Faisal Islam
Luna Nguyen chuyển ngữ
Việt Nam không phải là nơi thích hợp để trở thành blogger. Ít nhất, đó không phải là nơi thích hợp để trở thành blogger muốn viết lên những suy nghĩ của mình. Khoảng tháng trước, 3 blogger bị bắt vì chỉ trích chính phủ cộng sản thông qua việc đăng tải ý kiến của họ trên mạng, mà chính phủ Việt Nam khéo léo gọi đó là “lợi dụng tự do dân chủ”. Trong khi tội danh này dường như là một nghịch lý, thì những viễn cảnh bắt bớ sau đó cũng không mấy sáng sủa. Vào ngày 16 tháng 5, một blogger khác,Đinh Nguyên Kha, bị kết án 10 năm tù với lý do “phát tán truyên truyền chống phá nhà nước” và “cố ý gây thương tích”
Bảng cảnh báo khách hàng tại một quán cà phê Internet ở Thủ Đức, Tp.HCM, Việt Nam. Thông điệp cảnh báo được dán phía trên màn hình máy tính cảnh cáo việc truy cập vào các trang mạng “đồi trụy” và “phản động”
Những bắt bớ này chỉ là một trong các vấn đề thúc đẩy cựu nghị sĩ Mỹ Joseph Cao gọi Việt Nam là “quốc gia vi phạm nhân quyền tệ hại nhất trong Đông Nam Á” (bao gồm cả Myanmar, quốc gia đã đẹp sạch sắc tộc Hồi giáo thiểu số Rohingya một cách có hệ thống, được cho là có sự hậu thuẫn ngầm của chính quyền). Những vấn đề khác xứng đáng với danh gọi đó bao gồm việc ngăn cấm đối lập chính trị đối với nhà nước độc đảng, đàn áp người bất đồng chính kiến, hạn chế nghiêm trọng tự do ngôn luận, bắt bớ, bỏ tù và tra tấn những nhà hoạt động ôn hòa.
Cùng với tất cả sự đe dọa đó, còn có thêm sự tuyên truyền không ngừng nghỉ trong đời sống thường nhật. Bất cứ lúc nào bạn xem truyền hình, lướt internet hoặc đơn giản chỉ là đi bộ trên đường, bạn sẽ gặp sự tuyên truyền của chính phủ Việt Nam ở khắp nơi. Tại thủ đô Hà Nội, chính phủ cho phát thanh vào khoảng 6 giờ 45 thông qua các loa phường từng được sử dụng để cảnh báo người dân các cuộc không kích của Mỹ.
Ngày hôm nay các thông điệp phát ra một cách nhàm chán như “Đừng quên đóng thuế”, hoặc để tôn sùng chính phủ và các nhà lãnh đạo. Điều này không hẳn giống hoàn toàn cuốn 1984nhưng cũng không hoàn toàn là bình thường. Thử tưởng tượng khi bạn thức dậy mỗi ngày với các bài giảng về chủ nghĩa xã hội và các cảnh báo về “tệ nạn xã hội” chứ không phải là với công việc thích hợp dành riêng cho bạn. Có lẽ nó dễ khiến bạn phát cáu suốt cả ngày. Chủ quán Hồng Minh trong khu phố cổ nói “chúng tôi cố mặc kệ mấy cái loa, tuy nhiên chúng rất ồn ào nên khá khó để mặc kệ chúng.”
Sợ hãi trước cuộc nổi dậy Mùa Xuân Ả, việc lấn chiếm đất tùy tiện của Trung Quốc và những chỉ trích trong nước chưa từng có tiền lệ đã khiến chính phủ trong năm qua siết chặt thậm chí mạnh hơn đối với tự do ngôn luận. Với việc cấm truyền thông độc lập (tất cả các cơ quan này đều phải có giấy phép hoạt động của nhà nước), các nhà lập pháp đã chuyển hướng chú ý của họ vào internet.
Trong tháng 12, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi lực lượng an ninh của ông ta tăng cường trận chiến chống lại các “thế lực thù địch” (được hiểu là “các tiếng nói tự do” bên ngoài Việt Nam) sử dung mạng để “tuyên truyền đe dọa an ninh quốc gia.”
Việc truy cập internet đã bị kiểm soát một cách chặt chẽ, các trang web ủng hộ dân chủ bị cấm, phần lớn các computer công cộng bị theo dõi đối với các hoạt động chống lại tổ chức. Tuy nhiên, thật ngạc nhiên, họ không chỉ dừng lại ở đó. Chỉnh phủ dường như gây chiến với tất cả các dạng công nghệ, Việt Nam tuyên bố gần đây rằng chính phủ không sẵng sàng cho dịch vụ điện thoại 4G và sẽ không cấp giấy phép cho công nghệ này ít nhất đến năm 2015. Thực tế quốc gia này có hơn 17 triệu thuê bao điện thoại di động và iPad phổ biến cũng gần như các ruộng lúa, những người phê bình cho rằng lý do thật sự của vấn đề này là bộ lọc của chính phủ chưa thể xử lý công nghệ mới này.
Phương tiện truyền thông thu phát sóng (như đã nói, được cấp giấy phép một cách nghiêm ngặt) cũng bị siết chặt. Phát sóng chậm 30 phút để đảm bảo “các thông tin nhạy cảm” có thể được thanh lọc, các kênh tin tức như CNN và BBC biến mất hoàn toàn khỏi các màn hình TV tháng trước là phản hồi của các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp trước nghị định mới của chính phủ phải chạy phụ đề tiếng Việt số lượng lớn nội dung các kênh nước ngoài. Việc dịch thuật và biên tập này sẽ được một công ty được chính quyền cấp phép thực hiện, kiểm tra để bảo đảm “thích hợp với nhu cầu lành mạnh của người dân và không vi phạm luật báo chí Việt Nam.” Vì vậy kiểm duyệt là cách hữu hiệu.
Phần còn lại của các chương trình được phát sóng là Olly Murs, cùng với sự pha trộn giữa phim tài liệu về văn hóa, chương trình âm nhạc K-pop và các talk show nhạt nhẽo, đã khiến nhiều thanh niên Việt Nam trở nên nhàm chán với truyền thông phát sóng trong nước. Thang Phung, một sinh viên ngành chính sách xã hội ở Hà Nội nói rằng “xem TV hay nghe đài đều hoàn toàn mất đi sức hấp dẫn của nó. Bất kỳ dạng phương tiện truyền thông nào đều bị kiểm duyệt gắt gao và không một tin tức nhạy cảm nào từng được phát sóng. Chính phủ muốn mọi người cảm thấy an toàn khi gói họ vào trong một tấm chăn của các chương trình giải trí ngớ ngẩn.”
Phụng đã từng được biết đến cơn thịnh nộ của chính quyền bằng kinh nghiệm bản thân. Sau khi có mối quan hệ với con gái của trưởng công an khu vực, anh bị bắt, đưa vào đồn và bị đe dọa bằng cách đánh đập nếu anh không thừa nhận các “tội lỗi” của mình. Những tội danh mà không bao giờ được định nghĩa rõ ràng, tuy nhiên chỉ sau một hoặc hai giờ bị đe dọa đến sợ hãi tột cùng, anh ta được thả ra cùng với cảnh cáo.
Phụng nói với tôi rằng anh cảm thấy nền văn hóa sợ hãi đang bao trùm đất nước của mình. Anh nói rằng “người dân Việt nam sợ nói lên sự thật. Rất nhiều người tin rằng điều đó sẽ đem lại rắc rối cho gia đình và tương lai của họ. Có một sự chấp nhận rằng giữ kín miệng là cách duy nhất để sống an ổn.”
Trong khi rất nhiều thanh niên Việt Nam không thèm đếm xỉa đến truyền thông, thì những người tìm kiếm thông tin phải đối mặt với phương tiện báo giấy không nói, không nghe, không thấy và họ sử dụng đã bất kì phương tiện nào khác để báo cáo sự bất công. Tổ chức Phóng viên không biên giới đã xếp hạng Việt Nam đứng thứ 172 trên 179 quốc gia chỉ số tự do báo chí 2013 và dễ dàng nhận thấy lý do vì sao.
Việt Nam News, tờ báo của chính phủ là tờ báo quốc gia duy nhất có phiên bản tiếng Anh với cả hai trang bìa tuyền ca ngợi đảng cộng sản. Trên trang nhất thường xuyên chưng hình một là thủ tướng, hai là chủ tịch nước bắt tay với một nhà lãnh đạo thế giới.
Các tờ báo tiếng Việt có một chút thách thức hơn, tuy nhiên bất kì hoài bão về lòng dũng cảm nào đều bị dập tắt bằng các án tù nặng diễn ra thường xuyên nhằm trừng phạt biên tập viên hoặc phóng viên khi chính phủ muốn làm rõ quan điểm của mình. Một ví dụ mới đây là trường hợp một phóng viên của báo Tuổi Trẻ đã bị bắt vì tình nghi hối lộ công an sau khi đăng các phóng sự vạch trần nạn tham nhũng của công an.
Alan Jones, phóng viên làm cho các tờ báo ở châu Á trên 15 năm cho biết “tất cả các quốc gia Đông Nam Á đều có một mức độ kiểm soát nhất định, tuy nhiên Việt Nam – nhà nước độc đảng – kiểm soát truyền thông gắt gao hơn”. Ông cho biết thêm “mọi người cho rằng chính phủ Việt Nam vẫn còn nghi ngờ về các giá trị của truyền thông tự do. Vấn đề nằm ở mối tương quan giữa nhu cầu của đảng và chính phủ với nhu cầu của thế giới hiện đại và công dân ở quốc gia này.”
Niềm hi vọng hiển nhiên của tất cả sự tuyên truyền này không phải ở độ lớn của loa phát thanh vì không ai bị buộc phải nghe. Tuy vậy trong khi người dân bịt tai lại thì vấn đề duy nhất họ phải đối mặt là việc bày tỏ những ý kiến không lấy gì làm dễ chịu. Những người chịu lên tiếng lại phải sống trong lo sợ. Các nhà bảo vệ quyền dân sự và các nhà vận động dân chủ đối diện với sự sách nhiễu và khủng bố thường xuyên. Báo cáo của Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) công bố hồi tháng 2, có 32 blogger và nhà hoạt động trên mạng bị bắt giữ khi đăng tải các bài viết của mình, rất nhiều người thường xuyên là đối tượng bị sách nhiễu, đe dọa, tấn công và vi phạm các quyền được xét sử công bằng. Báo cáo cũng chỉ ra rằng, trong năm qua, 22 blogger và các nhà hoạt động mạng bị kết án tổng cộng lên đến 133 năm tù vì những hoạt động online của họ.
Chủ tịch FIDH Souhayr Belhassen kêu gọi chính phủ Việt nam cần bắt đầu cải tổ sâu rộng và thực hiện trách nhiệm theo luật nhân quyền quốc tế. Bà nói rằng “thay vì tham gia vào các hoạt động bịt miệng internet một cách vô ích, chính phủ nên chấm dứt ngay lập tức các hành động biến ngôn luận thành tội phạm và đại tu khuôn khổ pháp lý hà khắc của chính phủ nhằm đảm bảo tôn trọng và bảo vệ quyền tự do ngôn luận bất kể bằng phương pháp nào”
Đó là vào tháng Hai, và đến nay các blogger vẫn liên tục bị bắt giữ và bỏ tù. Dường như chính phủ không để tâm lắm đến các tổ chức nhân quyền.
Nguồn: VICE
No comments:
Post a Comment