Dương Danh Dy - Bài viết này dài tới hơn 20 trang A4, nhưng có lẽ chỉ đọc mấy trang này thôi là đã đủ lắm rồi!
Nếu
quân đội Trung Quốc dùng vũ lực giải quyết tranh chấp Biển Đông (mà
Trung Quốc gọi là Nam Hải), cần làm một cuộc điều tra ý dân vấn đề “đánh
ai trước” thì trên 80% dân chúng Trung Quốc đều sẽ hô lên một cái tên
Việt Nam,
nhất là tiếng nói cháy bỏng của họ muốn đánh Việt Nam đã một
thời được bàn luận xôn xao, dân chúng căm phẫn hô hào phải tiêu diệt,
bởi vì Việt Nam xâm chiếm chủ quyền đảo bãi của Trung Quốc nhiều nhất,
từ bên ngoài thấy là điên cuồng nhất, mà trong 5 nước xâm chiếm đảo bãi
của Trung Quốc ở Biển Đông thì sức mạnh tổng hợp quốc gia của Việt Nam
là yếu nhất, khả năng điều khiển chiến tranh kém nhất, căn cứ vào lực
lượng so sánh hiện nay giữa Trung Quốc và Việt Nam có thể nói không một
chút hoài nghi rằng nếu như Trung Quốc khai chiến với Việt Nam tại Hoàng
Sa và Trường Sa, quân đội Việt Nam chỉ có sức ngăn cản chứ không có lực
đánh trả, cuối cùng là thất bại thảm hại, khẳng định quân đội Trung
Quốc sẽ chiến thắng triệt để sạch sẽ, về điểm này chẳng có ai nghi ngờ.
Thế
nhưng quân đội Trung Quốc đánh Việt Nam đầu tiên tại Biển Đông thì kẻ
hèn này, một người Trung Quốc sẽ thấy không có lợi cho Trung Quốc, vì
việc Trung Quốc đánh Việt Nam đầu tiên có thể là điều chính quyền Trung
Quốc bị mắc mưu mà người Mỹ rất vui lòng nhìn thấy. Liệu có khả năng đó
hay không? Từ những tư liệu tham khảo nội bộ của quân Giải phóng mà
người viết tiếp xúc được thấy, nguyên nhân khiến hải quân Trung Quốc
chần chừ không sử dụng vũ lực với Việt Nam là vì Mỹ, Nhật và các nước
Biển Đông đã từng bàn bạc bí mật, nếu hải quân Trung Quốc gây xung đột
với các nước Trường Sa thì sẽ cùng ngăn chặn Trung Quốc. Vì vậy trước
khi tiến hành phân hóa thành công, Trung Quốc cũng sẽ không đánh trộm ở
Biển Đông bao gồm cả việc ra tay với Việt Nam.
Vì
vậy trong vấn đề chính phủ Trung Quốc và quân đội Trung Quốc dùng vũ
lực giải quyết Biển Đông thì việc đánh Việt Nam đầu tiên là sự lựa chọn
không sáng suốt. Căn cứ vào sức mạnh đất nước và thực lực quân sự của
Việt Nam hiện nay thấy trong khoảng thời gian tương đối dài trong tương
lai chúng không có đầy đủ khả năng chiến tranh đối đầu với Trung Quốc,
trong thời gian ngắn không tạo thành sự đe dọa an ninh quốc gia với
Trung Quốc, thế nhưng do lục địa và vùng biển của Việt Nam và Trung Quốc
nối liền chặt chẽ với nhau, vị trí địa lý của chúng đúng là rất quan
trọng đối với an ninh quốc gia và con đường vận chuyển năng lượng của
Trung Quốc, quan hệ hai nước lại có không gian phát triển theo hướng
tốt, vì thế đối với những tranh chấp biên giới và tranh chấp đảo bãi
giữa hai nước Trung, Việt, phương thức tốt nhất của Trung Quốc là thông
qua hiệp thương hòa bình giải quyết là thượng sách, không được tùy tiện
sử dụng vũ lực.
Sau khi tổng hợp quan
điểm của nhiều bạn trên mạng quân sự, cá nhân người viết cho rằng Trung
Quốc có thể sử dụng các sách lược dưới đây với Việt Nam:
1-
Cuộc chiến tranh Trung Việt cuối những năm 70 đã làm người Việt Nam
triệt để tỉnh ngộ, toàn bộ miền bắc Việt Nam bị quân đội Trung Quốc đưa
về thời đại bán nguyên thủy, mười năm sau chiến tranh, có thể nói Việt
Nam đã tiêu hao hết sức mạnh đất nước, không còn khả năng kiếm được lợi
ích và điều tốt lành từ Trung Quốc, hình tượng Việt Nam trong Đông Nam Á
tụt xuống vực sâu. Nghe mấy bạn trên mạng đã qua Việt Nam nói, trên thị
trường Việt Nam hiện nay dường như không nhìn thấy hàng hóa do Việt Nam
sản xuất, từ đồ diện dùng trong nhà cho đến các hàng hóa nhỏ đều như
vậy, tất nhiên trong mấy năm gần đây Việt Nam cũng bắt đầu xuất hiện
ngày càng nhiều nhà máy, lực lượng vốn nước ngoài từng bước thể hiện thế
nhưng vẫn còn khoảng cách rất lớn trước việc đã xây dựng xong hệ thống
công nghiệp và công nghiệp quân sự hoàn chỉnh. Mấy năm gần đây đồng tiền
Việt Nam luôn mất giá, nhưng do chính phủ ra sức khống chế nên đã làm
cho loại lạm phát đó thể hiện vào dạng ẩn giấu nhiều hơn. Trong khi trên
thị trường giao dịch, đồng Nhân dân tệ được người Việt Nam yêu thích,
thậm chí còn được hoan nghênh hơn là ở trong nước Trung Quốc. Vì vậy
chính phủ Trung Quốc cần lợi dụng thời cơ có lợi này khuyến khích các
doanh nghiệp Trung Quốc có thực lực sang Việt Nam đầu tư, mở rộng ảnh
hưởng kinh tế đối với Việt Nam, tiến hành viện trợ kinh tế nhất định cho
Việt Nam không kèm bất kỳ điều kiện nào khiến an ninh quốc gia, xây
dựng kinh tế, đời sống nhân dân của Việt Nam phụ thuộc nhiều hơn vào
Trung Quốc, khiến ngày càng nhiều người Việt Nam thực sự nhận thức được
rằng Trung Quốc thành tâm giúp họ thoát khỏi nghèo nàn mà không kèm theo
bất kỳ điều kiện chính trị nào.
2-
Nhân dân Việt Nam còn có cảm tình với Trung Quốc, vị trí của Trung Quốc
trong tim óc người Việt Nam đang không ngừng nâng cao, đặc biệt là thế
hệ sau chiến tranh bắt đầu trở thành dòng chính, về cơ bản không có thái
độ đối địch đặc biệt nào với Trung Quốc. Trong cuộc chiến tranh Trung
Việt cuối những năm 70, người Việt Nam sau khi thức tỉnh cũng không đùn
đẩy trách nhiệm cho Trung Quốc, bọn họ đều cho rằng đó là do hình thức
chiến tranh lạnh quốc tế tạo nên, và ngược lại đã oán trách Liên Xô.
Thế
nhưng người Việt Nam cũng rất phản cảm trước việc Trung Quốc gây áp lực
nặng nề với họ. Người Việt Nam phổ biến cho rằng Trung Quốc không thể
cho họ địa vị công bằng bình đẳng. Sau chiến tranh, hiện nay Việt Nam
đang ra sức bắt chước Trung Quốc tích cực phát triển kinh tế, toàn bộ
Việt Nam là một thứ văn hóa tạp nham gồm văn hóa Trung Quốc, văn hóa
Pháp và văn hóa bản địa Việt Nam và mấy năm gần đây ảnh hưởng của Trung
Quốc đã được đi sâu vững chắc. Nhà đương cục Việt Nam sợ hãi sâu sắc
rằng toàn bộ Việt Nam sẽ bị Trung Quốc đồng hóa, loại lo lắng này là
không có đạo lý, thế nhưng bất kể nhà đương cục can thiệp như thế nào
cũng không thể ngăn cản được sự giao lưu dân gian. Vì vậy trong qua lại
giữa hai nước, nhân dân Trung Quốc nên để cho Việt Nam nhiều vị thế bình
đẳng hơn, dùng quan hệ hữu hảo lâu đời giữa hai nước và văn hóa lâu dài
của Trung Quốc ảnh hưởng tới chính phủ và nhân dân Việt Nam.
3-
Trong đàm phán về tranh chấp biên giới hai nước Trung Việt và đảo bãi
Biển Đông, ngoài chủ quyền và an ninh quốc gia ra, các lĩnh vực khác
Trung Quốc nên có“nhượng bộ lớn nhất” dùng phương thức “kinh tế đổi lấy
chủ quyền” khiến người Việt Nam được nhiều lợi ích thiết thực hơn trong
“chủ quyền thuộc ta, cùng khai thác”, khi cần thiết có thể mời có điều
kiện nước Nga tham gia cùng khai thác, để cân bằng quan hệ lợi ích giữa
hai nước. Làm như vậy về kinh tế, khẳng định Trung Quốc sẽ chịu tổn thất
nhất định, nhưng mọi người cần đối xử biện chứng đối với vấn đề này.
Vào những năm 60 của thế kỷ trước trong khó khăn trong, ngoài nước,
Trung Quốc đã dốc hết sức nước thậm chí không tiếc dùng mạng sống của
quân nhân Trung Quốc để giúp đỡ nhân dân Việt Nam chống lại cuộc xâm
lược dã man của Mỹ chẳng lẽ chỉ để giúp đỡ nhân dân Việt Nam thôi ư? Sợ
rằng không phải hoàn toàn như vậy! [xin lưu ý nhận định này] Môi trường
hòa bình hơn ba mươi năm của Trung Quốc chứng minh, sự tồn tại của hai
“dải đất làm dịu xung đột” Triều Tiên, Việt Nam đã làm cho ý đồ chiến
lược hình thành bốn mặt bao vây Trung Quốc của Mỹ đối với Trung Quốc đã
trước sau không thể thực hiện hoàn toàn, và ngày nay Trung Quốc không
cần dốc hết sức nước càng không phải hy sinh tính mạng quân đội Trung
Quốc, dù về kinh tế có chịu tổn thất đôi chút gì đó mà có thể làm được:
chủ quyền lãnh thổ quốc gia, chủ quyền vùng biển, an ninh quốc gia cũng
như an toàn cho con đường vận chuyển năng lượng thì có thể nói là Trung
Quốc đã là người thắng lớn rồi.
4 -
Nếu chính phủ Việt Nam coi Trung Quốc lấy thiện ý dùng “kinh tế đổi lấy
chủ quyền” là mềm yếu có thể khinh thường, không thèm để ý, để tiếp tục
dựa vào hoặc gia nhập thế lực chống Trung Quốc do Mỹ đứng đầu, cung cấp
căn cứ cho thế lực chống Trung Quốc nhằm thẳng vào Trung Quốc thì cuộc
chiến Trung Vịệt là không thể nào tránh khỏi. Mà một khi đã khai chiến
thì không chỉ là vấn đề tranh chấp các đảo bãi Biển Đông, quân đội Trung
Quốc sẽ tiến hành đả kích nặng nề có tính tổn thương nguyên khí đối với
lực lượng vũ trang Việt Nam và còn phải làm tốt việc chuẩn bị tư tưởng
tiến hành quyết chiến với Mỹ tại Biển Đông hoặc trong biên giới Việt
Nam. Đã đánh nhau là phải triệt để giải quyết tranh chấp lãnh thổ và đảo
bãi giữa hai nước Trung Việt, tiếp thu bài học “thắng lợi nhưng không
chia cắt” trong chiến tranh đánh trả tự vệ với Việt Nam lần trước, làm
cho sự sinh tồn của Việt Nam một lần nữa không thể nào thoát khỏi ỷ lại
vào Trung Quốc.
Trận đánh trả tự vệ
của quân đội Trung Quốc khi không thể nhẫn nhịn được nữa vào năm 1979 đã
thu được thắng lợi vĩ đại, quân đội Việt Nam ngày nay liệu có thể may
mắn trốn thoát tai họa không? Điều này là không thể. Nếu như nói Việt
Nam còn dám cao giọng với Trung Quốc là đã nhìn Việt Nam quá cao đấy! Áp
dụng sách lược này là hạ sách của chính phủ Trung Quốc và quân đội
Trung Quốc trong giải quyết quan hệ Trung Việt và tranh chấp Biển Đông
đấy!
Tóm lại hai nước Trung Việt tồn
tại tai họa âm ỉ chiến tranh. Cuộc chiến này có bùng nổ hay không quyền
chủ động nằm trong tay Trung Quốc, nhưng cũng chủ yếu quyết định bởi sự
thể hiện bước tới của Việt Nam. Nếu phía Việt Nam không tiếp nhận hành
động thiện ý hòa bình giải quyết tranh chấp của Trung Quốc, tiếp tục
diễn trò “vác núi qua sông” [chỉ một việc không thể làm nổi] để đạt được
mục đích “ỷ thế yếu lấn kẻ mạnh” thì một khi Trung Quốc buộc phải dùng
vũ lực thì một lần nữa, họ sẽ bị đả kích nặng nề. Trong những cái khó
tránh khỏi đó, tin tưởng là quân giải phóng nhân dân hùng mạnh hoàn toàn
có khả năng giành được thắng lợi cuối cùng và cũng tin là phần lớn nhân
dân Việt Nam không muốn chiến tranh lại xảy ra.
……….
Dương Danh Dy dịch
Nguồn: http://nguyenxuandien.blogspot.com/2011/05/ong-duong-danh-dy-xin-moi-chu-vi-oc-bai.htm
Các nhà nghiên cứu Dương Danh Dy và Nguyễn Nhã tại Hội nghị Biển Đông
No comments:
Post a Comment