Saturday, April 14, 2012

Bỏ phiếu bằng chân



TS. Nguyễn Hưng Quốc – Nếu được bình chọn, tôi nghĩ câu nói nổi tiếng nhất ở miền Nam trước năm 1975 sẽ là câu “Đừng nghe những gì Cộng sản nói; hãy nhìn những gì Cộng sản làm”; sau năm 1975, cũng ở miền Nam, là hai câu “Người Việt bỏ phiếu bằng chân” và “Nếu được tự do, ngay cả cột đèn cũng bỏ nước ra đi.”




Chinese tourists visit San Francisco. Hình: VOA Photo E. Lee

Câu “bỏ phiếu bằng chân” khá lý thú. Ở các nước dân chủ, người ta bỏ phiếu bằng tay. Ở Việt Nam, khi bầu cử chỉ là chuyện “chọn người xứng đáng thì cho vào hòm”, hình thức bày tỏ chính kiến một cách trung thực và quyết liệt nhất không nằm ở lá phiếu, bất cứ là lá phiếu gì, mà là ở bàn chân, ở cái nơi chúng quyết định hướng tới, dù phải vượt qua trùng trùng nguy hiểm, kể cả nguy cơ mất mạng. Do đó, có thể nói phong trào vượt biên sau năm 1975 mới thực sự là một cuộc trưng cầu dân ý lớn nhất của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Một cuộc trưng cầu dân ý khởi phát và được tiến hành bởi dân chúng.

Mà thôi, tôi không có ý định nhắc lại chuyện cũ. Câu nói “bỏ phiếu bằng chân” sống lại trong ký ức của tôi không phải vì Việt Nam mà vì Trung Quốc. Dĩ nhiên, tôi biết, khái niệm Trung Quốc hiện nay không gắn liền với khái niệm vượt biên. Trước, ngay sau 1949, lúc đảng Cộng sản mới giành được chính quyền ở Trung Quốc, thì có. Đài Loan chính là kết quả của phong trào vượt biên ấy. Nhưng hiện nay, khi Trung Quốc đã tương đối cởi mở, ít nhất về mặt kinh tế và xã hội, và đã rất phát triển, có hy vọng trở thành siêu cường quốc số một của thế giới trong thập niên sắp tới, không có chuyện người dân lũ lượt kéo nhau vượt biên nữa. Chỉ có một số người phản kháng và bị đàn áp xin tị nạn chính trị đây đó. Con số ấy, dù sao, cũng ít. Và dừng lại ở phạm vi cá nhân, chứ không thành phong trào.

Tuy nhiên, đó chỉ là mặt nổi. Ở một khía cạnh khác, các chuyên viên về di trú phát hiện đang bùng nổ một phong trào “vượt biên” mới của người Trung Quốc, lần này âm thầm hơn. Và cũng hợp pháp hơn. Mang nhiều hình thức khác nhau và với nhiều động cơ khác nhau, mỗi năm có hàng trăm ngàn người Trung Quốc tìm cách thoát khỏi đất nước của họ để được định cư ở nước ngoài. Hình thức phổ biến nhất và cũng được nhiều người nói nhất là xin đi du học và khi học xong thì ở lại luôn ở nước ngoài. Còn một hình thức khác nữa, gần đây mới được dư luận chú ý: di dân vì lý do thương mại.

Theo một số cuộc thăm dò ở Trung Quốc, khoảng từ 60 đến 80% những người thuộc loại giàu có nhất ở Trung Quốc với số tài sản từ 1.6 triệu đô la trở lên muốn hoặc đang có dự định xuất ngoại và sinh sống ở nước ngoài. Trong cái gọi là “nước ngoài” ấy, địa điểm được ưa chuộng nhất là Mỹ, và kế tiếp, Canada, quốc gia láng giềng của Mỹ. Con số những người Trung Quốc giàu có xin định cư tại Mỹ vào năm 2011 là 3000 người, tăng gấp bốn lần so với năm 2009. Hầu hết những người này xin định cư theo quy chế đầu tư (EB-5 visa). Điều kiện, theo quy định của chính phủ Mỹ, là phải bỏ ra số vốn ít nhất là 500.000 đô la, một số tiền đủ để tạo ra khoảng 10 công ăn việc làm mới cho công dân Mỹ. Đây chính là cửa ngỏ để các nhà kinh doanh giàu có ở khắp nơi đến Mỹ định cư và làm ăn một cách hợp pháp. Năm ngoái, số người Trung Quốc nộp đơn định cư theo diện này chiếm đến 78% tổng số đơn xin trên toàn lãnh thổ nước Mỹ.

Ở đây, chúng ta thấy ngay một nghịch lý mà Trung Quốc đang phải đối diện: một mặt, chính phủ Trung Quốc đang nuôi tham vọng vượt qua Mỹ, thay thế Mỹ trong vai trò siêu cường quốc số một trên thế giới, trước hết, trong lãnh vực kinh tế; nhưng mặt khác, giới siêu giàu ở Trung Quốc, những kẻ góp phần chính trong việc tạo nên sự giàu có của Trung Quốc và hưởng lợi nhiều nhất từ sự giàu có ấy lại loay hoay tìm mọi cách để sang Mỹ sinh sống.

Tại sao?

Hầu hết đều trả lời giống nhau: Họ muốn tìm ở Mỹ một điều mà Trung Quốc không có: sự an toàn.

Ở Trung Quốc, dù cực kỳ giàu và sung sướng, người ta vẫn thấy bất an. Bất an không phải vì sợ chính quyền Trung Quốc bắt bớ hay trấn áp như họ vẫn thường làm đối với những người bất đồng chính kiến. Không, giới doanh nhân chả cần biết gì đến chính trị. Họ không chống đối. Thậm chí, phần lớn họ ở vị thế rất thân chính quyền, hưởng nhiều lợi lộc từ chính quyền. Nhưng họ vẫn thấy bất an.

Lý do chính là bất an trước tiền đồ của Trung Quốc. Tiền đồ ấy đầy những rủi ro, xuất phát từ hai vấn đề chính: sự tham nhũng của cán bộ và sự bất mãn của dân chúng.

Sự tham nhũng ở Trung Quốc thì hầu như ai cũng biết. Bản báo cáo của Bloomberg News mới đây càng làm nổi rõ bức tranh tham nhũng khủng khiếp ấy: tổng số tài sản của 70 nhà lập pháp giàu nhất Trung Quốc vào năm 2011 là 89.8 tỉ đô la, nhiều hơn hẳn tổng số tài sản của 535 vị dân cử cấp liên bang của Mỹ; và nhiều hơn hẳn, gấp mười mấy lần, tổng số tài sản của 660 người lãnh đạo cao cấp nhất trong guồng máy chính phủ Mỹ (chỉ trị giá 7.5 tỉ đô la!)

Ở đây, có hai điều cần chú ý: một, đối tượng điều tra của Bloomberg News là các đại biểu quốc hội chứ không phải Bộ chính trị hay Ban chấp hành Trung ương đảng, những người có nhiều quyền lực, và do đó, thường giàu hơn hẳn giới lập pháp; và hai, khác với ở Tây phương, ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam, tài sản của mọi người, nhất là giới cán bộ tham nhũng, được giấu giếm và ngụy trang dưới nhiều hình thức và tên tuổi khác nhau, do đó, những gì người ta có thể thấy và kiểm kê được, chỉ là một phần nhỏ. Rất nhỏ.

Đáng kể hơn là sự bất mãn của dân chúng. Theo tiết lộ của chính phủ Trung Quốc, trong năm 2011 vừa qua, có ít nhất 180.000 cuộc biểu tình phản đối của dân chúng trên toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc, bình quân mỗi ngày là gần 500 cuộc biểu tình. Xin lưu ý: số lượng các vụ biểu tình càng ngày càng tăng. Năm 1993, chỉ có 8709 vụ; năm 2009, có 90.000 vụ. Từ năm 2009 đến năm 2011, trong vòng hai năm, số lượng các cuộc biểu tình tăng lên gấp đôi. Cũng xin lưu ý là ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam, biểu tình bị cấm đoán nghiêm ngặt. Vậy mà người ta vẫn biểu tình. Hơn nữa, còn biểu tình với mức độ rất thường xuyên. Chính vì vậy, nhiều người ghi nhận: ở Trung Quốc, người ta có thể ngửi thấy sự bất ổn ở khắp nơi.

Việc giới nhà giàu Trung Quốc tìm cách xin di trú ở Mỹ, trước hết, xuất phát từ cảm giác sợ hãi trước những bất ổn như thế. Người ta không biết giông bão sẽ ập tới lúc nào. Và lúc giông bão nổi lên, người ta có thể trở thành trắng tay.

Nhà văn Dư Kiệt (Yu Jie), một nhân vật đối kháng và cuối cùng quyết định rời bỏ Trung Quốc để sống hẳn tại Mỹ, đã cho hiện tượng người dân, kể cả giới trí thức và những người giàu có, đang tìm cách định cư ở nước ngoài, là một cách bỏ phiếu:

“Họ đang bỏ phiếu bằng chân” (These people are voting with their feet).
Giống y như ở Việt Nam mấy chục năm trước.
Và hiện nay nữa, không chừng.

TS. Nguyễn Hưng Quốc

Chú thích: Toàn bộ số liệu ở trên đều lấy từ bài “Is China really the place to be” của Joel Brinkley, giáo sư báo chí tại Đại học Stanford.


Is China really the place to be?

By: Joel Brinkley

March 18, 2012

If China is such a wondrous land of opportunity, as its leaders so often proclaim, then why are so many of China’s most successful citizens suddenly hungry to move to the United States?

Several recent internal surveys of China’s wealthiest citizens found that 60 percent to 80 percent of those worth at least $1.6 million say they either want to move or are already planning to. And for them, the U.S. is the most popular destination. Among wealthy Chinese, the number who applied for family green cards under a special program for the rich has nearly quadrupled since 2009, to 2,969 last year.

“Out of concern for the security of their own finances, they do tend to come to the United States,” said Kenneth Lieberthal, a former National Security Council official who now directs The Brookings Institution’s China Center.

And Thomas Fingar, a China specialist who served as chairman of the National Intelligence Council, added: “The elite, who almost by definition are politically connected, are uneasy and have questions about the system’s sustainability.”

The Chinese Communist Party is clearly worried about this, but it’s just one of several significant new trends that raise serious questions about the nation’s future.

All of this leads many longtime China experts to believe the Chinese people are experiencing “an awakening,” as some call it. Since Deng Xiaoping opened the economy 30 years ago, most Chinese have accepted an unwritten pact: They would accede to a dictatorial leadership as long as it brought them prosperity. In fact, over the following decades, hundreds of millions of Chinese have been pulled out of poverty. Today, China’s economy remains one of the world’s fastest growing — though it’s now showing clear signs of weakness.

But unbridled capitalism brings with it an ugly side: pollution, corruption, worker abuse. Chinese leaders have been far less effective at addressing those problems. Still, until recently, the promise of future wealth seemed to serve as a national anesthetic.

Now, however, while wealthy and successful Chinese are making plans to leave for America — the only major nation where that is so — the lower and middle class are in open, angry revolt. The government estimates that last year, the Chinese staged at least 180,000 “mass incidents,” as the government calls them — large local protests over corruption, land seizures, pollution, job safety and a dozen other social ills. That’s nearly 500 demonstrations nationwide each and every day.

The numbers are certainly approximate. Who’s actually counting? But they’ve almost certainly increased. In 1993, the official number was 8,709. By 2009, the Ministry of Public Security said the people staged about 90,000 mass incidents. And last year, Zhu Lijia, director of the Chinese Academy of Governance’s public-research department, said the number had doubled. Pointedly, nearly all the protests are aimed at local authorities, not the national government. For many, the memory of Tiananmen Square remains burned on the brain.

China, of course, is much more populous than the United States — 1.34 billion people vs. 313 million. But its land mass is slightly smaller. So as some China specialists noted, it’s interesting to contemplate what life here would be like if the U.S. faced nearly 500 large citizens’ protests every day.

“The sense of fragility in China right now is almost palpable,” said Fingar, now a distinguished fellow at Stanford University. “There’s the sense that it has been defying gravity for a long time.”

Along with the rich, Chinese intellectuals are also leaving, often after imprisonment and torture. Writer Yu Jie is one. He now lives in Fairfax, Va., and says he’s glorying in his newfound liberty.

“I can now enjoy freedom of speech and religion” as well as clean air, he said in an interview. “It’s good now. I have bought a house and plan to stay here at least five years.”

Hu Ben, a reporter for Southern Weekend, a respected weekly newspaper in Guangzhou, said emigration and mass incidents were not the only measures to watch. Another is the tens of thousands of women who travel to Hong Kong each year to have their babies — to give them citizenship in a freer society that also guarantees quality education.

“These people are voting with their feet,” Yu said.

Right now on Weibo, the Chinese version of Twitter, hundreds of parents are complaining about having to camp in the street day and night to register their children for kindergarten — for the 2014 academic year. As one put it, “the waiting period for getting your kids into kindergarten is longer than waiting” for an immigration visa to the United States.

What’s more, Hu mentioned a popular concern about the government’s continuing plunder of the nation’s wealth. While the Chinese economy has grown at the torrid rate of 9 percent or 10 percent over the past few years, the Chinese government’s income increased by 20 percent to 25 percent each year.

“There must be a limit,” Hu said in an interview.

Last month, Bloomberg News reported that the Chinese legislature’s 70 richest members accrued more wealth in 2011 than the combined net worth of all 535 members of the U.S. Congress, the president and his Cabinet. Quoting the Chinese magazine the Hurun Report, which chronicles the lives and foibles of the wealthy, Bloomberg said those 70 delegates now have a combined net worth of $89.8 billion, compared with $7.5 billion for the 660 most senior people in the American government.

“This reflects the serious problem of the uneven distribution of wealth,” Lieberthal noted. In fact, China is one of the world’s most unequal nation’s — a place where rich people can blithely ignore the state’s one-child rule by paying a $9,500 fine for each additional child — while nearly half of the nation’s poor don’t even have access to a toilet.

“Right now, there is a feeling of an exhaustion of hope,” said Andrew Nathan, a political scientist at Columbia University who specializes in China.

The Hurun Report was one of the publications that surveyed the wealthy, interviewing 900 people in 18 cities. While the sample was clearly not scientific, when Hurun published the story last fall, many thousands of people on Weibo said they would leave, too — if only they had enough money.

The World Bank just published a massive report concluding that the Chinese government must revamp its economy and social services if it hopes to survive.

“The case for reform is compelling,” the bank’s president, Robert Zoellick, said at a news conference in Beijing. “China has reached a turning point in its development path.”

Last week, Prime Minister Wen Jiabao made a vague call for “reform.” But as Sun Liping, a prominent sociologist at Tsinghua University, asked in a recent Chinese newspaper article: “During the process of social transition, how can we avoid the emergence of serious social disorder?”

Nathan, like others, does not believe a revolution is in store.

“I agree that China is a cauldron of turmoil and dissatisfaction,” he said. “And I don’t see the current system as forever. But I also don’t see an imminent collapse.”

The wealthy who are moving to America most often use the EB-5 visa, which goes to foreigners willing to invest at least $500,000 in a business that offers new jobs for at least 10 Americans. The Chinese call that “investment migration.” And the China Merchants Bank, along with global consulting firm Bain & Company, concluded in a recent joint report that it “is quickly increasing.” The Department of Homeland Security reported that 78 percent of the EB-5 applicants last year were Chinese.

The two companies said investment immigration to the U.S. “grew at a compounded annual rate of 73 percent over the past five years.” The companies also conducted one of those surveys of wealthy Chinese and found that almost 60 percent of them “have either completed investment immigration, applied for investment immigration or are considering it.”

The United States is their first choice, followed by Canada. Most of them say they come to provide a better education for their children, to safeguard their capital and because “of uncertainty about the nation’s future,” Yu said. “There’s no sense of security. No matter how rich those people are, they always live in fear.”

Most of these wealthy immigrants keep their Chinese passports, and many maintain business ties there. As a result, attempts to interview several of them, their real estate agents and immigration attorneys were greeted with universal refusal. All of them were nervous about what might happen to them should they return to China.
As an old Chinese joke goes: A boss asks his employee why he wants to move to the U.S. “Aren’t you satisfied with the pay, the work and China’s politicians?”

“Yes,” the man answers.

“So why are you moving?” the boss asks again.

“Because in other countries, I am allowed to say I’m not satisfied.”

Joel Brinkley, a professor of journalism at Stanford University, is a Pulitzer Prize-winning former foreign correspondent for The New York Times.

No comments:

Post a Comment