Thursday, December 22, 2011

Trung Quốc-Hoa Kỳ: lôgích của cuộc đối đầu



Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tuyên bố, trong năm tới nước ông muốn mua 12 máy bay chiến đấu F-16 và 1 tàu tuần duyên từ Mỹ. Giới chuyên viên cho rằng, Washington đang củng cố liên hệ Quân sự với các nước Đông Nam Á, cố gắng lợi dụng các cuộc tranh chấp lãnh thổ trong khu vực nhằm thành lập hệ thống kiềm chế Trung Quốc.

Ngoại trưởng Rosario tuyên bố, ngay trong thời gian các cuộc thương lượng sơ bộ phía Mỹ đã tích cực ủng hộ đề xuất này của Philippines. Theo lời ông, Manila đã hướng tới nước đồng minh để củng cố sự hiện diện Quân sự ở vùng biển Nam Trung Hoa và đối phó hiệu quả với Trung Quốc. Philippines đã thực hiện những bước đi đầu tiên theo hướng này với sự hỗ trợ của Washington. Tuần qua, ở Manila đã tiến hành lễ hạ thủy chiếc tàu tuần duyên Khu trục hạm mới tiếp nhận từ Mỹ. Trong hai tháng các thủy thủ đoàn của Khu trục hạm đã tập luyện ở Hoa Kỳ. Phát biểu tại lễ hạ thủy chiếc chiến hạm mới, Tổng thống Philippines Benigno AquinoIII nhấn mạnh rằng, kế hoạch hiện đại hóa quân đội và hải quân phục vụ mục đích bảo vệ quyền lợi của nước này ở vùng biển Nam Trung Hoa có nhiều dự trữ tài nguyên thiên nhiên.
Trên địa bàn châu Á Mỹ đang xây dựng hệ thống kiềm chế Trung Quốc. Washington bắt đầu thực hiện ngấm ngầm kế hoạch này từ mấy năm trước đây. Nhưng, các sự kiện năm ngoái khi Bắc Kinh giữ lập trường cứng rắn về vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở biển Nam Trung Hoa đã tác động mạnh mẽ đến quan điểm của Washington. Theo ý kiến của chuyên viên Fedor Lukyanov, tổng biên tập tạp chí “Nga trong chính sách quốc tế”, khu vực châu Á-Thái Bình Dương là phương hướng ưu tiên trong chính sách của Mỹ, kể cả về mặt quân sự. Washington mở rộng tiếp xúc ngoại giao với các quốc gia láng giềng với Trung Quốc. Ông Lukyanov nói: “Đầu tháng 12, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton lần đầu tiên tới thăm Myanmar. Mới gần đây, Hoa Kỳ gọi Myanmar là nước “bị ruồng bỏ”, phê phán nước này về các vụ vi phạm nhân quyền. Hiện nay, tình hình đã thay đổi. Bỗng nhiên, Mỹ ghi nhận rằng, tình hình nhân quyền đã cải thiện ở nước này. Thay đổi đó có nguyên nhân nào? Thời gian gần đây, Hoa Kỳ đã mấy lần chính thức tuyên bố rằng, Washington nối lại chính sách tích cực và sự hiện diện chiến lược ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Các bước đi đó cho thấy rằng, Washington đã lựa chọn chiến lược kiềm chế Bắc Kinh bằng cách củng cố quan hệ với các nước láng giềng với Trung Quốc”.
Ông Fedor Lukyanov cho rằng, dù Bắc Kinh hoạt động rất cẩn thận nhưng nếu nước này tiếp tục tăng cường sức mạnh quân sự thì sẽ làm gia tăng số người nghi ngờ về tính chân thật của Trung Quốc. Vì thế lôgích của cuộc đối đầu sẽ định đoạt đường lối chính trị của các cường quốc lớn trong khu vực cũng như các nước nhỏ cố gắng bảo vệ lợi ích của mình trong tình hình không rõ ràng hiện nay.
Các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở khu vực Đông Nam Á làm gia tăng sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc và đe dọa phá hoại sự ổn định trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Giới chuyên viên nhận định rằng, các cuộc tranh chấp ở vùng biển Nam Trung Hoa trong điều kiện tăng cường sức mạnh qun sự của Trung Quốc cũng như sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa Bắc Kinh và Washington chứa nguy cơ xung đột quân sự tiềm ẩn.
TL Theo Đài tiếng nói nước Nga

No comments:

Post a Comment