Paulus Lê Sơn
- May mà nhờ thời đại thông tin internet như hiện nay nên con người mới
có thể được biết nhiều hơn về những thực tại đang xảy ra ở khắp mọi nơi
nếu được gợi mở ra. Còn quá xa vời cho một sự tiến bộ về mặt thông tin
trung thực nếu như thông tin đó bị bịt kín.
Những năm gần đây, nhiều sự kiện xảy ra liên quan đến giáo dục đào tạo
con người được khơi ra, qua đó cho thấy còn nhiều vấn đề bất cập mà như
là một lỗi hệ thống khó khắc phục.
Hôm 06/05/2011, trên tờ nhà báo và công luận đưa tin “Cô giáo đánh học sinh, phụ huynh tát lại cô giáo”. Bài báo mô tả sự việc được diễn ra “Trong
giờ học, cô Tuyền đã dùng thước đánh học sinh vì tội không chép bài.
Ngay ngày hôm sau, cô Tuyền đã “ăn” một cái tát của phụ huynh em này
trước toàn thể học sinh trong lớp”. Những cách hành xử của hai bên
như một “canh chợ ăn thua lãi lỗ” của những người hàng tôm hàng cá được
biến hóa thành một người mang danh là “sư phạm”, một bên là “nền tảng”
của xã hội trước mặt học sinh, con cái mình.
Việc
này ảnh hưởng như thế nào đến sự nhận thức của những đứa trẻ đang cần
sự hướng dẫn đúng đắn từ phía nhà trường và gia đình ?
Sự kiện này pháp luật còn đứng ngoài cuộc, chưa rõ ai đúng ai sai, có thể mỗi người tự bao biện theo lí lẽ riêng của mình.
Dẫu
sao việc cô giáo Tuyền đánh học sinh, cha mẹ học sinh đáp trả lại cô
giáo bằng bạo lực thể hiện người dân ít có ý thức pháp luật hoặc là nền
pháp quyền hiện tại không hiệu quả trong việc điều chỉnh xã hội ?
Nếu
có một nền pháp quyền thật sự, họ có thể xử sự với nhau trên nền tảng
pháp luật nếu thiếu tinh thần đạo đức. Trong trường hợp cô giáo Tuyền
đánh học sinh, phụ huynh có thể thưa kiện ra tòa, và ngược lại. Nhưng
không thể đối xử với nhau bằng bạo lực được.
Không một nền pháp luật nào cho phép thầy giáo, cô giáo đánh đập học sinh.
Vết thương trên cánh tay học sinh bị cô giáo đánh |
Tai
tiếng vụ việc lan truyền một cách hết sức nhanh chóng trên các diễn đàn
đại chúng của cộng đồng mạng cũng như trên các luồng luận bàn thực tế
của người dân.
Nhiều
người cho rằng thật là không may hay là “hài hước” khi mà “tuyên ngôn
giáo sư” Văn Như Cương cho ra đời bị cộng đồngdư luận phản ứng rất gay
gắt. Một chức danh giáo sư đã không ngần ngại tuyên bố “nếu phụ huynh
tát giáo viên, tôi đuổi học học sinh luôn”
Nền
giáo dục ngoại trừ bạo lực đã được sử dụng thì theo ông giáo sư này còn
một cách độc đáo hơn nữa là “đuổi học”, cách làm độc nhất vô nhị chỉ có
giáo dục Việt Nam mới có được xuất bản từ cái đầu của vị giáo sư. Phi
giáo dục, phi luật phát và rất chợ búa.
Không có nền pháp luật nào cổ vũ cho nhà trường tước đi quyền được học của học sinh.
Vị
giáo sư tuổi già này được nhiều người quan tâm đến hơn sau tuyên bố nổi
tiếng của ông. Nhưng từ giữa năm 2010, Blogger Nguyễn Xuân Diện đã từng
cho rằng “GS LỪNG DANH VĂN NHƯ CƯƠNG RƠI MẶT NẠ” qua vụ lùm xum với thầy giáo Đỗ Việt Khoa.
Giáo sư Cương “nếu phụ huynh tát giáo viên, tôi đuổi học học sinh luôn”.
Blogger này đã có một ví von ê chề cho nền giáo dục Việt Nam “Giáo dục nước nhà như cỗ pháo tuột dây đang trôi xuống dốc”.
Vị giáo sư này giải thích rằng “Nếu
xảy ra trường hợp phụ huynh tát giáo viên trong trường tôi, là tôi đuổi
học em học sinh đó ngay. Thái độ phụ huynh như thế là quá coi thường
nhà giáo, một hình ảnh phản giáo dục”
Ngược
lại, nếu ta đặt vấn đề thái độ cô giáo đánh học sinh như vậy là như thế
nào, phải chăng cô giáo có quyền đánh học sinh ? vậy thì hình ảnh của
một môi trường sư phạm, mô phạm là giáo dục bạo lực chăng ?
Sự việc cô Tuyền đánh học sinh còn chưa hết bất bình trong dư luận thì hôm 10/05 vừa qua trên tờ Vietnamnet đưa tin về việc thầy giáo Hồng tẩn học sinh trong giờ thể dục.
Học sinh Phan Thành Duy 11 tuổi đang học lớp 5/1 trường tiểu học Nhật
Tảo bị vết bầm ngay bên hông trái mà thầy giáo Nguyễn Tấn Hồng đã đá vào
người cháu trong tiết thể dục chiều 27/4.
Có
thể, những câu chuyện của giới học sinh được truyền tụng cho nhau có
nhiều cơ sở để tin và chia sẻ với họ vì những hình phạt mà họ đã chịu
đựng khi còn ngồi trên nghế nhà trường.
Tại
Hà Nam, một học sinh nói rằng, hình phạt úp mặt vào tường hay là bị quì
xuống sàn xi măng là chuyện xảy ra thường xuyên đối với học sinh nếu
như họ không “thuộc bài” hoặc mắc lỗi nào đó.
Cách
hành xử của giáo viên tạo ra nỗi sợ cho học sinh đến nỗi mà học sinh sợ
ngay cả người bạn của mình vì anh ta là con giáo viên. Tại Thái Bình,
chuyện kể rằng, trong lớp học có cô giáo rất “nghiêm khắc”, thường xuyên
bắt các học sinh chịu kỷ luật là úp mặt vào tường, thậm chí đối với
những học sinh không có lỗi nhưng mà cô giáo “không thích”. Rồi đến khi
cô giáo đó không có mặt ở lớp, con của cô giáo đó, cũng là học sinh
trong lớp tiếp tục thay quyền mẹ mình bắt các bạn học đứng úp mặt vào
tường, học sinh nào cũng phải chịu.
Cũng
không bất ngờ lắm với cách giáo dục của nhà trường tại Việt Nam, qua
những sự kiện xảy ra mà được dư luận biết đến, hầu như ít thấy hơn một
bức tranh tích cực, sáng sủa cho một nền giáo dục, gây trồng con người
nhân văn thật sự.
Bạo
lực trong học đường, ngay khi cả giáo viên là người thầy, người cha,
người mẹ hướng dẫn các em, giúp các em hình thành nhân cách sống để có
hành trang tốt bước vào đời nhưng lại xử dụng bạo lực, hiệu trưởng mua
dâm học sinh, đổi tình lấy điểm…
Cha
ông thường căn dặn cho con cháu, con trẻ giống như tờ giấy trắng, người
lớn muốn vẽ vào nó cái gì thì nó sẽ được như vậy, muốn cho tờ giấy đó
là một bức tranh đẹp hay là một tác phẩm phế bỏ ?.Người lớn, cha mẹ,
thầy cô, xã hội vẽ gì, viết gì, gieo vào tâm hồn, trí tuệ của các em như
thế nào ?
Thực
tế, dư luận đang rất sửng sốt và đau lòng trước các vấn nạn nữ sinh bị
lột áo đánh nhau rồi bị đưa lên mạng, nữ sinh quan hệ tình dục cũng đưa
lên mạng.
Việt
Nam có tính đến nước thay máu cho con bệnh giáo dục ? hay còn ca ngợi
“chúng ta đang sống trong một Thiên Đường XHCN, giáo dục XHCN là ưu
việt”.
Hà Nội 12/05/2011
Paulus Lê Sơn
gửi Dân Làm Báo
No comments:
Post a Comment