Đây
là một điểm son của Hoa Kỳ, một đất nước rất phức tạp với nhiều sắc
dân, pha trộn nhiều nền văn hoá nhưng có nền dân chủ pháp trị rất cao.
Nhắc
sơ lại sự việc: -Tối ngày 03/09/2009 một sự xô xát giữa 2 sinh viên
trong cư xá trường đại học San José, Hồ Quang Phương và Jemery Suftin.
Hai người cãi nhau rồi dùng tay, chân xô đẩy qua lại, Phương cầm một con
dao ăn, loại dùng cắt thịt bò nói với Jemery: “Ở Việt Nam tôi có thể
giết bạn bằng con dao này “ Trong phòng lúc đó có 8 người.
Jemery,
chắc cầm tinh con…cáy, cảm thấy bị nguy hiểm đến tính mạng nên gọi cảnh
sát. Bốn cảnh sát viên thuộc sở cảnh sát San José đã đến nơi. Không
biết sự đối đáp giữa Hồ Phương và cảnh sát như thế nào mà sau đó bốn
người cảnh sát đã dùng vũ lực còng tay Hồ Phương, dùng dùi cui để đánh,
cả súng Taser điện bắn vào người anh.
Một
sinh viên ở chung phòng với Phương là Dimitri Masouris dùng video
camera trong cellphone quay được diễn tiến sự việc, nhưng hình ảnh không
rõ ràng cho lắm. Sau đó Dimitri đã bán đoạn phim này cho Nguyễn Hoàng
Duyên, luật sư của Phương.
Vụ án này
làm xôn xao cộng đồng NVTNCS. Tại San Jose, người Việt biểu tình phản
đối sự bạo hành của cảnh sát trrước tòa thị chính San José, tòa đại sứ
cộng sản VN cũng như bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn viên của bộ Ngoại
giao nhẩy vào ăn có, lên án hành động này của cảnh sát Mỹ.
Đến
nay, sau hơn một năm rưỡi, vụ án kết thúc. Hồ Quang Phương cầm trong
tay cái check 90.000 USD net ( Tax Free ), một số tiền không nhỏ, nói rõ
hơn là một gia tài nhiều người dân Mỹ (kể luôn người viết bài này) mơ
ước chứ đừng nói người Việt Nam.
Số
tiền này có thể mua một căn nhà khang trang ở nhiều nơi trên nước Mỹ hay
sống một cách nhàn nhã không phải đi làm trong vòng vài năm.
“-Tôi cho rằng khi mối quan hệ giữa người dân và cảnh sát chưa gần gũi thì hoàn toàn có thể xảy ra những vụ việc như vậy”.
Số
tiền đó không thể đền bù được những tổn thương danh dự khi họ vừa dùng
vũ lực vừa đem tôi ra làm trò cười. Tôi chỉ mong muốn đừng bao giờ có vụ
việc nào tương tự xảy ra, nhất là với những du học sinh Việt Nam.” Hồ
Quang Phương
Câu nói này của Hồ
Quang Phương khiến người viết chợt thấy nhói trong tim khi nghĩ đến
những người dân Việt Nam trong nước bị công an của chế độ cộng sản bắt
giam, tra tần, hành hung… đến chết. Không biết bao nhiêu người đã bị
công an VN giết hại, chỉ liệt kê một số vụ nổi bật trong thời gian gần
đây:
1. Chiều ngày 10/11/2009, công
an quận Hà Đông, Hà Nội đã bắt giữ anh Nguyễn Mạnh Hùng33 tuổi, không
có lý do. Sau 11 ngày giam giữ, công an Hà Đông thông báo cho gia đình
anh Hùng biết rằng anh đã chết.
Với
nhiều kinh nghiệm hành nghề y khoa, ông Nguyễn Xuân Bình, cha anh Hùng
khẳng định con ông chết vì bị tra tấn bằng điện. Nguồn: http://www.buonchuyen.info/tin-tuc-thuong-nhat/nghi-an-cong-an-danh-chet-nguoi-tan-bao-5153.html.
2.
Ngày 03/07/2010 Công An Đà Nẵng đánh chết ông Nguyễn Năm, sinh ngày
24/12/1967 một giáo dân, trợ giúp trong đám tang bà Hồ Nhu tại giáo xứ
Cồn Dâu. Trong vụ giáo xứ Cồn Dầu không chỉ riêng ông Năm, nhiều người
dân khác cũng bị công an bắt giữ điều tra và hành hung. Nguồn: http://www.youtube.com/watch?v=DLSuQyhdLGQ.
3.
Ngày 25/07/2010 anh Nguyễn Văn Khương bị cảnh sát giao thông huyện Tân
Uyên tỉnh Bắc Giang bắt đưa về trụ sở vì vi phạm luật giao thông. Tại
đây anh Khương bị công an hành hung đến chết. Viên phó công an huyện,
người trực tiếp dính dáng đến chuyện này, trước đây đã từng tra tấn,
đánh chết một nhà sư ở trại giam Kế, trong một vụ trộm cổ vật tại chùa
La huyện Yên Dũng, BắcGiang.Nguồn: http://suthatcongly.multiply.com/journal/item/104/104.
4.
Ngày 28/02/2011 công an phường Thịnh Liệt đánh gẩy cổ ông Trịnh Xuân
Tùng, sinh năm 1958 trú ngụ ờ 525 Trần Khắc Chân, quận Hai Bà Trưng, Hà
Nội. Lý do: không đội nón bảo hiểm khi di chuyển bằng xe gắn máy. Ông
Tùng chết vào ngày 08/03/2011 tại bệnh viện Việt Đức. Nguồn: http://www.vietbao.com/D_1-2_2-282_4-171615/.
5.
Ngày 30/03/2011, công an thị trấn Ngã Năm ( Sóc Trăng ) bắt giữ ông
Trần Văn Dữ, 44 tuổi, nhậu say, đánh dập mẹ về trụ sở công an. 23 giờ
cùng ngày, người dân địa phương phát giác ông Dữ nằm chết gần trụ sở CA.
Khám nghiệm cho thấy ông Dữ chết vì gan và lá lách bị vỡ.
Điều
tra sơ khởi cho thấy có 3 người trực tiếp dính dáng đến việc đánh đập
ông Dữ đến chết là đại úy phó công an Võ Văn Út Đèo, thượng sĩ Danh Nhãn
và trung sĩ Trần Văn Khải. Nguồn: http://nguoiduatin.vn/khoi-to-3-can-bo-cong-an-danh-chet-nguoi-a2987.html.
6.
Gần đây nhất là vụ công an huyện Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương đã bắt
giữ, điều tra anh Nguyễn Công Nhựt, quản lý kho của công ty TNHH Kumho
sản xuất vỏ xe ô tô trong 4 ngày, không cho thân nhân liên lạc, thăm
hỏi. Khi thân nhân được phép gặp thì anh Nhựt đã chết. Một cái chết đầy
bí ẩn mà phía công an cho biết là do tự tử nhưng người nhà nạn nhân
không tin. Nguồn: http://www.vietgiaitri.com/xa-hoi/phap-luat/2011/05/vu-chet-nguoi-o-huyen-ben-cat-tinh-binh-duong-anh-nhut-bi-bat-giu-trai-luat/.
Đây
chỉ là những việc điển hình về chuyện công an cộng sản VN bắt giữ rồi
bạo hành, tra tấn người dân đến tử vong, còn bao nhiêu vụ khác nữa, cả
những vụ chưa hoặc không được biết đến, không ai thống kê được nhất là
trong thời kỳ chiến tranh và chế độ giam giữ tù nhân quân, cán chính
miền Nam.
Những người cảnh sát Mỹ
dùng bạo lực hành hung Hồ Quang Phương không phải là người Việt Nam. Có
thể do kỳ thị chủng tộc, vì thành kiến… họ đã quá tay trong khi hành sự,
nhưng luật pháp Mỹ không bênh vực, bào chữa, bao che cho họ. Họ bị giải
nhiệm và sự bồi thường thiệt hại cho Hồ Quang Phương, theo người viết
bài cũng tương xứng.
Còn ở Việt Nam,
một đất nước mà các lãnh đạo lúc nào cũng huênh hoang nền dân chủ của ta
dân chủ gấp triệu lần các nước Tây phương nhưng công an lại đối xử với
dân còn hơn thú vật, xem dân như kẻ thù.
Không
hề có những phiên tòa công khai xét xử các công an gây ra án mạng,
không có sự bồi thường thỏa đáng cho gia đình nạn nhân, mọi chuyện được
che dấu, ém nhẹm một cách hèn hạ, bỉ ổi bởi chủ trương của thượng tầng
lãnh đạo đất nước.
Hồ Quang Phương
chắc chắn không thể không biết những chuyện xẩy ra ở Việt Nam bởi anh là
sinh viên du học, dù chưa tốt nghiệp nhưng cũng có thể nói anh thuộc
thành phần trí thức, có đầy đủ phương tiện, vật chất để theo dõi thời
sự, tin tức.
Khi cầm con dao hăm dọa
người khác, anh có nghĩ đến chuyện làm thương tổn danh dự hay thân thể
người khác không? Anh nghĩ thế nào về hành động của những người công an
Việt Nam trong khi hành sự, coi mạng sống của người dân không bằng súc
vật?
“Khởi kiện với niềm tin:
“Mong muốn sẽ không ai gặp chuyện bất công, không ai còn bị cảnh sát
đánh đập vô cớ như vậy nữa”, Phương tin tưởng rằng anh sẽ thắng kiện vì
“công lý phải được trả về đúng vị trí của nó”.
Hồ
Quang Phương đã khởi kiện với niềm tin và anh đã thắng, đã được bồi
thường thỏa đáng vì dù sinh ra, lớn lên trong một đất nước cai trị bởi
chế độ công an, anh lại đang sống và học hành trong một chế độ pháp trị.
Biết
bao nhiêu người Việt Nam khác không có được may mắn như anh. Những
người như Trần Khải Thanh Thủy, Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Văn Đài, Lê
Thị Công Nhân, Phạm Hồng Sơn, Đỗ Nam Hải, Phạm Quế Dương, Lê Công Định,
Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Quốc Quân,
Điếu cày Nguyễn Văn Hải, Cù Huy Hà Vũ… và bao nhiêu người khác nữa trong
lúc nhất thời tôi nhớ không hết.
Những
người này có tội gì? Họ chỉ có mỗi tội yêu nước, thương dân tộc, họ chỉ
mong muốn một xã hội dân chủ, tự do, bình yên, công bằng, bác ái, một
đất nước Việt Nam phú cường, độc lập. Họ không hăm dọa ai bằng vũ khí,
bằng lời nói, hành động hoặc có ý định làm tổn thương danh dự, thân thể
người khác.
Đó chính là sự khác biệt
giữa dân chủ pháp trị và dân chủ công an trị mà Hồ Quang Phương nên
thành thật cám ơn. Không biết sau này khi tốt nghiệp, anh có về Việt Nam
sinh sống, làm việc hay không? Nếu có, người viết chỉ hi vọng anh sẽ
đem những kinh nghiệm bản thân trong sự việc vừa qua, áp dụng và truyền
bá những suy nghĩ của mình để thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa đất nước.
Công lý phải được trả về đúng vị trí của nó như anh đã phát biểu.
© Thạch Đạt Lang
© Đàn Chim Viêt
No comments:
Post a Comment