có thực. Vai trò chính của vở bi kịch: một kẻ thèm khát quyền lực, một vị Chúa vùng có uy lực đã bị tước mọi quyền hành một cách ô nhục.Vợ của ông ta bị tình nghi đầu độc giết chết một thương gia bạn người Anh. Các vai phụ: chàng con trai được nuông chiều, thường lái lượn những chiếc Porsche và Ferrari trong vùng, trong khi cha của mình thúc giục dân chúng hát những bài hát về Mao, công an trưởng đã bị sa thải và blogger tại Trung Quốc là những người luôn luôn phát triển những mã từ mới để báo cáo liên tục về tình trạng Bạc Hy Lai mặc cho sự kiểm duyệt gắt gao.
Trên toàn thế giới, tên của ông ta là đồng nghĩa với cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất của Trung Quốc từ hơn hai mươi năm qua. Cuộc khủng hoảng, các vết nứt lớn trong cơ cấu của đảng cho thấy rằng – cũng có thể táo bạo như âm thanh của nó – có thể đưa đến một cuộc tranh luận cải cách chính trị đã quá hạn từ lâu. Sự kiện này sẽ là một cuộc tranh luận thực sự đầu tiên kể từ năm 1989.
Có thể nói: xui cho đảng là vụ bê bối về Bạc (Bo) bây giờ mới được khám phá, đặc biệt là trong giai đoạn nhạy cảm thay đổi thành phần lãnh đạo. Vào tháng mười, Đại hội Đảng thứ 18 được tổ chức. Sau đó lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao) và Thủ tướng Ôn Gia Bảo (Wen Jiabao) sẽ từ chức, những người kế vị họ có khả năng sẽ là Tập Cận Bình (Xi Jinping) và Lý Khắc Cường (Li Keqiang). Người được nêu trước (Tập Cận Bình) là một người đàn ông lực lưỡng, khá gần gũi với dân chúng, được thấy qua chuyến đi Mỹ vài tháng trước đây. Người thứ hai nhìn có vẻ là người qui củ đến từng ngọn tóc. Định hướng chính trị của họ chưa được thấu hiểu rõ. Điều này sẽ là tiêu chuẩn tương lai của Uỷ ban thường vụ Bộ Chính trị, là cơ chế chính trị mạnh nhất nước, bảy trong số chín ghế của cơ chế này sẽ được thay thế trong đại hội tới đây.Ủy ban đưa ra các đề cương chính sách cho Trung Quốc – và các đề cương này cũng ảnh hưởng từ lâu đến các vấn đề kinh tế của phần thế giới còn lại.
Có thể nói rằng: Vụ bê bối trên đã nhận diện được chỉ vì đảng đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Người ta có thể dấu diếm được một vụ giết người. Nhưng không thể dấu được một đè nén về quyền lực.
Mục tiêu chính của Bạc Hy Lai (Bo Xilai) vào được uỷ ban thường vụ Bộ Chính trị, nên ông đã bỏ nhiều nỗ lực vận động cho “Mô hình Trùng Khánh”: chấp nhận chủ nghĩa tư bản, nhưng biện pháp nhà nước XHCN phải được áp đặt, dùng bạo lực nhiều hơn đối với Mafia (và những người bất đồng chính kiến), bày trí xã hội theo kiểu cách chủ nghĩa xã hội (cờ đỏ và các bài hát về Mao). Mô hình đối nghịch được tỉnh Quảng Đông ở miền Nam Trung Quốc đưa ra: chấp nhận chủ nghĩa tư bản, không cần xây dựng mạng lưới xã hội, nhưng nhiều an toàn pháp lý hơn. Nhiều người cho rằng sự lật đổ Bạc (Bo) là một chiến thắng của phe cải cách. Thực sự đây không phải là cuộc đấu tranh tư tưởng giữa các phe phái và cũng không phải là sự đói quyền hành của một chính trị gia có uy tín, nhưng là một biểu lộ sự không kiểm soát được của Đảng Cộng sản, của các lực lượng trọng yếu cuộc cải cách kinh tế trong nhiều thập niên vừa qua. Trung tâm quyền lực đã bị dao động.
Bạc Hy Lai (Bo Xilai) đã khai thác tình thế. Theo nguồn tin của The New York Times trước đây vài ngày, Bạc (Bo) không chỉ cho nghe lén các đảng viên mà thậm chí đã cho nghe lén cả Chủ tịch Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao). Đồng thời ông tìm cách liên lạc với các tướng có quyền thế trong quân đội. “Đó là một điều cấm kỵ tuyệt đối với các nhà lãnh đạo dân sự“, Willy Lam, nhà báo và nhà khoa học chính trị thuộc Đại học Hong Kong cho biết như trên. Một người trong cuộc dấu tên cho biết toàn bộ lãnh đạo đảng „cảm thấy bị đe dọa bởi Bạc Hy Lai. Người ta tin rằng ông ấy có thể phá hủy sự đoàn kết của đảng. Vì vậy, họ không muốn sự tồn tại của ông ta nữa“. Trường hợp Bo xảy ra bởi vì Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) không có quy tắc qui định người kế nhiệm rõ ràng.
Qui định người kế nhiệm là yếu điểm lớn của hệ thống độc đoán. Đối với ĐCSTQ vấn đề này rất nan giải. Hai trong số ba người kế vị được Mao Trạch Đông chỉ định đã không được tôn trọng. Người đầu tiên chết trần truồng và tiều tụy trong một nhà tù, người thứ hai chết trong một vụ tai nạn máy bay bí ẩn. Chỉ có người thứ ba, là Hoa Quốc Phong (Hua Guofeng), được thành đạt, nhưng cũng đã bị lật đổ ngay sau đó bởi Đặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping). Ngay cả người kế nhiệm Đặng Tiểu Bình là Giang Trạch Dân (Jiang Zemin ) cũng là sự lựa chọn thứ ba. Nhưng ông ta đã truất phế người bảo trợ mình một thời gian ngắn sau khi nhận nhiệm vụ. Tuy nhiên, cả Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình không phải là những chính trị gia đã buộc đảng thực thi ý muốn của mình – ngay cả khi Đặng Tiểu Bình đã trái ngược với Mao là bị buộc phải lấy ý kiến của các đảng viên lão thành. Cả hai đều chỉ định được thành phần uỷ ban thường vụ, nhưng không chỉ định được người kế nhiệm cho mình. Trong đảng hiện nay không còn người có thế lực mạnh nữa. Và nguyên tắc (cho việc quy định kế nhiệm) cũng không có. Sự đè nén quyền lực đã thách thức các phe nhóm có những âm mưu chọi lẫn nhau..
Các quan chức nhà nước ăn cắp quyền tự do của quốc gia
Từ năm 2007, đảng cho thử nghiệm cuộc bỏ phiếu trong phạm vi những đảng viên chủ chốt. “theo cách thức như thể, các Giám mục sẽ bầu chọn Đức Giáo Hoàng „ một người trong cuộc cho biết. “Nhưng có một vấn đề ở đây là: phiếu của các Giám mục có cùng trọng lượng. Trong đảng thì khác, giá trị phiếu của cá nhân người này cao hơn, những người khác thấp hơn“. Điều đó không chỉ lệ thuộc vào chức vụ mà còn lệ thuộc vào phe nhóm, nền tảng gia đình. Nội bộ của đảng rất phức tạp, làm thế nào thể chế hóa tất cả qua một thủ tục bầu cử?
Tại sao lại khó khăn như vậy? Bởi vì nó đe dọa đến chế độ. Lật lại những cuốn sách sử ta thấy được những các cán bộ đảng đã làm. Vào năm 1949, khi Mao Trạch Đông thành lập nước Cộng hòa nhân dân, ông ta đã tạo ra một huyền thoại là ông đã làm mới hoàn toàn. Trong thực tế, ông đã duy trì cấu trúc cơ bản của hệ thống chính trị Hoàng đế cũ và đặt vào đó nhân sự của các tổ chức cộng sản. Và do đó ngày nay Trung Quốc vẫn là một quốc gia y nguyên như thời Hoàng đế đầu tiên cách đây hơn 2000 năm: là một quốc gia quan chức chuyên quyền. Các nhà lãnh đạo thường thành công trong việc tích hợp các học giả và những người có tham vọng, nhằm củng cố quyền lực, tuy nhiên sự việc này đã từ lâu không còn đạt hiệu quả rất nhiều nữa.
Sự tiến bộ của Trung Quốc kể từ năm 1978 là một ví dụ. Tuy nhiên, nhà nước quan liêu độc đoán cũng là nhược điểm rất lớn. Thiếu tiếng nói của nhân dân và dân chủ, thiếu kiểm soát và cân bằng. Trung Quốc có cơ hội để tái tạo lại chính mình. Theo các nhà sử học, 20% các triều đại Hoàng đế (Trung Quốc) bị lật đổ bởi xâm lược từ bên ngoài. 40% bởi các cuộc nổi dậy của người dân trong nước. Và 40% bị sụp đổ bởi chính nội bô của họ. Bởi vì các ứng cử viên, những người ham muốn ngự trị trên ngai vàng tàn sát lẫn nhau. Bởi vì các Bộ đeo đuổi lợi ích riêng của mình và không còn nhằm phục vụ nhân dân. Bởi vì nhiều cá nhân công chức và các chúa tỉnh (vùng) cảm thấy không có nghĩa vụ đối với trung tâm quyền lực. Điều này không có nghĩa là ngày mai chế độ Đảng Cộng sản sẽ sụp đổ. Nhưng là những dấu hiệu đáng lo ngại cho sự sụp đổ chế độ.
Ví dụ về chính sách đối ngoại của Trung Quốc, chính sách này ngày càng nhiều người tham gia lèo lái hơn để nhằm thực hiện mục đích của riêng mình. Trong một nghiên cứu về sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông (South China Sea) nhóm International Crisis Group cho biết, có 11 phòng ở cấp Bộ đeo đưổi lợi ích cá nhân của họ (tại Biển Đông), và thường gây ra những hậu quả nghiêm trọng có tầm vóc quốc tế.
Trong nhiều thập niên qua, Bắc Kinh đã cố gắng gầy dựng niềm tin với các nước láng giềng phía đông nam qua một cuộc chiến thuật tấn công hấp dẫn. Họ đã thành công cho đến khi – kích hoạt bởi các ngư dân Trung Quốc và tàu tuần tra – các sự kiện xảy ra chung quanh các hải đảo mà một số nước lân cận cùng tuyên bố chủ quyền. Những nước láng giềng cảm thấy bị áp lực bởi Trung Quốc nên đã yêu cầu Mỹ giúp đỡ – phần lớn nhằm tỏ thái độ xấu đối với Trung Quốc. Sự hiện hữu hung hăng của Trung Quốc trong vùng biển Đông (South China Sea) không phải là kế hoạch chiến lược được đề ra tại Bắc Kinh. Đứng đằng sau là những ông chúa tỉnh đầy tham vọng, muốn bảo vệ các khu vực tranh cãi cho ngành thủy sản và cho các dự án du lịch. Các Bộ đã lợi dụng chi phí của các cơ quan chính phủ khác làm nổi bật Bộ của mình. Các công ty dầu mỏ gây áp lực để được khai thác tài nguyên khoáng sản có thể có ở nơi tranh chấp. Các cơ quan chính phủ, các tỉnh, các công ty nhà nước đã tự động hành động. Bộ Ngoại giao bất lực và thường phải làm trọng tài, khi xung đột xảy ra. Trung Quốc tự là kẻ thù của chính mình trong biển Đông (South China Sea), đó là kết luận của International Crisis Group.
Trong nội bộ, các chính phủ khu vực và địa phương giằnh co quyền lực và kiểm soát đảng. Không phải vì động cơ ý thức hệ, nhưng vì kinh tế tư lợi. Năm 2008, khi cuộc khủng hoảng kinh tế bột phát tại Tây phương, Bắc Kinh lo sợ cuộc khủng hoảng lan rộng tới Trung Quốc nên chính quyền trung ương đã mở “vòi cung cấp tiền“. Các quan chức điạ phương hành động nhiệt liệt, họ đo khả năng của họ theo GDP địa phương. Ý nghĩa của những dự án như vậy không được suy nghĩ kỹ càng: đây là một công viên vui chơi giải trí vĩ đại, ở đó là một hội trường khổng lồ. Mô hình Trùng Khánh của Bạc Hy Lai phần lớn được dựa trên sự bùng nổ của ngành xây cất, ông không chỉ xây dựng các tòa nhà sặc sỡ, mà cũng đã lên kế hoạch xây cất nhà ở giá rẻ cho người nghèo. Các chuyên gia tài chính muốn biết, có bao nhiêu khoản vay nợ xấu hiện thời trong hệ thống ngân hàng của Trung Quốc và trong vài năm nữa núi nợ của chính quyền cấp tỉnh sẽ lên cao tới đâu?
Nông dân bị tước đoạt bất hợp pháp
Có thời gian Trung Quốc đã có thể gánh chịu được một hoặc nhiều đầu tư sai lầm, bởi vì Trung quốc là một quốc gia nghèo, cần thiết gấp đường xá, sân bay và đường sắt. Thời gian đó đã qua rồi. Quốc gia với lợi thế có mức lương thấp ngày càng tăng. Nền kinh tế của Trung Quốc phải chuyển đổi tập trung vào các ngành có tính chất sáng tạo và các ngành công nghệ cao, nền kinh tế Trung quốc cần thiết sự phối hợp và đặc biệt là bảo đảm pháp lý. Liên minh giữa ngành xây dựng và chính phủ các khu vực dẫn đến vấn đề nan giải khác: Chính quyền địa phương phải đáp ứng ngân sách của họ và phải bán đất đai để có tiền. Muốn có đất đai để bán, chính quyền tịch thu đất của nông dân một cách bất hợp pháp và sử dụng côn đồ đánh đuổi nông dân đi nơi khác. Sự kiện này dẫn đến các cuộc phản đối ngày càng thường xuyên hơn trên khắp nước và mất tin tưởng vào đảng, sự tin tưởng này dù sao cũng đã bị tấn công bởi nạn tham nhũng lan tràn khắp nơi.
Bạc Hy Lai và người vợ có khả năng thương mại được cho là đã giấu đi số tiền lên đến một tỷ đô la Mỹ. Bà vợ bị cho rằng đã giết chết người thương gia bạn là Neil Heywood trong một cuộc xung đột. Theo biên bản chính thức, đó là điểm chính của vụ bê bối. Về thực chất, không có gì gọi là mới lạ đối với công chúng Trung Quốc, bê bối về tham nhũng là chuyện quá bình thường. Một điều đáng ngạc nhiên là – có lẽ trong sau vụ bê bối của Bạc – từ trong nội bộ hệ thống quyền lực đã dấy lên báo động. „Một số cá nhân sử dụng các thủ đoạn của Mafia trong quân đội.“. Không phải chỉ một người đã không hổ thẹn làm giàu bản thân, hấp dẫn và đe dọa những người khác. „Họ đang tấn công các quan chức đứng đắn, bắt cóc và tống tiền những người này.“ Điều đó không do người bất đồng chính kiến phát biểu, mà do tướng Liu Yan phát biểu gần đây, tướng Liu Yan là một quan chức quyền lực nhất trong các bộ phận hậu cần của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, theo báo cáo của tạp chí Chính sách Ngoại giao (Foreign Policy- Magazin) dành cho cán bộ của mình. Liu là người hiểu biết vấn đề, nhưng không nhìn thấy được cơ quan của ông có nhiều hợp đồng khổng lồ về bất động sản, về tài chính và thực phẩm. „Không quốc gia nào có thể đánh thắng được Trung Quốc. Chỉ có tham nhũng của chính mình mới có thể tiêu diệt được chúng ta.“
Không chắc chắn những cảnh báo ngắn gọn như vậy sẽ dẫn đến hậu quả. Trung Quốc bị bịnh do chính mình gây ra và chỉ có một cách duy nhất có thể giúp được, đó là cải cách chính trị. Không phải vì các nhà bất đồng chính kiến hay các chính phủ Tây phương đòi hỏi, nhưng vì đảng với hệ thống quyền lực tuyệt đối trống rỗng không giải quyết được mà còn làm vấn đề tồi tệ hơn. Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã thường kêu gọi cải cách kiểu, cải cách của ông kêu gọi không thuộc kiểu dân chủ phương Tây, nhưng là một nhà nước pháp quyền. Các đồng chí nhiều quyền lực của ông đã luôn luôn bỏ ngoài tai, không nghe. Có lẽ bây giờ ông đã có một thế lực hỗ trợ. Trong những ngày gần đây, ba tờ báo đảng có ảnh hưởng, bao gồm tờ Nhân Dân, đăng tải một loạt các bài bình luận rất dài về cải cách chính trị. Đó là điều không bình thường và theo ý kiến của nhiều nhà quan sát, sự kiện trên chỉ có thể xảy ra với sự đồng ý của lãnh đạo tối cao.
Tờ South China Morning Post nhận định về trường hợp của Bo rằng, đảng sẽ đưa ra một án quyết, Bạc (Bo) có thể bị xoá đi. Nhưng những vấn đề đã đưa trường hợp của ông ta ra ánh sáng, thì không thể xoá đi được.
Tựa đề nguyên thủy: Kader außer Rand und Band
đăng trên tuần báo „Die Zeit“ ngày 03.05.2012
đăng trên tuần báo „Die Zeit“ ngày 03.05.2012
© Nguyễn Hội
© Đàn Chim Việt
No comments:
Post a Comment