Tuesday, January 22, 2013

23 nhà từ thiện lớn nhất thế giới trong năm 2012



Lê Diễn Đức - Trên thế giới luôn có chiến tranh, xung đột, thiên tai, dịch bệnh, chênh lệch đói nghèo và bất công khó có thể san bằng.
Tuy nhiên cũng có nhiều người nhờ trí tuệ, tài năng và lao động sáng tạo của mình trở nên giàu có hơn người, nhưng họ có một tấm lòng nhân ái vĩ đại, đã hiến một phần lớn thành quả của mình hỗ trợ những người thấp kém, thua thiệt hơn trong xã hội, mong muốn làm giảm bớt phần nào nỗi khổ đau và nghèo đói của nhân loại.

Từ nhiều năm nay, đứng đầu danh sách những nhà hảo tâm trên thế giới vẫn là Bill Gates, nhà sáng lập tập đoàn tin học Microsoft.
Vị trí thứ nhì, như thường lệ thuộc về Warren Buffett, nhà tài chính nổi tiếng với cách sống khiêm nhường. Hai vợ chồng ông vẫn ở trong ngôi nhà mua 31.500 USD từ hơn 50 năm nay, đi làm tới Wall Street bằng chiếc xe hơi đời cũ và đã nói về trung tâm tài chính lớn nhất thế giới này rằng, “Wall Street là nơi các ông chủ đi xe Rolls Royce tới làm việc và kiếm tiền nhờ những người đi tới đây làm việc bằng tàu điện ngầm”.
Fobers đã đưa ra một danh sách các nhà hảo tâm, làm từ thiện lớn nhất thế giới trong năm 2012, hầu hết là người Mỹ.
1. Bill Gates. Đã tặng cho mục đich từ thiện: 28 tỷ USD. Giá trị tài sản: 66 tỷ đồng. Thời gian đầu Bill Gates tặng tiền cho các hoạt động khác nhau, hỗ trợ tài chính cho bộ môn khoa học máy tính tại Đại học Harvard, thư viện, trường học và các cơ sở địa phương ở Seattle. Giai đoạn này kết thúc hoạt động vào năm 1999, khi ông thành lập Quỹ gia đình với 16 tỷ đô la, bằng cổ phần của Microsoft. Kể từ đó, với sự cung cấp tài chính tiếp theo của Gates và Warren Buffett, Quỹ này trở thành tổ chức từ thiện mạnh mẽ nhất trên thế giới. Một trong những sáng kiến ​​lớn là việc mua vắc xin phòng bệnh chống sốt rét và viêm màng não – trong vòng thập niên qua đã chi tới 10 tỷ USD. Ưu tiên chính của tổ chức này ở Mỹ là giáo dục, trong đó có đào tạo giáo viên. Trong tháng 4/2012, Melinda, vợ ông, đã nỗ lực phổ biến sự tiếp cận với các phương tiện tránh thai trên toàn thế giới với số tiền 1,1 tỷ USD.
2.  Warren Buffett. Đã tặng cho mục đích từ thiện: 17,25 tỷ USD. Giá trị tài sản: 46 tỷ USD. Trong nhiều năm, Buffett có quan điểm rằng ông sẽ hiến toàn bộ tài sản, nhưng không phải sau khi ông chết. Tuy nhiên ông thay đổi lời hứa trong năm 2006 và hứa sẽ tặng Quỹ của Gates hơn 30 tỷ đô la trong vòng 20 năm. Trong năm 2012, ông tặng số cổ phiếu trị giá 1,5 tỷ USD. Quan trọng hơn nhiều là hợp tác với Gates, ông kêu gọi nhưng người giàu nhất cam kết tặng phần lớn tài sản của mình làm từ thiện. Cho đến nay, đã có số 92 cá nhân và gia đình đăng ký cam kết. Vào tháng 8/2012, trong ngày sinh nhật, Buffet hứa sẽ chi 3 tỷ USD cổ phiếu cho 3 quỹ của các con.
3. George Soros. Đã tặng cho mục đích từ thiện: 8,5 tỷ USD. Giá trị tài sản: 19 tỷ USD. Ông tặng cho các mục đích khác nhau, như cho trung tâm nghiên cứu điều trị nghiện ma túy ở Nga và giúp đỡ những người có xuất xứ của Roma (ngừơi Digan) ở Đông Âu. Trong số tiền này, khoảng 6 tỷ USD, được phân chia cho các sáng kiến ​​quốc tế và $ 400 triệu dành riêng cho cuộc chiến chống đói nghèo. Sáng kiến ​​gần đây gồm 150 triệu USD để thúc đẩy sự cởi mở và minh bạch trong các chính phủ trên khắp thế giới và 100 triệu đô la để hỗ trợ tuổi trẻ Mỹ, châu Phi trong cuộc chiến chống lại các rào cản xã hội.
4. Gordon Moore. Đã tặng cho mục đích từ thiện: 5 tỷ USD. Giá trị tài sản: 4,8 tỷ USD. Đồng sáng lập và cựu CEO của Intel đã tặng cổ phiếu giá trị khoảng 5 tỷ USD cho “Gordon và Betty Moore Foundation” vào năm 2000. Quỹ này tập trung vào nghiên cứu, giáo dục, bảo vệ môi trường, và chăm sóc giáo dục. Hoạt động này đã trở thành niềm tự hào và niềm vui của vợ Moore, bà Betty, người đã nhận bị chích thuốc sai ở bệnh viện. Moore cũng đồng tài trợ cho việc xây dựng kính thiên văn lớn nhất thế giới ở Hawaii.
5. Carlos Slim. Đã tặng cho mục đích từ thiện: 4 tỷ USD. Giá trị tài sản: 69 tỷ USD. Người giàu nhất thế giới nói rằng, tạo ra công ăn việc làm có thể tốt hơn là làm từ thiện.. Năm 2006, ông tặng 2 tỷ USD, chủ yếu là từ cổ tức cho Carlos Slim Foundation của mình và 2 tỷ USD tiếp theo trong năm 2010. Foundation của ông tập trung vào việc giáo dục kỹ thuật số và chăm sóc sức khỏe. Món quà 100 triệu USD ông tặng cho ​​Clinton giúp trả 50 ngàn ca giải phẫu chữa đục thủy tinh thể ở Peru. Foundation của ông cùng với Quỹ của Bill Gates và Chính phủ Tây Ban Nha đã chi 150 triệu USD cho cải thiện thực phẩm và phòng chống dịch bệnh ở Trung Mỹ.
6. Eli Broad. Đã tặng cho mục đích từ thiện: 3,5 tỷ USD. Giá trị tài sản: 6,3 tỷ USD. Đầu tiên ông thanh đạt trong ngành công nghiệp xây dựng, sau đó nó đã tăng gấp đôi giá trị tài sản trong lĩnh vực bảo hiểm, gần đây nhất là tập trung vào hoạt động từ thiện. Ông đã cố gắng góp phần cải cách giáo dục công bằng cách đưa ra phần thưởng cho các giáo viên giỏi nhất. Trong năm 2010, ông đã nhận được giấy phép để xây dựng một bảo tàng nghệ thuật mới ở Los Angeles, sẽ mở vào năm 2014. Trong năm 2007, Broad đã tặng 26 triệu USD cho Đại học bang Michigan, Bảo tàng Nghệ thuật Eli & Edythe Broad. Trong tháng 10/2012  Broad cho bảo tàng 19 tác phẩm từ bộ sưu tập của mình, bao gồm các tác phẩm của Roxy Paine, Peter Halley và Terry Winters. Quỹ của ông cũng hỗ trợ nghiên cứu y tế: tặng nửa tỷ đô la cho viện nghiên cứu tế bào gốc tại Đại học Harvard và MIT.
7. George Kaiser. Đã tặng cho mục đích từ thiện: 3,3 tỷ USD. Giá trị tài sản: 10 tỷ USD. “Trách nhiệm của mỗi chính phủ là trẻ em vào thời điểm ra đời có được cơ hội như nhau trong cuộc sống. Tuy nhiên, cho đến nay các chính phủ không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình. Biết được điều này, mà không có hành động là không phù hợp với lương tâm của tôi, “- Kaiser cho biết.  Vì vậy, người giàu nhất Tuls (thành phố lớn thứ hai ở bang Oklahoma) thành lập Quỹ George Kaiser Family với 3 tỷ USD. Ông tặng nhiều triệu mỗi năm cho các bệnh viên ở Tuls để giúp phụ nữ cai nghiện ma túy, cải thiện giáo dục công cộng và phát triển các trung tâm giáo dục dành cho trẻ em. Viện Chính sách Năng lượng Quốc gia của ông đang tìm cách để làm cho Mỹ giảm phụ thuộc vào dầu mỏ từ nước ngoài.
8. Michael Bloomberg. Đã tặng cho mục đích từ thiện: 2,8 tỷ USD. Giá trị tài sản: 25 tỷ USD. Bloomberg cho đến nay đã hỗ trợ cho hơn 850 cơ sở từ thiện. Ông tặng cho các chiến dịch chống hút thuốc lá, giới hạn quyền sở hữu vũ khí và phát triển nghệ thuật của New York. Trong những năm qua, ông cũng đã tặng 200 triệu USD cho trường cũ của mình – Đại học Johns Hopkins – nơi ông từng là thành viên của hội đồng quản trị. Trong năm 2011, tặng 330 triệu đô la cho các tổ chức Sierra Club, Quỹ Liên minh Hoa Kỳ ngăn ngừa tự tử.
9. Azim Premji. Đã tặng cho mục đìch từ thiện: 2,1 tỷ USD. Giá trị tài sản: 15,9 tỷ USD. Người đứng đầu hãng công nghệ khổng lồ Wipro trong năm 2001 đã thành lập “Azim Prenji Foundation” bằng chào bán cổ phần của ông trị giá 125 triệu USD. Trong năm 2010, với mục đích chia một phần quan trọng tài sản của mình, ông chào bán cổ phần của Wipro với giá 2 tỷ USD. Dưới sự kiểm soát của ông, quỹ hỗ trợ các trường công lập ở miền Trung Ấn Độ, đào tạo giáo viên và cải thiện chương trình giảng dạy. Từ năm 2011 ông đào tạo  giáo viên cho Azim Premji University.
10. James Stowers. Đã tặng cho mục đích từ thiện: 2 tỷ USD. Giá trị tài sản: 100 tỷ USD. Ông là chuyên trong lĩnh vực quỹ đầu tư. Vào năm 2000 đã hiến tặng 1,2 tỷ USD cho Stowers Institute for Medical Research tại thành phố Kansas (Missouri). Từ lúc đó, ông và vợ ông, Virginia, đã chi hàng triệu đô la khác vào các hoạt động của Viện, tiến hành nghiên cứu di truyền trong các bệnh ung thư, tiểu đường và bệnh tim.
11. Li Ka-shing. Đã tặng cho mục đích từ thiện: 1,65 tỷ USD. Giá trị tài sản: 25,5 tỷ USD. Li bắt đầu sự nghiệp của mình năm 1980 – một trong những đóng góp từ thiện đầu tiên được chuyển cho trường Đại học Shantou. Trong tháng 1/2005, ông đã bán cổ phần tại CIBC và chuyển vào quỹ của mình một tỷ đô la. Năm 2006, Li đã công bố dự định sẽ hiến một phần ba tài sản của mình, gọi đó là “đứa con trai thứ ba”. Trong những năm qua, ông tài trợ cho nhà thờ và các trung tâm của trẻ em. Ông cung cấp tài chính cho cuộc chiến chống lại bệnh viêm gan và cúm gia cầm. Ông là một nhà tài trợ lớn ở Canada, Hoa Kỳ và khoản tài trợ 40 triệu đô la đã  giúp xây dựng mới cơ sở Khoa Y học được mang tên ông của trường Đại học California.
12. Herbert Sandler. Đã tặng cho mục đích từ thiện: 1,5 tỷ USD. Giá trị tài sản: 150 triệu USD. Năm 2006, trước sự bùng nổ khủng hoảng tín dụng, Sandler bán “Golden West”, một ngân hàng ở California. Tập đoàn tài chính khổng lồ Wachovia đã trả ông 25 tỷ USD. Kể từ đó, ông chủ yếu tập trung vào các hoạt động từ thiện. Một trong nhiều dự án nổi tiếng của ông là nhóm báo chí điều tra “ProPublica”, mà trong năm 2010 và 2011 đã đạt giải thưởng Pulitzer. Sandler cũng vui vẻ hỗ trợ các tổ chức tham gia trong tự do dân sự và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là các bệnh mà chủ yếu ảnh hưởng đến những người nghèo nhất.
13. Ted Turner. Đã tặng cho mục đích từ thiện: 1,5 tỷ USD. Giá trị tài sản: 2 tỷ USD. Turner có thể là người triệu phú-ngôi sao đầu tiên đã tặng cho tổ chức từ thiện 1 tỷ USD. Vào thời điểm xây dựng đế chế truyền hình cáp của mình, ông đã lớn tiếng chỉ trích các tỷ phú khác không làm từ thiện, khi mà họ vẫn còn trẻ và có những ý tưởng mạnh mẽ. Năm 1998, ông hứa sẽ chuyển giao một tỷ đô la cho các mục tiêu của Liên Hiệp Quốc. Cho đến bây giờ ông đã chuyển được 916 triệu đôla của số tiền này.
14. Paul Allen. Tặng cho mục đích từ thiện: 1,45 tỷ uSD. Giá trị tài sản: 15 tỷ USD. Allen là một trong những nhà hảo tâm lớn, đã đóng góp hơn một tỷ đô la trong năm 2011. Trong một bức thư gửi cho “Forbes” người đồng sáng lập Microsoft nói rằng ưu tiên của ông là các hoạt động từ thiện và khoa học, đặc biệt là nghiên cứu khoa học thần kinh. Cho đến nay ông đã dành 500 triệu USD cho Allen Institute for Brain Science, nghiên cứu về não. Trong năm 2011, ông đã cho phat hành tập bản đồ kỹ thuật số của não bộ (chi cho dự án 55 triệu USD). Ông cũng hỗ trợ các tổ chức từ thiện trong khu vực mà ông sống, nhưng gần đây ông cũng bắt đầu xem xét các hoạt động từ thiện bên ngoài Hoa Kỳ.
15. Dietmar Hopp. Đã tặng cho mục đích từ thiện: 1,25 tỷ USD. Giá trị tài sản: 5,5 tỷ USD. Cùng với bốn người bạn đã làm việc ở IBM, SAP ông thành lập Hopp, một hãng khổng lồ phần mềm trên thị trường Đức. Năm 1995, ông dành 70% cổ phần của SAP mà ông nắm giữ chuyển cho Dietmar Hopp Foundation, hiện là tổ chức tự thiện tư nhân lớn nhất ở Đức và châu Âu. Công việc từ thiện của ông tập trung tại địa phương, vì ông muốn hiến phần lớn các tài sản cho khu vực quê nhà là Rhein-Neckar. Quỹ của ông hỗ trợ các câu lạc bộ thể thao thanh niên, nghiên cứu ung thư, điều trị các bệnh trẻ em.
16. Jon Hunstman Sr. Đã tặng cho mục đích từ thiện: 1,25 tỷ USD. Giá trị tài sản: 925 triệu. Năm 1992, Jon Hunstmana Sr được chẩn đoán bị mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Trên đường đến bệnh viện, nơi ông điều trị, Hunstman ghé thăm một nơi ở dành cho những người vô gia cư và đã để lại tờ check một triệu USD. Sau đó, ông tới thăm nơi phân phát bữa ăn ở căn tin cho người nghèo và sau cùng để lại cho bệnh viện nơi phát hiện ra bệnh của ông 500 ngàn USD. Kể từ đó, Hunstman tuyên bố ông muốn hiên toàn bộ sản của mình trước khi cái chết, phần lớn hỗ trợ nghiên cứu ung thư.
17. Michael Dell. Đã tặng cho mục đích từ thiện: 1,2 tỷ USD. Giá trị tài sản: 14,6 tỷ USD. Năm 1999, Michael Dell và vợ Susan đã thành lập cơ sở hoạt động cải thiện điều kiện sống của trẻ em nghèo sống ở khu vực thành thị. Tiền tặng được làm học bổng cho các chương trình học tập và hỗ trợ sáng tạo. Một trong những chương trình là cuộc chiến chống bệnh béo phì trong độ tuổi đi học của trẻ em tại Hoa Kỳ. Một thời gian sau, cơ sở này cũng tham gia vào việc cải thiện cuộc sống của trẻ em sống trong các khu ổ chuột đô thị ở Ấn Độ.
18. Pierre Omidyar. Đã tặng cho mục đích từ thiện: 1,2 tỷ USD. Giá trị tài sản: 8,2 tỷ USD. Từ thời gian lên sàn chứng khoán của eBay (1998) và trở nên “giàu có bất thường”, tỷ phú Omidyar tập trung chi tiền của mình cho hoạt động từ thiện. Ông  chuyển giao dần dần cổ phiếu của mình từ eBay cho quỹ từ thiện eBay Omidyar, cho phép các nghệ sĩ để qua đấu giá vượt ranh giới huyền diệu một tỷ USD cho mục đích từ thiện. Ông cũng hỗ trợ ươm tạo công nghệ ở châu Phi, hình thức sản xuất mới thịt bò hữu cơ ở Hawai và giúp tổ chức Humanity United trong hoạt động chống nạn buôn người.
19. James Simons. Đã tặng cho mục đich từ thiện: 1,15 tỷ USD. Giá trị tài sản: 11 tỷ USD. Quản lý Quỹ thanh ứng (hedge) trong cuộc chiến tranh Việt Nam, James Simons là một công tắc giải mã của Bộ Quốc phòng. Sau đó, ông trở thành người đứng đầu của khoa Toán tại Đại học Stony Brook, để rồi vào năm 1982 ông thành lập RenaissanceTechnologies, một công ty quản lý quỹ, đã trở thành tiên phong trong việc sử dụng các mô hình máy tính tiên tiến. Kể từ cuối những năm 90 Simons đã chi hàng chục triệu USD cho quỹ này. Trong những năm gần đây, ông đã tặng 305 triệu USD năm 2008 và 270 triệu vào năm 2010). Các công trình của Simons cũng đuợc đại học Stony Brook sử dụng. Trong năm 2011, ông đã tặng  150 triệu USD cho trường đại học này.
20. Jeff Skoll. Đã tặng cho mục đích từ thiện: 1,1 tỷ USD. Giá trị tài sản: 3,3 tỷ USD. Một nhà hảo tâm lớn Pierre Omidyar vào năm 1996 từ Canada đã thuê Skoll từ Canada làm chủ tịch eBay. Khi eBay ra sàn chứng khoán năm 1998 đã làm cho cả hai trở thành triệu phú. Skoll tập trung hoạt động từ thiện vào Participant Media, hãng sản xuất video Truyền thông, đứng đằng sau những bộ phim như “An Inconvenient Truth” (giành 2 Oscar năm 2007), “American Gun”, “Fast Food Nation”, “The World According to Sesame Street”, “Hotel Marigold”, v.v.. với mong muốn thúc đẩy sự thay đổi xã hội. Skoll hoạt động từ thiện thông qua Quỹ Skoll, hỗ trợ các hoạt động xã hội trên toàn thế giới và chống các mối đe dọa thông qua Skoll Global Threats, trong các lĩnh vực biến đổi khí hậu, an toàn nguồn nước, dịch bệnh, phổ biến vũ khí hạt nhân và xung đột Trung Đông.
21. Klaus Tschira. Đã tặng cho tổ chức từ thiện: 1,1 tỷ USD. Giá trị tài sản: 2,9 tỷ USD. Nhà đồng sáng lập SAP (Đức quốc) vào năm 1995 đã tặng 7 triệu cổ phiếu cho “Klaus Tschira Foundation”, với mục đích thúc đẩy toán học, tin học và khoa học (Tschira là phi hành gia nghiệp dư, tên của ông được đặt cho một tiểu hành tinh nhỏ). Năm 1998, ông hoàn thành công việc tại SAP, và dành thời gian của mình vào các dự án tài trợ cho các bậc cha mẹ độc thân nghiên cứu tin học và kinh tế, cũng như các trại tin học cho trẻ em khiếm thị.
22. Amos Hostetter Jr. Đã tặng cho mục đích từ thiện: 1 tỷ USD. Giá trị tài sản: 2,6 tỷ USD. Trùm truyền thông Amos Hostetter vào năm 1996 bán mạng Continental với giá 11 tỷ USD cho US West. Hiện ông đang quản lý các khoản đầu tư của Lewis Wharf tại Boston và phần lớn thời gian dành cho hoạt động từ thiện. Hostetter đã tặng hơn 1 tỷ đô la cho Barr Foundation của ông, trong đó tập trung vào các hoạt động giáo dục và thúc đẩy sử dụng năng lượng hiệu quả trong khu vực Boston. Đóng góp của ông bao gồm cả 1 triệu USD cho Boston Ballet, và 2 triệu cho Museum of Fine Arts của Boston.
23. Stephan Schmidheiny. Đã tặng cho mục đích từ thiện: 1 tỷ USD. Giá trị tài sản: 2,7 tỷ USD. Ông thuộc thế hệ thứ tư của gia đình của các nhà công nghiệp Thụy Sĩ-Đức. Thưở bé ông mơ ước trở thành một nhà truyền giáo. Năm 2003, kết thúc công việc chuyên môn, ở tuổi 47, ông tập trung vào công việc từ thiện. Sau đó, ông thành lập Trust Viva, đã mang đến cho công ty Grupo Nueva giá trị một tỷ USD. Các khoản hỗ trợ được phần lớn chuyển cho mạng lưới doanh nhân và các nhà lãnh đạo địa phương ở Mỹ Latinh.
Lê Diễn Đức giới thiệu, dịch và biên soạn, theo Forbes.
© 2013  RFA -BLog

No comments:

Post a Comment