
Nguyễn Tường Thuy - Hôm nay nhận được tin anh .Không tin được dù đó là sự thật.
Tự
nhiên mình nhớ đến mấy câu thơ của Giang Nam khi thấy TTXVN đưa tin bác
Trọng phải hủy chuyến đi thăm Brazil. Chỉ cần thay chữ “em” trong câu
thơ bằng chữ “anh” là đủ để nói lên tâm trạng của mình. Sự đột ngột gần
giống với tâm trạng của tác giả bài thơ “Nhớ con sông quê hương”. Ba Sàm
thì thốt lên đau đớn: “Tin sét đánh”.
Thật
chả ra làm sao. Tự nhiên mình ghét thêm cái thằng tư bản, nó cũng lật
lọng như gì, thế mà bảo dân chủ của nó kém mình một vạn lần, vẫn có đứa
bênh được mới lạ.
Ừ
thì cứ cho là tôi gợi ý cho anh mời đi. Ai bảo anh nể tôi mà mời. Anh
đã mời, tức là trước bàn dân thiên hạ họ chỉ biết là anh mời tôi chứ họ
quan tâm gì đến chuyện mời tự nguyện hay mời do nể.
Anh
mời người ta, rồi anh hối hận đã không cân nhắc kỹ, anh bịa ra cái lý
do chẳng ai tin để đổi ý. Quân tử nhất ngôn. Mà chẳng nhất ngôn nữa thì
sao anh không thay đổi từ lúc tôi chưa đi. Để đến khi tôi bay nửa vòng
quả đất, đã đến sát ngõ nhà anh, anh mới kêu là khó khăn đột xuất, bảo
tôi thông cảm. Ai mà tin được lời anh. Làm gì có khó khăn nào của nước
anh phát sinh ra trong mấy ngày tôi chơi ở Cu Ba? Hay anh khó chịu, hay
anh sợ về những gì tôi phát biểu ở Cu Ba? Việc chúng tôi nói chuyện với
nhau liên quan quái gì đến anh cơ chứ.
Khó
khăn của anh là gì? Sao anh không nói toạc ra để thiên hạ khỏi đồn đại,
dị nghị? Kinh tế khó khăn ư? Tình hình chính trị bất ổn ư? Không phải.
Hay là anh buồn vì chuyện phóng tên lửa tầm xa nhưng không thành công để
nó rơi xuống biển? Cũng không phải nốt vì anh thiết gì với thằng Bắc
Hàn.
Anh
giải thích kiểu gì cũng không thuyết phục vì thời đại In-tơ-nét này,
thông tin cập nhật đến từng giây, đất nước anh mấy ngày qua như thế nào
tôi biết chứ. Sao anh không nói toạc ra, dù cay đắng nhưng vẫn còn hơn
anh cứ lấp lửng như thế. Anh hẹn thôi, để dịp khác. Nói cho anh biết, đã
chơi nhau kiểu ấy thì chẳng còn dịp nào nữa đâu nhá.
Ấy
là mình tức quá, mới đứng thử ở vị trí một nhà ngoại giao mà nói như
thế. Mà nói như thế, mình mới chẳng bao giờ là nhà ngoại giao.
Mình
mãi mãi vẫn là thường dân, suốt ngày chúi mũi vào lo toan đến miếng
cơm, manh áo thì trở thành chính khách sao được cơ chứ. Vì vậy, lối suy
nghĩ của mình vẫn quẩn quanh ở chuyện hơn thiệt đời thường. Nghĩ đến
chuyện lật lọng của thằng Brazil trước hết, mình suy tính đến thiệt hại
về vật chất cái đã. Đi thăm hai nước trong một chuyến nó khác với chỉ
thăm một nước, từ sự bố trí thành viên trong đoàn đến mọi sự chuẩn bị
khác. Giá như nó không mời mình thì có phải đoàn công cán ở bên kia trời
Tây đã không kềnh càng như thế …
Cái
thiệt hại về kinh tế đã vậy, thiệt hại về danh dự còn tai hại hơn. Khi
đưa “tin sét đánh” nói trên, gã Ba Sàm bảo chơi xỏ nhau như vậy là làm
nhục quốc thể, sau lại chữa thành đảng… thể. Mình cho rằng nó làm nhục
quốc thể mới đúng cho dù bác Trọng là tổng bí thư. Ở cái quốc gia có tới
15 đảng phái (rõ là lộn xộn) của thằng Brazil thì người đứng đầu một
đảng có bị sao cũng chẳng hại gì đến quốc thể. Nhưng ở ta, đảng lãnh đạo
nhà nước và xã hội, cái này đã ghi vào hiến pháp rồi, vậy bác Trọng
chẳng phải nguyên thủ quốc gia là gì?
Càng
nghĩ lại càng tức. Không thể để chuyện này thành tiền lệ xấu, mình chợt
nghĩ hay là kiện thằng Brazil ra Liên Hợp Quốc? Lại phải xem công ước
quốc tế ta với nó cùng ký và các hiệp định, hiệp ước đã ký giữa ta với
nó có điều khoản nào cấm cái việc từ chối khách bất lịch sự như vậy
không. Phàm cái gì dính đến chuyện kiện cáo đều phải có cơ sở.
Tức
quá rồi sinh ra lẩn thẩn. Mình mới gõ vào Gúcgồ chấm Brazil xem nó có
cái gì xấu, lôi ra chửi cho một trận. À đây rồi, tổng thống nó chẳng
phải là thằng cha ngang ngược táo tợn nào hết mà lại là một ả đàn bà.
Tên ả đây: Dilma Rousseff. Nhưng từ nay, mình sẽ không bao giờ gọi ả với
tên đầy đủ nữa mà vứt bố cái đuôi đằng sau đi, chỉ gọi xách mé là Dilma
cho bõ tức, ma, má hay mẹ cũng thế cả thôi.
14/4/2012
N. T. T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
http://boxitvn.blogspot.ca/2012/04/toi-muon-kien-brazil-ra-lien-hop-quoc.html#more
No comments:
Post a Comment