Monday, July 11, 2011

Anh khổng lồ chân bằng đất sét

Nguyễn Gia Thưởng -“...Theo báo cáo của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hồi đầu tháng 7 vừa qua, hàng ngàn viên chức nhà nước đã biển thủ trên 1200 tỷ Mỹ Kim và đã bỏ trốn phần lớn sang Bắc Mỹ từ giữa những thập niện 1990...”


 Năm nay chính quyền Trung Hoa ăn mừng sinh nhật 90 năm ngày thành lập đảng Cộng Sản Trung Hoa. Họ rầm rộ quảng cáo cuốn phim tuyên truyền "Kiến đảng vĩ nghiệp" (Beginning of the Great Revival), thuê bao 170 tài tử trong đó có những ngôi sao gạo cội như Châu Nhuận Phát và Lưu Ðức Hoa để đánh bóng vai trò của đảng trong công cuộc xây dựng đất nước Trung Hoa ngày nay.

Ðảng Cộng Sản Trung Quốc vẫn tự hào thành tích đưa kinh tế đất nước lên hàng kinh tế lớn thứ nhì thế giới, đưa hàng triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói, đưa người lên vũ trụ (Thái không nhân - Taikonaut Dương Lợi Vĩ, năm 2003) và nâng cao vị thế quốc tế của Trung Quốc một cách ngoạn mục.

Nhưng mặt trái của sự thăng tiến này là sự vùi dập nhân quyền. Mô hình cai trị của các cấp lãnh đạo Trung Quốc ngày nay vẫn còn mang não trạng của các vua chúa thời phong kiến. Họ không chấp nhận bất cứ mọi phê bình và đối kháng nào. Ðảng Cộng Sản Trung Quốc luôn tự hào đã biến chủ thuyết Mác Lê thành xã hội chủ nghĩa với bản sắc Trung Hoa (phục hồi vŕ phát triển Khổng giáo) để giải thích việc theo đuổi tư bản chủ nghĩa mà không cần dân chủ.
Trung Hoa ăn mừng sinh nhật 90 năm của Đảng Cộng Sản Trung Quốc nhưng những cuộc cách mạng Hoa Lài tại Bắc Phi và Trung Ðông cũng đã làm rúng động tinh thần các cấp lãnh đạo Trung Hoa. Họ lo sợ cách mạng Hoa Lài lây lan sang Trung Quốc nên đã thẳng tay đàn áp những người đối lập dám lên tiếng phê bình chính quyền.

Ông Ngải Vị Vị, người nghệ sĩ nổi tiếng quốc tế có tiếng nói mạnh mẽ phê phán chính quyền và tố cáo tham nhũng, đã bị giam giữ ba tháng không án lệnh. Ông là con một đảng viên kỳ cựu Ngải Thanh, một nghệ sĩ nổi tiếng đóng nhiều vai trò chính trong những vở kịch cách mạng Trung Hoa. Từ khi được thả, ông không còn tuyên bố một câu nào nảy lửa nữa. Chính quyền Trung Quốc đã thành công trong việc khóa miệng ông.

Quả nhiên Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã thay đổi rất nhiều. Từ một tổ chức du kích mácxít-lêninnít sinh hoạt trong bí mật, họ đã trở thành một tổ chức chính trị kiểm soát một nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Số đảng viên đảng cộng sản đã vượt trên con số 80 triệu và sẽ không ngừng gia tăng trong những ngày sắp tới. Lý do của sự gia tăng này không phải vì người Trung Hoa yêu đảng cộng sản mà vì một lý do rất thực tiễn : lợi ích kinh tế. Đảng Cộng Sản Trung Quốc ngày nay là một giai cấp mới chứ không chỉ là một đảng cầm quyền. Thật vậy, những người giàu có nhất Trung Quốc hiện nay đều là những cựu đảng viên hay đảng viên đang hoạt động. Điều này cho thấy những ai muốn thăng quan tiến chức đều phải gia nhập đảng cộng sản, một chặng đường bắt buộc để biến ước mơ thành hiện thực.

Giám đốc của hầu hết các công ty lớn của Trung Quốc luôn luôn là đảng viên, các cấp quản trị thấp hơn không bắt buộc phải là đảng viên như các phó giám đốc, các chuyên viên kỹ thuật quản lý công ty. Ông giám đốc này chỉ biết ca ngợi thành tích của đảng mà không nắm vững việc điều hành công ty. Những máy vi tính đặt trên bàn làm việc của ông có khi chỉ để làm cảnh và nhiều khi không có cả dây cắm điện. Chính các phó giám đốc và chuyên viên kỹ thuật mới là người am hiểu thực sự cách điều hành công ty, trong các công ty dịch vụ ông phó giam đốc mới là người ra lệnh mua bán các cổ phần và tuyển dụng nhân viên.

Cho đến cuối tháng 6-2011, đã có trên 67 triệu người Trung Hoa chúc mừng sinh nhật của đảng Cộng Sản Trung Quốc trên mạng internet và hơn nửa triệu người khác tham dự các cuộc thi về lịch sử của đảng trên mạng lưới xã hội Tân Lăng Vi Bác (Weibo), một thể loại theo kiểu Facebook, giống như YouTube và Twitter, hiện vẫn bị chính quyền Trung Quốc cấm đoán và ngăn chặn. Cũng nên biết, những mạng trao đổi internet lớn như Facebook và Twitter đều bị Bức Trường Lửa (firewall) của an ninh Trung Quốc ngăn chặn vì bị cho là nơi sinh sôi nảy nở những tư tưởng chống đối và phê phán chính quyền. Đảng Cộng Sản Trung Quốc không chấp nhận những hình thức đối kháng này.

Một người nào trong nước lỡ dại phóng lên mạng một lời phê bình tiêu cực về Đảng Cộng Sản Trung Quốc, liền tức thì người đó sẽ bị công an mạng (CAM) đến gõ cửa mời đi thẩm vấn và bắt nhốt trong nhiều ngày.
Ðể duy trì quyền lực, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã loại bỏ tất cả những gì gần gũi với đa nguyên đa đảng. Trong một cuộc bầu cử địa phương, một nhóm "cử tri độc lập" tự giới thiệu trên mạng và phản ứng của chính quyền rất nhanh chóng. Lãnh đạo đảng đã lên tiếng cảnh cáo là luật pháp nhà nước không có danh từ "cử tri độc lập". Ðể khóa chặt mọi ý đồ thay đổi, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã chỉ định người kế vị chủ tịch nhà nước Hồ Cẩm Ðào cho năm tới là ông Tập Cận Bình, vị phó chủ tich đương thời.

Quần chúng tuy thờ ơ với những sinh hoạt của đảng cộng sản nhưng rất quan tâm đến những hành vi nhũng lạm của đảng viên cộng sản Trung Quốc. Cấp lãnh đạo lúc nào cũng tuyên bố có sẵn kế hoạch để giám sát chặt chẽ hơn những cán bộ và tỏ vẻ lo ngại rõ rệt vì vấn đề này. Trong nước, nạn hối lộ và đút lót ngày càng trầm trọng hơn, Bắc Kinh đang rất lo lắng về vấn đề này vì nó có thể dẫn đến bất ổn chính trị.

Một vài thí dụ : Các cấp cán bộ thối nát těm cách chiếm đoạt tŕi sản vŕ những khu đất đai béo bỡ của người dân để bán lại cho những tay đầu cơ bất động sản với tỷ giá cao gấp chục lần giá muađã gây phẫn nộ trong lòng người dân. Mỗi năm có đến hàng chục triệu đơn khiếu kiện và hàng trăm ngàn vụ xung đột giữa những nông dân bị tước đoạt đất đai với các cấp lãnh đạo địa phương. Vụ đánh bom ở Phủ Châu, tỉnh Giang Tây, ngày 26-5 vừa qua là một cảnh báo thô bạo của sự uất ức này.

Ông Ngô Ngọc Lương (Wu Yulian), phó bí thư đảng ủy trong Ủy Ban Trung ương Giám sát Kỷ luật, hồi cuối tháng 6 vừa qua, nói rằng chính quyền đã xứ lý kỷ luật 146.517 vụ/người và đã đưa ra tòa xét xử 5.373 người.

Năm 2010, Trung Quốc đã có trên 280.000 "sự cố đám đông" (xuống đường), trong đó có cả những vụ viết đơn khiếu kiện, biểu tình và đình công, ôn hòa và bạo động. Hầu hết những vụ việc này có liên hệ với sự tức giận của quần chúng đối với tệ nạn tham nhũng và những hình thức lạm dụng quyền hành, chẳng hạn như việc tịch thu đất đai phi pháp. Năm 2005 đã có trên 87.000 "sự cố" chống chính quyền.

Các quan sát viên quốc tế cho biết chừng nào nền kinh tế của Trung Quốc còn tiếp tực tăng trưởng, những loại biến động kể trên vẫn có thể bị dập tắt. Nhưng không ai dám tiến đoán cái gì sẽ xảy ra khi tăng trưởng kinh tế bị giảm sút và lạm phát gia tăng. Tình trạng này tuy chưa xảy ra nhưng đang là cơn ác mộng của các cấp lãnh đạo đương quyền và khi biến động xảy ra sẽ không một ai thoát khỏi sự phán xét của đường phố. Hình ảnh của cuộc cách mạng văn hóa trong thập nięn 1960 vẫn còn ám ảnh tâm trí và ký ức của các gia đình nạn nhân.

Ưu tư lớn nhất của nhân dân Trung Hoa hiện nay là nạn ôm tiền chạy ra nước ngoài. Theo báo cáo của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hồi đầu tháng 7 vừa qua, hàng ngàn viên chức nhà nước đã biển thủ trên 1200 tỷ Mỹ Kim và đã bỏ trốn phần lớn sang Bắc Mỹ từ giữa những thập niện 1990. Đây là một số tiền khổng lồ tương đương với ngân sách của các quốc gia phát triển phương Tây như Ý, Tây Ban Nha...

Chính vì sợ biến loan xảy ra, ban lãnh đạo Ðảng Cộng Sản Trung Quốc đã phải liên tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vì mất tăng trưởng là có biến động. Chính sách này buộc Trung Quốc phải tìm kiếm thị trường và nguồn tài nguyên trên thế giới. Việc trấn áp Việt Nam trong những ngày vừa qua trên Biển Ðộng là để chuẩn bị cho việc khai thác dầu thô gần kề lãnh hải Việt Nam. Nhưng mưu toan này có thể nào che giấu được sự yếu kém nội tại của anh khổng lồ chân đất sét không ?

Một điều đáng lo ngại khác là Bắc Kinh, trong cố gắng ngăn chặn những biến động trong nước, đã phải dùng chiến tranh bên ngoài để khích động và trấn an dư luận trong nước như chuẩn bị tấn công và tiến chiếm đảo Ðài Loan. Những chuẩn bị này giống như tập đoàn quân phiệt Argentina đầu thập nięn 1980 đã làm khi tiến chiếm quần đảo Falklands nằm trong khu vực đặt dưới quyền lãnh đạo của Anh Quốc năm 1982.

Nói tóm lại, sự động vọng của Bắc Kinh có một lý do cơ bản: nguồn trữ lượng nhiên nguyên vật liệu về năng lượng của Trung Quốc đang bị cạn kiệt, nếu không gấp rút tìm cho ra các nguồn tiếp tế năng lượng về nguyên liệu, những thành đạt về kinh tế trong những năm qua sẽ như kiếm chém vào nước, bất mãn của dân chúng sẽ tăng lên vì mức sống bị giảm và không tìm được công ăn việc làm. Loạn lạc sẽ là điều chắc chắn.

Một cách dí dỏm, nhiều người nhận thấy khi một chế độ độc đảng tổ chức Thế vận hội là y như rằng mười năm sau chế độ đó sẽ sụp đổ. Nhiều người tìm thấy một sự ngẫu nhiên kỳ lạ với những con số sau đây:

Năm 1936, chế độ Đức quốc xã tổ chức Thế vận hội Berlin và Thế vận hội mùa Ðông tại Garmisch-Partenkirchen; mười năm sau, năm 1946, chế độ Hitler sụp đổ, đồng minh tiến chiếm nước Ðức.

Năm 1980, Liên Xô tổ chức Thế vận hội Moscow; mười năm sau, năm 1990, khối cộng sản Đông Âu và Liên Xô sụp đổ.

Năm 1984, Nam Tư tổ chức Thế vận hội Sarajevo; mười năm sau, năm 1994, liên bang Yougoslavia tan rã và lâm vào nội chiến.

Năm 2008, Trung Quốc tổ chức Thế vận hội Bắc Kinh, mười năm sau, năm 2018, tương lai của Trung Quốc sẽ như thế nào? Hãy chờ xem. Chắc chắn Trung Quốc sẽ không hống hách và coi thường những quốc gia nhỏ bé hơn. Sự huênh hoang và điên cuồng của các cấp lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ dẫn đưa đất nước của họ ra xa khỏi quỹ đạo ôn hòa và bao dung của thế giới.

Nguyễn Gia Thưởng
(Brussels)

http://ethongluan.org/index.php?option=com_content&view=article&id=321:anh-khng-l-chan-bng-t-set-nguyn-gia-thng-tl-260

No comments:

Post a Comment