Phạm Thị Oanh Yến - Khi quân đội Mỹ triệt thoái khỏi miền Nam Việt Nam bởi Hiệp định Paris 1973, ngay cả khi Đệ thất Hạm đội nhận được tín hiệu cầu cứu từ Hải quân VNCH trong chận hải chiến giữa Hải quân VNCH và Hải quân TQ 19/01/1974, Hải quân Mỹ cũng không thể can thiệp vào vì Hiệp định Paris, không cho phép Mỹ can thiệp quân sự vào miền Nam Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở xuống.
Sau khi cs miền Bắc, hoàn toàn cưỡng chiếm được miền Nam Việt Nam dưới mỹ từ “giải phóng miền Nam”. Đã có lúc sự hoang tưởng vĩ cuồng của nhà cầm quyền cs VN lên tột độ khi tự hào rằng mình và Cuba là hai người lính gác cho sự an toàn, bình yên của khối XHCN. Một anh ở phía Đông và một anh ở phía Tây. Thậm chí cho mãi đến chuyến viếng thăm Cuba của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vào 30/10/2009, cái niềm tự hào điên rồ ấy vẫn được chủ tịch Nguyễn Minh Triết nhắc lại để đến nỗi, đã được người đời gắn cho biệt danh là “anh Sáu chém gió”.
Kể từ sau 1975, Mỹ không còn hoạt động quân sự nào đáng kể trong khu vực và các căn cứ quân sự trong khu vực Biển Đông cũng dần dần đóng cửa và chuyển giao lại cho quân đội chính quyền nước sở tại, bởi sự chống đối của dân chúng cũng như sự không chuẩn thuận của các cơ quan Lập pháp của các nước trong khu vực. Cờ Mỹ hạ xuống lần cuối cùng tại căn cứ Subic, Philipine 24/11/1992.
Ngay cả quân đồn trú Mỹ tại Yosuka, Okinawa, Nhật bản, Hàn quốc cũng bị dân chúng tại các nước này, phản đối sự có mặt.
Phải chăng chiến thắng của cs Bắc Việt, đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào báo hiệu đã đến lúc Tư bản giẫy chết?
Theo tôi Mỹ đã triệt thoái khỏi miền Nam VN và khu vực Đông Nam Á vì đã thấy trước hai ngòi nổ trong tương lai.
1-Ngòi nổ cho sự mâu thuẫn trong khối XHCN, mà Việt Nam là tác nhân chính.
Thật vậy sau chiến thắng 1975, nhà cầm quyền cs VN đã phủi tay trước sự đóng góp sức người, sức của của TQ trong cuốc chiến 21 năm với chính quyền VNCH, ký hiệp hữu nghị với khối SEV 29/06/1978. Ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên xô 31/11/1978.
Từ đây làm chia rẽ sâu sắc hai cường quốc trong khối XHCN là Trung Quốc và Liên Xô, dẫn đến chiến tranh biên giới phía Bắc giữa TQ và VN với lời nói nổi tiếng cuả Đặng Tiểu Bình :”Dạy cho côn đò VN một bài học”, chiến tranh biên giới phía Nam giữa VN và Campuchia. Làm suy yếu và chia rẽ khối XHCN, tạo điều kiện cho Tổng thống Ronald Reagan kết thúc sự tồn tại của khối Đông Âu bằng cách làm cho Liên Xô kiệt quệ về kinh tế khi tham gia chạy đua vũ trang một cuộc chiến cuội ” Chiến tranh giữa các vì sao” mà Tổng thống Ronald Reagan đã tưởng tượng ra.
2-Ngòi nổ cho sự mâu thuẫn giữa các nước trong khu vực Biển Đông và Trung Quốc và lần này cũng chính lãnh thổ của VN cụ thể là quần đảo Hoàng sa và Trường sa là tác nhân chính.
Ngay trong thời kỳ chiến tranh lạnh giữa hai khối Tư Bản và XHCN, Mỹ đã từng bước giúp TQ mở cửa, cải cách kinh tế, đạt được mức tăng trưởng thần kỳ trên 9% trong suốt hơn ba thập niên, thậm chí có những đồn đoán TQ sẽ vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế số một thế giới vào 2035. Biến những làng chài nghèo đói sơ xác ven biển của TQ, thành những đặc khu kinh tế sầm uất ngày nay với lợi thế cạnh tranh chỉ là sức lao động rẻ, sự lơi lỏng của luật pháp về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên cũng như bảo vệ người lao động.
Việt Nam sau khi bình thường hóa với TQ cũng đã rập khuôn theo mô hình này.
Với những lao động giản đơn, chủ yếu là gia công, lắp ráp những sản phẩm cho mạng lưới phân công lao động và vùng nguyên liệu toàn cầu của các Tập đoàn đa quốc gia. Các sản phẩm của TQ và VN, đa số có hàm lượng kỷ thuật thấp, hoặc tiêu hao năng lượng nhiều. Để có được thành tựu như ngày hôm nay TQ cũng như VN đã vắt kiệt sức người lao động cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên và đối đầu với khủng hoảng về năng lượng cũng như sự bần cùng của người lao động.
Những đập thủy điện chằng chịt trên sông Dương tử, phá hoại môi trường thiên nhiên cũng không đủ cung cấp năng lượng cho Đại công trường thế giới. 80% nguồn dầu thô, nguyên liệu cho sản xuất TQ đều phải qua eo biển Malacca. Để bảo đảm an ninh năng lượng và tìm nguồn năng lượng cho sản xuất, TQ đã tỏ thái độ hung hãn tuyên bố lợi ích cốt lõi trong việc tuyên bố chủ quyền qua đường biên giới lưỡi bò chín khúc trong khu vực biển Đông vào những năm cuối của thập niên thứ nhất thế kỷ 21. TQ đã liên tục uy hiếp, đe dọa và xâm phạm chủ quyền của các nước đang tranh chấp trong khu vực dưới nhiều hình thức.
Sau một thời gian dài vắng mặt và bị ghẻ lạnh, ngày nay sự hiện diện trở lại của Mỹ tại Châu Á Thái bình Dương đang được các nước trong khu vực chào đón. Các căn cứ quân sự trong chuổi ngọc trai trên biển Đông đã được mở lại. Các cuộc tập trận với các nước trong khu vực cũng được khởi động lại với các cuộc tập trận trên biển Carat, Seacat… tại vùng biển phía Đông đảo Palawwan, Zamboanga…
Hiệp ước phòng vệ hổ trợ với các nước trong khu vực như Sigapore, Philipine, Indonesia, Malaysia, Brunei, Thailand, Taiwan đang được hâm nóng lại trước sự hung hãn của bá quyền Bắc Kinh. Thêm vào đó Liên minh quân sự Mỹ Úc Ấn với căn cứ quân sự Darwin đã bịt kín lổ hổng Nam Thái Bình Dương, khi Darwin nhìn ra biển theo chiều kim đồng hồ Indonesia và Singapore, kiểm soát được eo Malacca, eo Sudan, Đài Loan, Hàn quốc, Nhật Bản vòng xuống đảo Guam ra Papua new guine, tạo ra tuyến phòng thủ và kiểm soát phía sau chuỗi căn cứ quân sự trên biển Đông và đủ tránh được tầm bắn của tên lửa nhưng sẽ can thiệp kịp thời tới tất cả các điểm nóng trong khu vực.
Lấy tâm là Philipine và quần đảo Trường Sa trên con đường huyết mạch từ Ấn Độ Dương vào Tây Thái Bình Dương, Darwin cách
Indonesia: 8200km
Malacca : 3500km
Sunda: 2600km
Trường Sa: 4500km
Malacca : 3500km
Sunda: 2600km
Trường Sa: 4500km
Darwin gần Đông Nam Á hơn so với các căn cứ quân sự khác trong khu vực như Nhật hoặc Hàn Quốc.
Bên cạnh đó đường ống dẫn dầu được TQ xây dựng dọc theo bờ biển Myanmar để dẫn dầu thô, được vận chuyển qua ngã Ấn Độ Dương qua vùng biển Andaman, về những nhà máy lọc dầu ở Vân Nam, TQ nhằm tránh thế phụ thuộc vào eo biển Malacca cũng đã bị khóa khi Tổng thống Thein Sein của Myanmar vừa qua cho lệnh ngưng xây dựng đập thủy điện Myistone trên sông Irrawady, một công trình hợp tác với TQ do sự phản dối của nhân dân Myanmar. Ông cũng đã thả lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi, công nhận luật biểu tình, cho phép đăng ký thành lập các đảng đối lập, nới lỏng kiểm duyệt báo chí. Myanmar đang chối bỏ liên minh với TQ và đang ngã qua phương Tây. Tổng thống Thein Sein đã đặt quyền lợi của Dân tộc lên trên quan hệ với TQ.
Thòng lọng đã thắt vào cổ của con lợn béo TQ và đang xiết lại, buộc TQ sẽ phải chơi đúng luật.
Chơi đúng luật theo lời Tổng thống Obama ở đây không chỉ hiểu một cách đơn giản là Công ước quốc tế về luật biển mà còn về việc TQ áp dụng chính sách đồng Yuan yếu hay việc TQ vi phạm Luật Nhân Quyền và quyền tự trị của các dân tộc như Tây Tạng, Nội Mông…
Mà chơi đúng Luật thì TQ “tắc tử”
Mỹ đã không phải không có lý khi vỗ béo con lợn Trung Quốc.
Mà chơi đúng Luật thì TQ “tắc tử”
Mỹ đã không phải không có lý khi vỗ béo con lợn Trung Quốc.
Việc gì cũng phải có thời điểm của nó. Đã đến lúc xẻ thịt con lợn béo Trung Quốc.
Qúy vị nghĩ sao?
Qúy vị nghĩ sao?
Tư bản hay Cộng Sản đang dẫy chết?
17/12/2011
Phạm Thị Oanh Yến
17/12/2011
Phạm Thị Oanh Yến
www.chimbaobao.com
No comments:
Post a Comment