Người Sưu Tầm - Chào anh Nhất!
Lẽ ra anh Nhất không nên đồng hóa (hay mỉa mai?) “chửi” = dân chủ = tiến bộ.
Thật ra, “chửi” là một từ bình dân để biểu lộ sự bất bình đến mức không kìm chế được sự tức giận đang đong đầy trong lòng. Dù sao “chửi” vẫn mang tính đa nguyên anh Nhất ạ! Một xã hội không chấp nhận đa nguyên là một xã hội ù lì và bệnh họan; tựa như con người thôi, ví dụ “hỉ, nộ, ái, ố” phải có đủ.
Lẽ ra anh Nhất không nên đồng hóa (hay mỉa mai?) “chửi” = dân chủ = tiến bộ.
Thật ra, “chửi” là một từ bình dân để biểu lộ sự bất bình đến mức không kìm chế được sự tức giận đang đong đầy trong lòng. Dù sao “chửi” vẫn mang tính đa nguyên anh Nhất ạ! Một xã hội không chấp nhận đa nguyên là một xã hội ù lì và bệnh họan; tựa như con người thôi, ví dụ “hỉ, nộ, ái, ố” phải có đủ.
Ta
trầm tĩnh không có nghĩa ai cũng trầm tĩnh như ta. Chắc anh Nhất cũng
biết Tổng thống Barack Obama đã từng phải hối tiếc trước một vụ việc
chẳng có gì quá ầm ĩ (1) và còn được đề nghị mời người mà ông B. Obama
“chửi là ngu” đến Nhà Trắng uống bia hòa giải (2). Đó là cách hành xử
phóng khóang, rộng lượng và biết lắng nghe của cả hai phía. Anh Nhất
thấy, dù cho đó là một đương kim Tổng Thống, điều quan trọng và trước
nhất là BIẾT LẮNG NGHE. Hình như anh Nhất thiếu điều này?
Nếu các vị cấp cao biết lắng nghe thì tôi tin chẳng ai đâu “suốt ngày” đi chửi.
Nếu các vị cấp cao biết lắng nghe thì không có vụ giải thể IDS hồi năm 2009.
Nếu các vị cao cấp biết lắng nghe thì không có vụ Vinashin, không có EVN, không có ACLIII…
Nếu
các vị cao cấp biết lắng nghe thì hơn 200.000 dân Thanh Hóa đã phải
được cứu trợ khẩn ngay. Đói mà, sao lại có thể chậm chạp đến vậy!
Nếu
các vị cấp cao biết lắng nghe thì ông Dũng không phải đi lo làm sao đào
tạo cho được 20.000 Luật sư có đủ tầm tranh tụng Quốc tế (3) mà chất
lượng kết quả đào tạo, chúng ta có thể thấy trước trong một cơ chế chính
trị “tam quyền nhất lập” như anh Vũ đã phân tích.
Còn nhiều việc lắm, anh Nhất ạ!
Chính
các vị không biết lắng nghe, cho nên dân chửi. Dân chửi các vị càng tức
giận. Các vị càng tức giận càng đàn áp và bỏ tù, kể cả những cái chết
“do lỡ tay”, “do nạn nhân tự tử”… (!). Càng bỏ tù, càng đàn áp, càng có
thêm những cái chết thì dân càng chửi.
Tôi
cam đoan không thể nào hết chửi cho đến khi các vị cấp cao biết lắng
nghe. Và điều này là bất khả. Tất nhiên, một cuộc cách mạng sẽ đến, chỉ
không biết nó đến với thời điểm nào, mức độ, hậu quả ra sao thôi. Bằng
chứng mới nhất là cuộc biểu tình với thông tin còn khá mập mờ tại Mường
Nhé, nghe đâu lên đến cả 5.000 hay 7.000 người tham gia, phải chăng cũng
vì các vị cấp cao không biết lắng nghe và dân chửi quá lâu, quá nhiều
đến mỏi miệng và xoay qua hành động? Khi dân hành động thì luôn được gán
cho rằng “thế lực thù địch xúi giục”… Vòng tròn bất ổn cứ thế mà xoay…
Anh Nhất có thấy chán không? Càng chán ngán, người dân càng chửi, càng
chửi các vị nhà ta càng tức giận… và vòng tròn cứ thế lặp đi lặp lại.
Qua
bài này (của anh Nhất), tôi thấy anh vẫn nóng nảy hơn là một sự bình
tâm để hiểu và lắng nghe người dân trong bối cảnh xã hội hiện nay với tư
cách nhà báo (dù bây giờ anh Nhất chỉ viết Blog, tức cũng là một người
dân làm báo).
Thú
thật, tôi có đôi lúc cũng không thể nào không thốt lên tiếng chửi thề,
ví dụ khi biết được cái chết của anh Trịnh Xuân Tùng, anh Nguyễn Công
Nhựt, anh Nguyễn Văn Khương v.v… Theo anh Nhất, nếu chúng ta là người
thân của họ, sau khi bàng hòang, đau đớn, chết lịm đi trước cái chết tức
tưởi của người thân thì họ trước tiên nên chửi (hay nguyền rủa) hoặc
nên im lặng? Đó phải chăng là sự cảm thông? Im lặng để tiếp tục chịu
đựng oan khuất chăng? Chí ít, cái sự “chửi” ngay lập tức như là một
phương thức cứu rỗi cái đầu đang muốn nổ tung đôi khi lại rất cần thiết,
anh Nhất ạ! Tất nhiên, tôi không cổ súy cho việc chửi rủa, tôi muốn nói
đến sự cảm thông thật sự.
Một
sự cảm thông trước một lời chửi tục cũng có là gì quá đáng đâu? Tôi đã
từng ngẫm rất lâu sau tiếng chửi thề của mình rằng: mình chửi mình nghe
chứ ai nghe? Hãy chỉ cho tôi, trong trường hợp những oan án như anh Vũ,
anh Hồi, anh Điếu Cày… hay những cái chết oan khiên của anh Tùng, anh
Nhựt, anh Khương v.v… và tôi là người thân của họ, tôi có được phép chửi
một tiếng không? Hay như cô Tạ Phong Tần bị mấy chú “công an nhân dân”
lôi kéo, ném, dục… lên xe như con vật, về tới trụ sở công an thì đôi co,
chửi bới với phụ nữ, viết bài lăng mạ trên báo, trong khi cô Tần đã
tuyên bố (đại khái): muốn bắt cổ thì cứ đàng hòang đem lệnh tới bắt,
đừng làm mấy cái trò như thế. Hành xử nhỏ mọn của mấy chú “công an nhân
dân” như thế cũng đáng bị “ăn chửi” lắm chứ!
Hơn
nữa, anh Nhất cũng chửi lại những người đã chửi mình rồi, công bằng,
anh Nhất “chửi” cũng “giỏi” như gán cho nhiều người là “súc vật”! Thật
ra, anh Nhất phải nhìn thẳng vào sự thật, chính anh khi sa đà vào những
vụ chửi rủa lẫn nhau, anh đau khổ hơn, bực dọc hơn, bức bối hơn, vì là
người được biết đến nhiều hơn họ, anh còn là “người thật, việc thật”,
còn những người chửi anh, họ chỉ là “vô danh”. Tôi có vào trang TTHN thì
thấy có khỏang hơn trăm phản hồi, trong đó có chừng vài chục phản hồi
chửi anh, vào trang blog của anh cũng gần năm mươi phản hồi nhưng khá
nhiều phản hồi bị xóa, những phản hồi còn lại, phần lớn cũng khuyên anh
đừng theo đuổi đề tài “chửi” nữa.
Tôi
cũng muốn khuyên anh Nhất như vậy. Hơn nữa, kết quả gặt hái sau những
trận chửi rủa lẫn nhau, các bên chỉ nhận được kết quả bằng không và kèm
theo là sự bế tắc chen lẫn tức tưởi. Vậy, thay vì sa đà vào chửi rủa anh
hãy dành sở trường của bản thân mà có những bài viết “khai dân trí,
chấn dân khí”, nó giúp ích cho anh và cho đời hơn, anh Nhất ạ! Không
những thế, tôi tin chính bản thân anh sẽ vui hơn khi dốc tâm cho những
bài viết như vậy.
Quả
thế, nếu trong ta không có thì là không có; nếu trong ta có thì là có.
Thậm chí đôi lúc nếu trong ta không có lại là có và đôi khi trong ta có
lại là không có. Anh Nhất hãy nghĩ về câu Phật dạy:
Không tức thị sắc, sắc tức thị không.
Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng
Ngọn gió hoang vu thổi buốt xuân thì
Ngọn gió hoang vu thổi buốt xuân thì
(Một cõi đi về – Trịnh Công Sơn)
Đặc biệt người của công chúng (như anh Nhất) càng nên ngẫm về hai câu nhạc của NS. Trịnh Công Sơn.
Cuối cùng, anh Nhất viết:
Chửi
là yêu nước, chửi là dân chủ, chửi là vì “sự tiến bộ của dân trí &
xã hội”? Còn hễ ai không biết chửi như họ thì người đó không phải là trí
thức yêu nước, không phải dân chủ, không vì “sự tiến bộ của dân trí
& xã hội”?
Chắc
chắn, không một ai – kể cả những người chửi tục nhất hay chửi nhiều
nhất – hồ đồ đến mức nghĩ rằng: Chửi là yêu nước, chửi là dân chủ, chửi
là…”.
Nhất đừng chủ quan thêm nữa!
Hãy bình tâm và suy nghĩ, Nhất ạ!
Nguồn: Nguyễn Ngọc Già (Dân Luận)
No comments:
Post a Comment