Blog Phan Thế Hải - Người Việt khắp năm châu đang nô nức đón tết cổ truyền. Sau Tết ít lâu là ngày thành lập đảng (tiệc). Tết năm Nhâm Thìn, tiệc ta sẽ tròn 82, cái tuổi hom hem mà quy luật khắc nghiệt của tạo hóa: Sinh- lão- bệnh- tử không cho phép đua đòi hiếu động. Dường như linh cảm được sự già nua gần miệng lỗ nên tại hội nghị TƯ bốn mới có chuyện chỉnh đốn chỉnh điếc, hy vọng kéo dài tuổi thọ.
Nghị quyết ban ra chưa được bao lâu thì xẩy ra vụ nổ ở Tiên Lãng- Hải Phòng- một trong những cái nôi của tiệc. Dẫu Tiệc ta đã tiến hành nhiều biện pháp để bưng bít, chỉ đạo chỉ điếc này nọ, nhưng cuối cùng, sự thật cũng từng bước được đưa ra ánh sáng. Theo đó, các tiệc viên cấp huyện, cấp xã ở đó không còn là công bộc của dân, lại càng không phải là người đại diện cho giai cấp công nông như lý luận của tiệc mà là cả một lũ câu kết với nhau để hại những người cần lao. Tiếng bom của Đòan Văn Vươn là kết quả của những đè nén áp bức kéo dài dưới sự lãnh đạo của Tiệc.
Thực ra thì chuyện ở Tiên Lãng về mặt bản chất cũng không có gì mới, bởi, sự bất hợp lý trong ách thống trị của mà tiệc thiết lập trên toàn lãnh thổ như là chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Quan chức tham nhũng, cờ bạc, gái gú diễn ra ở hầu khắp mọi nơi. Từ miền núi đến miền xuôi, từ trung ương xuống địa phương, đâu đâu cũng có. Phong trào “suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp” diễn ra ở mọi không gian và thời gian. Càng ngăn chặn càng bùng phát, còn đẩy lùi thì không bao giờ.
Trong một lần nói chuyện với Ls Đài, một tay Anti cộng, hắn nói đại ý: Trong một đất nước hơn tám chục triệu dân mà chỉ có tiệc ta, vừa già cỗi, vừa hủ lậu với hơn ba triệu đảng viên, đại diện cho một hệ tư tưởng cổ điển thì đó là một sự áp đặt hết sức vô lý và bất công.
Trong khi có hàng triệu người Việt Nam sống ở nước ngoài, qua con đường du học, du lịch, lao động, qua internet, qua các phương tiện truyền thông quốc tế, họ đã, đang và sẽ tiếp tục được tiếp thu những hệ tưởng khác nhau, những tư duy tiến bộ trên khắp thế giới, họ có quyền tự do bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình, họ có quyền thành lập các tổ chức, đảng phái chính trị để đại diện cho những quan điểm, tư tưởng phù hợp với nhu cầu đa dạng của đời sống.
Điều này Hiến Pháp không cấm, nhưng tiệc ta vì sự độc tài của mình nên đã cấm đoán, sách nhiễu, phân biệt đối xử hoặc cầm tù oan ức. Đây là sự vi hiến trắng trợn, phơi bày bản chất già nua lẩm cẩm, thậm chí là phản động của tiệc cầm quyền.
Cũng chính vì sự độc tài về mặt tư tưởng, nên tiệc cầm quyền chỉ được nghe những lời tâng bốc của những kẻ mưu lợi, kiếm chác tý chức sắc và lợi ích từ sự độc tài mang lại. Tiệc ta ít được nghe những ý kiến thật thà nên cứ tưởng là mình sáng suốt, vĩ đại. Các lãnh tụ của tiệc cho đến bây giờ vẫn nhầm lẫn rằng: “sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng nước ta.”
Chỉnh đốn đảng là chuyện không mới, thậm chí cũ như cái hũ. Tám mươi 2 tuổi đời với hàng trăm cuộc chỉnh đốn, nhưng, càng chỉnh đốn càng bệ rạc, thế hệ sau bệ rạc hơn thế hệ trước, lãnh tụ sau u tối hơn lãnh tụ trước. Dẫu có lạc quan đến mấy cũng không thể phủ nhận được rằng, tiệc ta đang đi xuống không phanh.
Viết đến đây tôi bỗng thấy ân hận vì với những người già nua mà mình dùng những lời lẽ thẳng thắn quá e rằng hơi phũ phàng. Dẫu sao thì tiệc vẫn là một phần của lịch sử, một phần của đời sống hôm nay. Xin được hiến cho tiệc một kế để kéo dài tuổi thọ: Nếu không dám đương đầu với một sự phản biện sòng phẳng và có chất lượng khoa học thì chuyện chỉnh đốn chỉnh điếc chỉ là một câu chuyện đùa dai.
Muốn nghe phản biện sòng phẳng không có cách nào khác là phải có đảng đối lập. Chỉ có thể có tổ chức đối lập mới có thể đưa ra những ý kiến thật thà để tiệc ta tự chỉnh đốn mà không bị mua chuộc, không bị thao túng. Ngay ở nước láng giềng, một đồng chí của tiệc, ông Hunxen ngày càng trở nên vững chắc và đưa đất nước tới chỗ phồn vinh chỉ vì ở đó, ông thừa nhận sự có mặt của các đảng khác trong hệ thống chính trị.
Blog Phan Thế Hải
(Minh họa: Ngọc Diệp)
No comments:
Post a Comment