Nguyễn Văn Chiến (tienve) - Những
gì Nguyễn Chí Vịnh phát biểu làm người đọc ngơ ngác vì nhiều lúc người
đọc tưởng ông ta là hoá thân của bà Khương Du, phát ngôn viên Bộ ngoại
giao Trung Quốc...
*
Ngày
5.6.2011 báo điện tử VTCNews đăng bài phỏng vấn Nguyễn Chí Vịnh, Trung
tướng Thứ trưởng Quốc phòng, không ghi rõ tên phóng viên.
Bài phỏng vấn có với nhan đề “Nếu bạo lực vũ trang, quân đội sẽ tham gia”,
được trích từ câu trả lời cuối cùng của Nguyễn Chí Vịnh: “Còn nếu với
một hành động là bạo lực vũ trang thì dứt khoát quân đội sẽ tham gia bảo
vệ”.
Góp ý:
Ra tay khi dân mình, nước mình bị ngoại bang sử dụng “bạo lực vũ trang” là nhiệm vụ hàng đầu, nhiệm vụ tối thượng của quân đội.
Đó là chuyện dĩ nhiên, không cần phải nhắc.
Chẳng lẽ nhà nước thành lập quân đội chỉ để bồng súng duyệt binh mà Nguyễn Chí Vịnh phải “nếu” ở đây?
Bởi
vậy, bên cạnh việc “nhìn kỹ những gì Nguyễn Chí Vịnh làm”, chúng ta
cũng cần phải phân tích kỹ “những gì Nguyễn Chí Vịnh nói”.
Để tiện bàn, tôi xin chia các câu trả lời dài lê thê của Nguyễn Chí Vịnh cho từng câu hỏi ra từng đoạn nhỏ để tiện “đặt vấn đề”.
*
VTC:
Thưa Trung tướng, trong tất cả các cuộc họp từ khi diễn đàn khai mạc
tới nay, vấn đề biển Đông luôn được nhắc đến với hàm ý không đồng tình
về sự vô lý của Trung Quốc (Trung Quốc). Ông có nghĩ rằng, ngay tại hoặc
sau diễn đàn, Trung Quốc sẽ có những điều chỉnh phù hợp?
Nguyễn
Chí Vịnh: Nói đến biển Đông, người ta thường nhìn vào vấn đề tranh chấp
và xung đột. Nhưng cần phải nhìn biển Đông một cách toàn diện để tìm
đến căn nguyên của những vấn đề đó. Trước hết, biển Đông là một khu vực
ngày càng đem lại nhiều lợi ích cho các quốc gia, không chỉ các quốc gia
ven biển. Ví dụ như giao thông hàng hải, tài nguyên trên bờ, nguồn lợi
thủy sản và rất nhiều nguồn lợi khác.
Vì
vậy, ai cũng muốn can dự vào để có lợi ích ở đó. Sự can dự của các nước
vào đây càng ngày càng nhiều, với những lợi ích khác nhau. Đương nhiên
có những lợi ích cùng chia sẻ, nhưng cũng có những mâu thuẫn, tranh chấp
vì lợi ích. Vì thế, nói tranh chấp biển Đông không chỉ nói giữa Việt
Nam và Trung Quốc, mà tất cả những nước có lợi ích ở khu vực.
Tiếng
nói của cộng đồng quốc tế tại đây, theo tôi hiểu, là họ nói vấn đề
chung đó, rằng đây là "sân" chung, trước hết phải tôn trọng chủ quyền
của các nước theo luật pháp quốc tế, không ai được quyền giữ làm "sân"
riêng của mình, không ai được quyền khống chế biển Đông, không ai được
quyền tài phán ở các khu vực tranh chấp.
Góp ý:
-
Chuyện này ai cũng biết, các em sinh viên mặt búng ra sữa tham gia biểu
tình trước cơ quan ngoại giao Trung Quốc đều biết. Thân làm tướng với
bao trọng trách thế mà ngay giữa tình thế nóng bỏng này ông còn lập lại
mấy kiến thức vỡ lòng trên để làm gì?
-
Nguyễn Chí Vịnh đã mắc bẫy Trung Quốc hay thay mặt Trung Quốc để phát
biểu: “không ai được quyền tài phán ở các khu vực tranh chấp”?
- Nhưng thế nào là “khu vực tranh chấp”, hãy xét qua hai bằng chứng thực tế.
-
Bằng chứng 1: Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thế nhưng Trung Quốc
cho tàu hải giám chạy vào “hành xử chủ quyền”, thế là khu vực này biến
thành “khu vực tranh chấp”. Như thế thì Việt Nam “không có quyền tài
phán” hay chăng?
- Bằng chứng 2:
Trường Sa của Việt Nam. Nhưng Trung Quốc đưa ra các “bằng chứng lịch sử”
để tuyên bố đó là của Trung Quốc, thì tự dưng quần đảo này thành “khu
vực tranh chấp”. Theo lý lẽ của Nguyễn Chí Vịnh thì Việt Nam “không có
quyền tài phán” hay sao?
Nguyễn Chí
Vịnh: Còn sự việc vừa qua đối với tàu Bình Minh 02 của chúng ta là một
trong nhiều sự việc khiến người ta quan tâm. Quan tâm cái gì? Năm ngoái,
Trung Quốc đưa ra khái niệm "đường lưỡi bò" và năm nay họ chính thức
gửi tài liệu lên LHQ. Người ta đặt câu hỏi liệu hành động này có phải là
một bước đi đầu tiên để biến "đường lưỡi bò" từ lời nói sang hiện thực
hay không. Đây là câu hỏi của cộng đồng thế giới chứ không còn là của
riêng Việt Nam, bởi nếu đó là sự thật thì sẽ phương hại đến lợi ích của
tất cả các nước có liên quan.
Góp ý:
-
Quan tâm đến chủ quyền của Việt Nam, đến sự an nguy của các ngư dân
Việt Nam nói riêng và quyền sinh tồn của dân tộc Việt Nam nói chung chứ
còn quan tâm cái gì khác?, Nguyễn Chí Vịnh không biết gì hết hay sao?
-
Trong “lợi ích chung” của các nước tại Biển Đông thì lợi ích của Việt
Nam mang tính sống còn: nếu thiên hạ chỉ bị gãy tay, què chân thì Việt
Nam sẽ bị cắt cổ. Lẽ đơn giản là nếu ý đồ của Trung Quốc thành đạt, thì
Việt Nam là nước lãnh hậu quả lớn nhất: hải phận chỉ còn là “lạch nước”
nhỏ dọc theo bờ biển hình chữ S, do đó sẽ bị bóp nghẹt, không thể ngóc
đầu lên nổi.
- Do đó Việt Nam phải
hành động tích cực, mang tính dẫn đường cho các nước khu vực và cộng
đồng thế giới. Việt Nam không thể đơn giản ngồi đó khoanh tay chờ cộng
đồng thế giới phản ứng và “kỳ vọng” vào lòng hiếu hoà của Trung Quốc!
Nguyễn
Chí Vịnh: Tôi hoàn toàn kỳ vọng vào sự điều chỉnh, sự nhận thức đúng
đắn hơn của Trung Quốc trước những tiếng nói của cộng đồng quốc tế như
vậy. Mà có điều chỉnh hay nhận thức đúng hơn thì cũng là vì lợi ích của
Trung Quốc mà thôi. Trung Quốc bây giờ cần gì? Thứ nhất là môi trường
hòa bình, ổn định để phát triển. Thứ hai, vô cùng cần, là một hình ảnh
đẹp trên thế giới, cũng để phát triển. Hình ảnh đẹp đó không phải cho
thêm phần mỹ miều, mà, rất thực tế, là để họ phát triển kinh tế, phát
triển quan hệ chính trị và uy tín của mình. Đứng về góc độ lợi ích như
vậy, chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng sự điều chỉnh của Trung Quốc.
Góp ý:
-
Hãy nghe những tuyên bố chính thức của chính phủ Trung Quốc từ ngày
26.5.2011 đến nay thì sẽ thấy họ đã “điều chỉnh” và “nhận thức đúng đắn”
như thế nào!
- Trung Quốc sẽ không
bao giờ điều chỉnh theo “kỳ vọng hoà bình” của Nguyễn Chí Vịnh. Mỹ còn
mạnh, còn đỡ đầu ASEAN, thì Trung Quốc còn chùn bước. Mỹ mà lép vế,
ASEAN tan rã, Trung Quốc sẽ lấn tới và Việt Nam sẽ bị chết ngạt ngay.
VTC:
Liên quan đến vụ tàu Bình Minh 02, một chuyên gia luật quốc tế tại
Singapore đưa ra ý kiến Việt Nam nên đưa vụ này lên Tòa án Trọng tài
quốc tế. Tòa án này có thể giải quyết vụ kiện bất chấp Trung Quốc có
đồng ý ra tòa hay không. Trung tướng nghĩ sao về ý kiến này?
Nguyễn
Chí Vịnh: Tôi cho đó là một lựa chọn. Nhưng, theo tôi, để xác định về
chủ quyền, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý... thì Công ước LHQ về Luật
Biển (UNCLOS) đã nói rõ. Không cần tòa án nào cả. Theo tôi, trước hết
và sau cùng vẫn là Việt Nam và Trung Quốc giải quyết với nhau. Cho nên,
giải pháp mà chúng ta kiên trì lựa chọn là giải quyết với Trung Quốc,
công khai và minh bạch. Chúng ta công khai cho cộng đồng quốc tế biết,
như ở hội nghị hôm nay, để người ta có tiếng nói và để Trung Quốc suy
nghĩ về hành vi của mình.
Góp ý:
-
Luật đã nói rõ, nhưng cần phải có tiếng nói uy tín của một cơ quan tài
phán hay một định chế quốc tế như Toà án Quốc tế hay Liên Hiệp Quốc tế
để phân định rõ ràng trắng đen.
- Nói như Nguyễn Chí Vịnh thì đảng có thể dẹp hết toà án, nhà tù tại Việt Nam vì mọi thứ đã có “luật phân định rõ ràng” hay sao?
-
Trên thực tế, Nguyễn Chí Vịnh đang đại diện cho quyền lợi của Trung
Quốc khi phát biểu: “Theo tôi, trước hết và sau cùng vẫn là Việt Nam và
Trung Quốc giải quyết với nhau”.
-
Quan điểm của Nguyễn Chí Vịnh cực kỳ nguy hiểm. Trên thực tế, Nguyễn Chí
Vịnh đang cổ xuý cho phương pháp “Song phương” trong việc giải quyết
mâu thuẫn Biển Đông mà Trung Quốc hằng chủ xướng.
Nguyễn
Chí Vịnh: Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là hết sức vững vàng, hết
sức đúng đắn, khôn khéo và linh hoạt. Đó là kinh nghiệm bảo vệ Tổ quốc
được đúc kết từ hàng ngàn năm lịch sử. Đó là gì? Là tăng cường hợp tác,
tăng cái đồng về lợi ích, giảm bớt cái bất đồng, trong khi ta vẫn giữ
vững chủ quyền lãnh thổ. Việt Nam luôn kiềm chế và không để vấn đề vượt
qua tầm kiểm soát mà ranh giới là xung đột. Nói như thế, chúng ta cần
rất kiên trì - kiên trì bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, kiên trì giữ hòa
hiếu, hữu nghị với nước láng giềng. Không còn cách nào khác.
Góp ý:
-
“Vững vàng, hết sức đúng đắn, khôn khéo và linh hoạt” kiểu gì mà từ năm
2005 Trung Quốc đã liên tiếp xâm lấn, bắn giết và cướp bóc ngư dân Việt
Nam?
- Nguyễn Chí Vịnh còn bày đặt
nói sử nữa. Thời Lý, khi không thể giảm bớt cái bất đồng thì phải hành
động, và Lý Thường Kiệt đã mang quân sang Trung Quốc đánh phủ đầu, triệt
hạ thành Ung Châu.
- Cũng “đúc kết” lịch sử, Nguyễn Trãi đã viết: “Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau / Song hào kiệt thời nào cũng có”.
-
Còn thời này? Đám lãnh tụ đang run sợ như Nguyễn Chí Vịnh không đáng
gọi là “hào kiệt”, dù lon lá và huy chương đeo kín ngực. Dòng máu “hào
kiệt” nếu có, nó chỉ đang âm ỉ hay hâm nóng trong những bạn trẻ sinh
viên đã bất chấp lời đe doạ của mấy ông hiệu trưởng bán nước, bất chấp
lời hù doạ của cán bộ địa phương và đoàn thể, bất chấp ánh mắt rình mò
của những nhân viên an ninh chìm nổi canh gác trước các trụ sở ngoại
giao Trung Quốc tại Việt Nam, để cất lên tiếng đòi hỏi chủ quyền của tổ
quốc mình.
Nguyễn Chí Vịnh: Tôi nhắc
lại, đưa ra tòa án quốc tế cũng là một lựa chọn. Nhưng trước hết và sau
cùng vẫn là giải quyết với Trung Quốc. Và vì vậy, sự lựa chọn của Đảng
và Nhà nước ta sẽ giải quyết được vấn đề, dù là rất lâu dài.
Bây
giờ mọi người nhìn vào sự kiện ngày 26/5 một cách rất bức xúc. Tôi đồng
ý. Nhưng nếu nói về kết quả, chúng ta hãy nhìn: Trước hết, Trung Quốc
đâm tàu, cắt cáp của ta, ta phản đối, đòi bồi thường, sửa xong ta lại
tiếp tục thăm dò ở chỗ ấy, ta có bỏ chỗ ấy đâu! Thứ hai, chúng ta tuyên
truyền rộng rãi cho cộng đồng thế giới để họ nhìn thấy cái nào đúng, cái
nào sai, cái nào đẹp, cái nào xấu.
Sự
kiện quá rõ ràng, mọi người đều biết rõ. Còn đối với Trung Quốc, một
lần nữa ta nói với họ rằng:“Các đồng chí đã, thứ nhất, vi phạm luật pháp
quốc tế; thứ hai, xâm phạm chủ quyền Việt Nam; thứ ba, không tôn trọng
các điều khoản Tuyên bố các bên về ứng xử ở biển Đông đã ký với ASEAN".
Chúng
ta cũng nói với họ rằng: "Chúng tôi đã làm đúng với nhận thức chung của
lãnh đạo hai nước là kiềm chế, là giải quyết song phương, là công khai
minh bạch, và tuyệt đối "không sử dụng vũ lực". Đồng thời, chúng ta cũng
chứng minh quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đất nước. Tóm lại, tôi muốn
nói, hãy nhìn sự kiện 26/5 một cách tích cực về phía Việt Nam.
Góp ý:
-
Đưa ra một giải pháp lâu dài thì phải phân đoạn lộ trình, chỉ ra từng
mục tiêu cao thấp, dự báo diễn biến tình hình trong ngắn hạn và dài hạn
và đưa những “kịch bản” khác nhau và những biện pháp khác nhau như “hạ
sách”, “trung sách”, “thượng sách”.
-
Trên thực tế thì ngày mai, ngày mốt hay tuần sau Trung Quốc sẽ đưa ra
phản ứng như thế nào, “đảng ta” hoàn toàn mù tịt. Bằng chứng là “đảng
ta” hốt hoảng, hoàn toàn bối rối trước vụ cắt cáp tàu Bình Minh. Như thế
thì có tư cách gì mà cao giọng khẳng định “sẽ giải quyết được vấn đề,
dù là rất lâu dài”?
- Cứ cho là “Sửa
xong ta không bỏ”. Nhưng trên thực tế thì Trung Quốc vẫn tiếp tục khẳng
định vùng biển ấy là “ao nhà của họ”. Cứ cho “ta phản đối, ta đòi bồi
thường”. Nhưng trên thực tế Trung Quốc vẫn khẳng định là họ luôn làm
đúng, họ không thừa nhận họ sai và không chịu bồi thường. Thế thì gọi là
“chủ trương sáng suốt và đúng đắn” ở chỗ nào?
-
Nếu muốn “tuyên truyền rộng rãi cho cộng đồng thế giới” thì tại sao
không đưa ra toà án quốc tế, không mời gọi cộng đồng thế giới tham gia,
mà lại chủ trương cách giải quyết song phương kiểu như Trung Quốc muốn:
“trước hết và sau cùng vẫn là giải quyết với Trung Quốc”?
-
Như có thể thấy từ năm 2005 đến nay Trung Quốc chủ trương gây hấn trên
Biển Đông, họ không hề kiềm chế gì cả. Nói rằng “nhận thức chung của
lãnh đạo hai nước là kiềm chế” là tự dối mình, tự huyễn hoặc mình hay
phát biểu vì quyền lợi của Trung Quốc.
-
Tưởng tượng cảnh anh A và anh B. Anh A liên tục đập phá, chiếm đoạt đất
đai nhà cửa của gia đình anh B, không coi luật pháp ra gì, không coi
anh B ra gì. Việc này khiến thân nhân của anh B “bức xúc”, nhao nhao
phản đối. Anh A quay lại nói với thân nhân của mình: “bức xúc cái gì”,
“hai bên cần phải kiềm chế”, “ta kỳ vọng A sẽ tự điều chỉnh”, “ta sẽ
khiến A hồi tâm, dù là lâu dài”. Trong khi anh B lải nhải như thế thì
anh A vẫn tiếp tục đập phá, chiếm đoạt đất đai nhà cửa của gia đình anh
B. Anh B này chính là Nguyễn Chí Vịnh!
-
Tại sao anh B/Nguyễn Chí Vịnh chủ trương như vậy? Chỉ vì anh cần đến
anh A/Trung Quốc để giữ địa vị của cái đảng của anh. “Theo Mỹ thì mất
đảng, theo Trung Quốc thì mất nước, thà mất nước còn hơn mất đảng”.
Chính vì vậy nên Nguyễn Chí Vịnh cũng gọi giới lãnh đạo Trung Quốc là
“đồng chí”!
VTC: Thưa Trung tướng, có
người cho rằng tại sao lực lượng của ta không phát hiện sớm và can
thiệp đối với tàu hải giám của Trung Quốc mà để họ tiến sâu vào vùng đặc
quyền kinh tế của ta?
Nguyễn Chí
Vịnh: Trước hết, vùng đặc quyền kinh tế là của ta, ta có toàn quyền quản
lý, khai thác, xây dựng..., và bảo vệ chủ quyền. Nhưng theo UNCLOS, tàu
các nước có thể đi lại vô hại trong khu vực này thì chúng ta không có
quyền ngăn cấm, thậm chí ta còn có trách nhiệm bảo vệ họ. Vấn đề ở đây
là, khi họ hành động uy hiếp, cắt cáp tàu Bình Minh 02 của ta là họ đã
vi phạm luật pháp Việt Nam và luật quốc tế.
Quân
đội đương nhiên có trách nhiệm bảo vệ vùng biển, vùng trời và bảo vệ
chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên, đây là sự va chạm giữa hai con tàu dân
sự. Đây là vụ va chạm dân sự, nên hai chủ thể va chạm phải giải quyết
với nhau trên cơ sở luật pháp quốc tế và báo cáo lên các cơ quan luật
pháp, cơ quan quản lý của hai nước. Tuy nhiên, quân đội phải theo dõi
sát tình hình, không để sự việc diễn biến phức tạp, leo thang. Còn nếu
với một hành động là bạo lực vũ trang thì dứt khoát quân đội sẽ tham gia
bảo vệ.
Góp ý:
-
Tàu Bình Minh là tàu dân sự, tài hải giám Trung Quốc cũng là tàu dân
sự. Nhưng hành động quấy rối, phá hoại tài sản của tàu hải giám trên đã
mang tính “hình sự”.
- Vấn đề không
phải là chỉ riêng hai tàu “Bình Minh” và hải giám như hai “chủ thể độc
lập tự do”, do đó Nguyễn Chí Vịnh không thể lập luận là “hai chủ thể va
chạm phải giải quyết với nhau”.
- Vấn
đề ở đây là hai chiếc tàu đại diện cho hai quốc gia: tàu Bình Minh thăm
dò tài nguyên cho Việt Nam, tàu hải giám Trung Quốc “bảo vệ hải phận
Trung Quốc”. Sự va chạm giữa hai tàu này chính là va chạm của hai quốc
gia.
- Đó là hành động mang tính hình
sự, thì phải giải quyết theo phương pháp hình sự. Theo Nguyễn Chí Vịnh
thì phải “giải quyết “trên cơ sở luật pháp quốc tế”, do đó cách tốt nhất
là đưa ra toà án quốc tế hay Liên Hiệp Quốc. Tại sao Nguyễn Chí Vịnh
lập đi lập lại rằng chỉ cần giải quyết với Trung Quốc trên cơ sở song
phương?
- Trước một biến cố như vậy
thì trách nhiệm của nhà nước là phải tích cực điều tra, củng cố hồ sơ
pháp lý và ngoại giao của mình. Nhà nước là cái gì mà ngồi đó khoanh tay
đợi người trong cuộc “báo cáo lên các cơ quan luật pháp, cơ quan quản
lý?”
- Nguyễn Chí Vịnh nói: “Còn nếu
với một hành động là bạo lực vũ trang thì dứt khoát quân đội sẽ tham gia
bảo vệ”. nghĩa là nếu Trung Quốc không cho tàu hải quân tiến vào vùng
đặc quyền kinh tế của Việt Nam gây sự, mà cứ cho ngư dân Trung Quốc lái
tàu to tông bể ghe đánh cá của Việt Nam, cho tàu Ngư chính hay Hải giám
vào quậy phá là được. Lúc này hải quân Việt Nam sẽ khoanh tay đứng nhìn,
Nhà nước sẽ chờ dân “báo cáo lên”, và lãnh đạo đảng sẽ kiên trì kỳ vọng
rằng Trung Quốc sẽ “tự điều chỉnh”?
-
Việc đưa các tàu “dân sự” như “Ngư chính” và “Hải giám” vào lãnh hải
của Việt Nam là trò lưu manh của Trung Quốc. Tức là Trung Quốc dùng trò
này để “hành xử chủ quyền” trên Biển Đông và khủng bố ngư dân Việt Nam.
Tại sao những người có trách nhiệm như Nguyễn Chí Vịnh không tương kế
tựu kế, thành lập những đội tàu tương tự để bảo vệ ngư dân và “hành xử
chủ quyền”?
*
Tóm
lại, những gì Nguyễn Chí Vịnh phát biểu làm người đọc ngơ ngác vì nhiều
lúc người đọc tưởng ông ta là hoá thân của bà Khương Du, phát ngôn viên
Bộ ngoại giao Trung Quốc.
Nhà văn Vũ
Thư Hiên cho biết vào thập niên 60 ông Nguyễn Chí Thanh (đại tướng,
tổng cục trưởng tổng cục chính trị) đã đặt Cục Đồ Bản của Trung Quốc in
bản đồ 1/1000, là thứ bản đồ dùng cho pháo binh. Ông dẫn lời nhận xét
của cha mình sau khi ở tù về nghe tin này: “Đó là bí mật quốc gia, không
một nước nào tự nguyện trao cho nước khác. Sao nó ngu thế! Sao nó bậy
thế!” (Đêm giữa ban ngày, trang 230)
Bây
giờ con trai của Nguyễn Chí Thanh là Nguyễn Chí Vịnh đi theo chủ trương
của Trung Quốc để “giải quyết song phương” các tranh chấp Biển Đông.
Nguyễn Chí Thanh lại còn thắc mắc là người Việt Nam “bức xúc cái gì” khi
nghe tin Trung Quốc ngang ngược xâm phạm chủ quyền!
Nguyễn Chí Thanh và Nguyễn Chí Vịnh, hết phiên cha ngu nay đến phiên con ngu chăng?
Hay là hết phiên cha bán nước, nay đến phiên con bán nước?
tienve.org
No comments:
Post a Comment