Hình: Reuters - Người sắc tộc Hmong ở Việt Nam
Một tổ chức nhân quyền đang kêu gọi Việt Nam tiến hành một cuộc điều tra đầy đủ, khách quan và minh bạch về vụ bất ổn liên quan đến người dân tộc thiểu số Hmong ở tỉnh Điện Biên.
Một tổ chức nhân quyền đang kêu gọi Việt Nam tiến hành một cuộc điều tra đầy đủ, khách quan và minh bạch về vụ bất ổn liên quan đến người dân tộc thiểu số Hmong ở tỉnh Điện Biên.
Trong
một công bố được đưa ra tại New York hôm thứ Ba, Human Rights Watch
cũng kêu gọi Việt Nam công bố danh sách những người bị bắt giữ liên quan
đến vụ bất ổn, cho biết họ đang bị giam giữ ở đâu, cũng như họ bị cáo
buộc những tội gì.
Họ cũng yêu cầu Việt Nam cho phép những người bị bắt và tạm giam được gặp gia đình và tiếp xúc với cố vấn pháp luật.
Tuần
trước, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng “một số đối
tượng có hành vi quá khích” đã bị bắt giữ vì có liên hệ với vụ biểu
tình.
Tuy nhiên, các phóng viên và các nhà ngoại giao đã không được phép tới khu vực Mường Nhé và các khu vực khác ở Điện Biên và các tỉnh lân cận để tiến hành điều tra độc lập.
Hồi
đầu tháng này, các hãng tin quốc tế cho hay vài ngàn người Cơ Đốc giáo
Hmong đã tụ tập ở tỉnh này.
Chính phủ Việt Nam nói rằng họ tụ tập ở đó
vì tin rằng một “thế lực siêu nhiên” sẽ đưa họ tới một miền đất hứa.
Các giới chức địa phương xác nhận rằng lực lượng an ninh đã dùng vũ lực để giải tán những người Hmong và một số tổ chức cổ vũ nhân quyền nói rằng một số người đã thiệt mạng.
Các giới chức địa phương xác nhận rằng lực lượng an ninh đã dùng vũ lực để giải tán những người Hmong và một số tổ chức cổ vũ nhân quyền nói rằng một số người đã thiệt mạng.
Trong
công bố hôm thứ Ba, Human Rights Watch nói rằng “chính phủ Việt Nam
không thể chỉ chụp một bức màn đen tối che kín tình hình và coi như mọi
chuyện đã trở lại bình thường”.
Họ
kêu gọi Việt Nam mở một cuộc điều tra đầy đủ về nguyên nhân gây nên vụ
bất ổn và các cáo giác cho rằng giới hữu trách Việt Nam đã sử dụng bạo
lực thái quá. Tổ chức này cũng kêu gọi Việt Nam cho phép các nhà báo,
các nhà ngoại giao và các tổ chức quốc tế được tiếp cận khu vực xảy ra
vụ việc.
Nguồn: DPA, VOA CN
Tổ chức HRW kêu gọi
điều tra vụ Mường Nhé́
BBC-Tổ
chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch ra thông cáo kêu gọi
chính phủ Việt Nam mở điều tra công bằng và minh bạch về vụ
bất ổn của người Hmong tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Vụ bạo động có sự tham gia của hàng nghìn người xảy ra từ ngày 30/04 và kéo dài khoảng một tuần.
Thông cáo ra hôm 17/05 của Human Rights Watch (HRW) viết: "Chính phủ Việt Nam cần tiến hành điều tra toàn diện, không thiên vị và minh bạch về vụ bất ổn của người Hmong theo Thiên Chúa giáo tại tỉnh tây bắc Điện Biên và về phản ứng của chính quyền trước sự kiện này".
HRW cũng yêu
cầu Nhà nước Việt Nam cho phép các nhân viên ngoại giao và quan
sát viên quốc tế được đến khu vực xảy ra bạo động, vì đã có
tin xảy ra thương vong tại đây.
Theo
HRW, thông tin chưa được kiểm chứng nói hàng chục người Hmong
đã bị chết hoặc bị thương, tuy nhiên nhà chức trách đã cô lập
khu vực này và không cho phép ngoại giao đoàn cũng như các nhà
báo quốc tế tới đây.
Phó giám
đốc bộ phận Á châu của HRW Phil Robertson nói trong thông cáo
rằng nếu các vụ việc bất ổn cộng đồng như trường hợp Mường
Nhé bị xử lý một cách bí mật thì sẽ tạo điều kiện cho vi
phạm mà không bị trừng trị.
Ông Robertson cũng nói rằng các nhà báo và quan sát viên độc lập cần được tạo điều kiện được tới khu vực xa xôi này và tận mắt tìm hiểu những gì đã xảy ra.
'Phần tử xấu'
Báo
chí Việt Nam nói các phần tử xấu đã kích động bà con người
Hmong theo đạo Vàng Chứ, kêu gọi họ tụ tập tại bản Huổi Khon,
xã Nậm Kè, Mường Nhé, để chờ đợi Chúa trời hiện ra mang họ
tới Miền Đất hứa.
Nhà chức
trách phải điều quân đội và trực thăng tới để ổn định tình
hình và giải tán người Hmong quay trở về nhà.
Phó
Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, trưởng ban Chỉ đạo Tây Bắc của
Chính phủ, đã trực tiếp tới thị sát tình hình, mà nay chính
quyền tuyên bố "đã quay trở lại bình thường".
Một
số nguồn tin nói hàng trăm người bị bắt trong vụ Mường Nhé,
thế nhưng Chính phủ Việt Nam không xác nhận cũng như cung cấp
thông tin.
HRW khuyến cáo Chính phủ Việt Nam mở điều tra để tìm hiểu nguyên nhân xảy ra bạo động cũng như các cáo buộc bạo lực từ phía lực lượng của chính quyền và từ phía người Hmong.
Kết quả điều tra cần được công bố cho người dân được biết.
Tổ chức nhân quyền có uy tín cũng yêu cầu công bố tên tuổi tất cả những ai bị bắt trong vụ bất ổn, nơi giam giữ họ và cáo buộc đối với những người này.
HRW
viết: "Chính phủ Việt Nam cần ngay lập tức cho những người bị
bắt gặp gia đình và tiếp cận luật sư; bảo đảm rằng không ai
bị đánh đập hay xâm hại và người biểu tình một cách ôn hòa
không bị trừng trị vì tham gia sự việc".
Ông
Phil Robertson cũng kêu gọi các nhà tài trợ yêu cầu Chính phủ
Việt Nam thực hiện cuộc điều tra như nói ở trên.
No comments:
Post a Comment