Nam Trung (TNCG) - Cuối cùng thì hội đàm vòng 3 giữa Nhóm
Công tác Hỗn hợp Vatican và Chính phủ Việt Nam cũng dự kiến diễn ra
vào ngày 27-28 tháng 9 tại Hà Nội, chậm 3 tháng so với cam kết hồi
tháng 6 năm ngoái khi các bên có hội đàm vòng 2 tại Vatican. Nhiều lý
do của sự chậm trễ được phía Việt Nam đưa ra nhưng chủ yếu là do sự
lưỡng lự khi nhân sự và chính sách mới chưa thực sự định hình.
Dù
thờ ơ với việc thiết lập bang giao với Vatican, Việt Nam buộc phải
chấp nhận ngồi vào cuộc hội đàm vòng 3 này trước sức ép đa phương hóa
về ngoại giao nhằm tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong các
vấn đề về chủ quyền quốc gia vốn quan hệ chặt chẽ với nhân quyền và tự
do tôn giáo.
Trước
đó 2 bên đã ra Thông cáo coi là đã có bước phát triển song phương sau
khi Tòa Thánh được cử một đại diện không thường trú đến Việt Nam. Ngài
đã đi kinh lý ở nhiều nơi tại Việt Nam và được đón tiếp bởi hàng chục
ngàn dân chúng mến mộ.
Nếu
như trong vòng Hội đàm lần 2 tại sân nhà, Tòa thánh đã thẳng thắn bác
bỏ nhiều đòi hỏi của đoàn Việt Nam, thì lần này, dù ở sân khách, cũng
sẽ là cơ hội nếu như Tòa Thánh biết được sự bức xúc thật sự của chính
quyền Việt nam trước sức ép ngày càng nặng nề từ Trung Quốc sau chuyến
đi thăm của Đới Bỉnh Quốc từ 5-9 tháng 9.
Hà
Nội vẫn thường lén lút phản thùng, và lần này cũng có vẻ như vậy khi
Trung Quốc đòi duyệt trước tất cả các văn bản nói về chủ quyền quốc gia
và ngăn chặn Việt Nam vượt mặt mình trong việc bang giao với Vatican.
Nếu như Mỹ là quốc gia vật chất hùng cường nhất thì Vatican là quốc gia
tinh thần ảnh hưởng nhất trái đất này. Đó là điều Việt Nam biết rất rõ
và đang đang cố gắng tranh thủ.
Vấn
đề của nguyên Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt cũng là một nội dung mà
phía Việt Nam muốn đưa ra. Tỉnh Ninh Bình đã có công văn lên Ban tôn
giáo Chính Phủ đề nghị đưa Ngài ra khỏi Châu Sơn trong khi Hà Nội hay
Dòng Chúa Cứu Thế có thể là nơi không thích hợp.
Bởi
sẽ thật bất tiện khi Ngài về Hà Nội ở cùng chung với Đức Tổng Nhơn tại
số 40 Nhà Chung nơi chắc chắn hàng trăm giáo dân sẽ nườm nượp đến thăm
bằng cách bước vội vàng qua phòng của Đức Tổng Phêrô.
Nhà
nước thực sự muốn đưa Đức Cha Kiệt vào một địa phận phía nam mà có vẻ
như là Long Xuyên nơi Ngài từng học từ tiểu chủng viện và sau đó được
thụ phong Linh Mục. Tuy nhiên, không một ai có thể làm được điều đó
ngoại trừ tòa án Việt Nam vì quyền cư trú trên lý thuyết được pháp luật
bảo hộ và Hà Nội là nơi Ngài có hộ khẩu.
Những
đề xuất ngây ngô như việc cấm Dòng Chúa Cứu Thế Hoạt động ở Việt nam
chắc chắn sẽ không được nêu lại. Nhưng việc bình thường hóa và vấn đề
“thường trú” sẽ là một nội dung quan trọng buộc các bên phải bàn thảo
khi đã có “không thường trú” hơn 1 năm qua.
Tuy
nhiên đó thực sự lại là vấn đề gai góc. Việt Nam không muốn có sự hiện
diện nhiều hơn của Vatican tại đất nước hình chữ S có đến 10% dân số
công giáo đang ngày càng lớn mạnh trong khi lại rất cần những ảnh hưởng
của Tòa Thánh trong một chiến lược nhằm đảm bảo sự hiện diện bình
thường và ủng hộ rộng rãi của các quốc gia tây phương đối với mình trên
toàn cầu.
Mặc
dù vấn đề Cầu Rầm thuộc địa Phận Vinh nơi có Đức Cha Chủ tịch Uỷ ban
Công Lý và Hòa Bình đang nóng nhưng vấn đề đất đai của giáo hội không
phải là một chủ đề ưu tiên khi tình hình đang đặt cho các bên những lựa
chọn lớn hơn về Nhân sự và Chính sách.
Nam Trung – Thanh Niên Công Giáo
No comments:
Post a Comment