Thủ tướng Dũng và vợ đi bỏ phiếu
Bùi Tín (VOA) - Có một đôi điều liên quan đến cuộc bầu cử quốc hội trong nước ngày Chủ nhật 22 tháng 5 vừa qua gợi ý nên đặt ra vấn đề chính danh, chẳng những của cơ quan lập pháp này mà còn của một số định chế then chốt khác của Việt Nam.
Trong tinh thần đó, người ta có thể hỏi: Quốc hội khóa
XIII vừa được bầu trong nước hôm chủ nhật vừa qua có thật là một “Quốc
hội” đúng nghĩa hay không? Theo tôi, có thể không có mấy người dân bình
thường hoặc nhà quan sát thời cuộc quốc tế công nhận rằng 500 vị vừa
được bầu là đại biểu của toàn dân, được cử tri lựa chọn theo ý mình, là
những đại diện chân chính của nhân dân trong toàn quốc.Bùi Tín (VOA) - Có một đôi điều liên quan đến cuộc bầu cử quốc hội trong nước ngày Chủ nhật 22 tháng 5 vừa qua gợi ý nên đặt ra vấn đề chính danh, chẳng những của cơ quan lập pháp này mà còn của một số định chế then chốt khác của Việt Nam.
Vì
sao như vậy? Theo tôi nghĩ, ít nhất có hai lý do. Trước hết, đó là vì
gần 90 % đại biểu là đảng viên cộng sản, trong khi đảng CS chỉ chiếm
chừng 3 % số dân, nghĩa là chưa đến 9% cử tri. Hai là, cung cách tuyển
chọn ứng cử viên do Bộ Chính trị thông qua danh sách và xét duyệt, và
Mặt trận Tổ quốc do đảng CS tổ chức và lãnh đạo chặt chẽ đứng ra thông
qua.
Điều này càng rõ khi trước lúc
Quốc hội khóa XIII chào đời, Bộ Chính trị đảng CS khóa XIII đã phân công
trước cho một số đảng viên cấp cao nắm giữ những chức vụ lãnh đạo nhà
nước như ông Trương Tấn Sang làm Chủ tịch nước, ông Nguyễn Sinh Hùng làm
Chủ tịch Quốc hội, ông Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng thêm một nhiệm kỳ.
Điều
trên đây càng rõ khi tất cả 14 vị trong Bộ Chính trị đều là đại biểu
Quốc hội, khi bí thư hay phó bí thư tỉnh ủy và thành ủy đảng CS cũng là
đại biểu Quốc hội. Rõ ràng dùng danh từ Quốc hội là không ổn, không đúng
nghĩa, không chính xác, do đó không chính danh. Điều đáng nói ở đây là
tình trạng thiếu chính danh này đã tồn tại quá lâu – hơn nửa thế kỷ –
kéo dài 13 khóa rồi.
Vấn
đề chính danh cũng cần được đặt ra với một định chế khác: Đó là báo
Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của đảng CSVN. Ở đây, đảng CS là đảng, còn
nhân dân là nhân dân, là 2 thực thế khác hẳn nhau, không thể đồng nhất,
nhập nhằng được. Từ nay, để cho danh chính ngôn thuận, báo Nhân Dân cần
phải mang tên Cộng Sản, đàng hoàng, ngay thật, chính xác, như tạp chí lý
luận của đảng CS ra hàng tháng mang tên Tạp chí Cộng Sản vậy.
Không
phải ngẫu nhiên mà báo Úc The Age, và báo Pháp Le Monde có lần đã giới
thiệu rằng ở Việt Nam báo Nhân Dân là tờ báo của đảng CS, cũng là báo ế
ẩm nhất, gần như không có mặt trên sàn bán báo mỗi buổi sáng, cũng
thường được dùng để gói hàng và cả chuyện vệ sinh. Nhân dân chẳng ai coi
báo ấy là của mình cả.
Nếu muốn đồng
nhất đảng CS với nhân dân, thì xin hỏi các cửa hàng đặc biệt của đảng
CS, các nhà nghỉ đặc biệt của đảng CS có cho người dân nào vào mua hàng
quý hiếm với giá rẻ và hưởng những tiêu chuẩn đặc biệt hay không? Lúc ấy
đảng và nhân dân có phải là một hay không?
Blog Bùi Tín (VOA)
No comments:
Post a Comment