Long Điền - Hai quốc gia cùng ở Đông Nam Á , cùng thoát ách đô hộ của thực dân, cùng bị cai trị bởi độc tài, cùng bị áp lực của Trung Cộng, có thu nhập GDP gần bằng nhau nhưng chỉ cần mấy tháng vừa qua chính phủ Miến Điện như đã lột xác để “hoá rồng” còn Việt Nam bao năm qua vẫn là con “liu điu”.
Chúng ta hảy xét qua những điểm tương đồng và dị biệt để cùng phân tích xem tại sao, Miến Điện đã có cải tổ “Dân Chủ”còn Việt Nam thì vẫn ù lì dậm chân tại chỗ.
A-Thông tin tổng quát:
-Việt Nam và Miến Điện là hai quốc gia lớn vùng Đông Nam Á và là hội viên của Khối Asean. Trước kia Miến Điện đứng hàng đầu thế giới xuất khẩu gạo. Trong thời gian do quân phiệt Miến cầm quyền, Miến Điện bị tụt hạng về xuất khẩu gạo và còn bị quốc tế cấm vận hàng hoá do độc tài đàn áp dân chủ nên kinh tế suy sụp.
VN hiện nay cũng đứng hàng đầu về sản lượng gạo trên thế giới.[1] Nếu như xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt được đúng như dự báo 7,5 triệu tấn, thì đây sẽ là năm đầu tiên Việt Nam vươn lên đứng thứ nhất thế giới về xuất khẩu gạo.
-Diện tích :Việt Nam có diện tích 331.698 km2 ( hạng 66 thế giới) và Miến Điện 676.577km2 (hạng 40TG).
-Biên giới VN giáp Trung Quốc: 1281km, biên giới Miến giáp TQ: 2184 km.
-Dân số: VN 91.519.289 theo thống kê 2011(hạng 13 TG), Miến Điện: 60.280.000 2011(hạng 24 TG)
-Thu nhập: GDP/ VN :131.411 tỷ USD, Miến : 71.772 tỷ USD.
-GDP đầu người: VN :1498 USD, Miến Điện: 1300 USD
B-Những điểm “Tương Đồng” và “Dị Biệt”của Việt Nam và Miến Điện:
1-Hai nước đều bị áp lực của nước láng giềng lớn là Trung Cộng:
Miến có nhiều mỏ khoán sản giao cho Trung Quốc khai thác. Dân Miến Điện thường xuyên biểu tình, gần đây nhất ngày 13.09.2012 hàng ngàn dân Miến thuộc 26 làng tại thành phố Monywa thuộc vùng Sagaing, biểu tình chống TQ khai thác mỏ đồng.[2] Người dân Việt Nam cũng biểu tình chống khai thác bauxite tại Tây Nguyên giao cho các công ty TQ khai thác.[3] Nhiều trí thức, nhân sĩ nêu lên sự nguy hại khai thác bauxite Tây Nguyên, nhưng đảng CSVN chỉ biết đến lợi nhuận cho ngoai bang còn thiệt hại cho dân VN thì chúng không cần bàn đến.
Năm 2011 TT Thein Sein đã bất thình lình đình chỉ xây dựng một con đập thủy điện vĩ đại[4] trị giá 3,6 tỷ đô la hợp đồng với Trung Quốc do người dân Miến Điện kiên trì biểu tình chống đối chính phủ và TT Thein Sein đã chọn quyền lợi dân Miến Điện thay vì Trung Quốc.
Tổng thống Thein Sein cho biết :”Chính quyền của ông do dân bầu ra do đó phải tuân hành ước muốn của dân. Ước muốn của dân ở đây là ngừng xây dựng các đập nước trên thượng nguồn sông Irrawaddy, vì nó không những hủy hoại môi sinh và môi trường mà còn gây xáo trộn đời sống của người Kachin, và không chừng sẽ xảy ra nội chiến.”
TT Thein Sein đứng về người dân Miến Điện, còn đảng CSVN thì chọn quyền lợi ngoại bang, cho dù có làm suy yếu VN hay mất nước VN chúng cũng không màng.
-Hai nước Việt-Miến bị Trung Quốc chen vào công việc cai trị nội bộ. Trung Quốc gần đây huấn luyện cảnh sát và quân đội Miến các phương pháp đàn áp biểu tình, cung ứng súng bắn đạn cao su và các trang thiết bị cho công an, quân đội để trấn áp biểu tình. Còn CSVN thì học trấn áp biểu tình tại Mỹ!!!
2-Hai nước Việt Nam và Miến có Phật Giáo chiếm đa số:
Riêng Phật giáo Miến được công nhận là quốc giáo. VN có những xung đột tôn giáo nhưng không đáng quan ngại, nhưng tại Miến thì những xung đột giữa Phật giáo và Hồi giáo đôi khi có bạo động. Khi có vấn đề liên quan đến vận mệnh đất nước thì hàng ngàn sư saỉ xuống đường cùng với thanh niên, sinh viên để tranh đấu cho dân, cho nước, dù bị đàn áp dã man đến đâu họ cũng không lùi bước.
3- Người dân hai nước Miến Điện và Việt Nam cùng chống độc tài :
Những cuộc biểu tình chống chính quyền độc tài thì tại Việt Nam và Miến Điện cùng thực hiện từ hàng chục năm nay. Thanh niên, sinh viên Miến Điện thường xuyên kỷ niệm ngày 8 tháng 8 năm 1988 còn được gọi tắt là 8888. Các nhà hoạt động hôm nay đã tổ chức buổi cầu nguyện để đánh dấu 24 năm cuộc nổi dậy đẫm máu vào năm 1988. Cuộc nổi dậy 8888 chống lại chế độ nhà nước độc đảng được khởi đầu bởi sinh viên tại thành phố Ngưỡng Quảng vào ngày 8 tháng 8 năm 1988. Sau đó nó lây lan trên khắp đất nước với hàng trăm ngàn người biểu tình đòi cải tổ chính trị, kinh tế và xã hội. Hàng ngàn người đã thiệt mạng do sự đàn áp của quân đội trong cuộc nổi dậy. Tuy nhiên chính phủ Miến Điện đưa ra con số tử vong chỉ là khoảng 350 người.
Biểu tình tại VN thường chỉ tại một địa phương và số người tham dự chỉ độ vài trăm hay vài ngàn là cùng, do đó thường bị đàn áp thẳng tay, tù đày và nhiều cách trả thù hèn hạ của CSVN. Các cuộc biểu tình tại VN thường không đem lại kết quả cụ thể. Các tôn giáo tại Việt Nam chưa học được gương tôn giáo Miến Điện là: trong các cuộc biểu tình lãnh tụ tôn giáo Miến Điện đi đầu.
Biểu tình tại Việt Nam Biểu tình tại Miến Điện
Khác với Việt Nam, biểu tình tại Miến Điện nổ ra từ vài chục ngàn người, cho đến những cuộc biểu tình rầm rộ lên đến hàng triệu người, họ cũng bất bạo động nhưng chấp nhận hy sinh dủ có khi thiệt hại nhân mạng lên đến hàng trăm người.
Hơn 100 nhà sư lại xuống đường ở miền trung Miến Điện, lần đầu tiên sau đợt đàn áp đẫm máu của chính quyền hồi năm 1988.
4-Cùng chống độc tài, nhưng Miến là độc tài quân phiệt, Việt Nam là độc tài chuyên chính vô sản:
Với chủ trương chia rẽ giai cấp, CSVN áp dụng triệt để chủ nghĩa Cộng sản, phục tùng chỉ thị của khối Cộng sản Quốc Tế. Xã hội Việt Nam từ những năm 1930 đã xảy ra các vụ nội chiến do ý thức hệ khác biệt, CSVN sát hại những tôn giáo, đảng phái không theo chủ nghĩa Cộng Sản. Trong Caỉ Cách Ruộng Đất từ 1954-1956 CSVN đã gây sự chia rẽ giai cấp, chia rẽ tôn giáo, chia rẽ trong gia đình. Truyền thống tốt đẹp đoàn kết thương yêu lẫn nhau trong làng xóm, gia đình đã bị đảng CSVN phá nát từ thập kỷ 30. Những vụ thanh toán các đảng phái, tôn giáo trong chiến tranh suốt 30 năm từ 1945 đến 1975 do CSVN chỉ huy đã gây sự chia rẽ trầm trọng trong cả nước. Độc tài quân phiệt Miến dễ dàng hối cải, độc tài chuyên chính chỉ có lật đổ chúng mà thôi.
C- Kết luận: Để công cuộc Dân Chủ Hoá đất nước Việt Nam thành công theo gương các nước Miến Điện, Trung Đông và Bắc Phi, chúng ta phải tìm hiểu sự thành công của các phong trào đấu tranh trên thế giới, phân tích tìm hiểu những yếu tố thích hợp với Việt Nam để áp dụng như:
1-Các tôn giáo trong nước phải đứng lên, bắt tay đoàn kết với các phong trào thanh niên, trí thức trong nước đấu tranh cho Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền.
2-Tổng thống Miến Điện dám can đảm nói không với Trung Quốc, thì dù là nước lớn Trung Quốc cũng không thể vô cớ xâm phạm đến chủ quyền một quốc gia độc lập được.
3-Công an và bộ đội là dể bảo vệ Tổ Quốc và Dân Tộc chứ không được dùng như một công cụ bảo vệ bất cứ đảng phái nào. Cùng đứng lên đáp ứng nguyện vọng của dân lành, quay súng chống bọn bán nước buôn dân CSVN. Toàn dân Việt Nam phải mạnh dạn đứng lên tố cáo hành vi bán nước hại dân của đảng CSVN, lên án bọn bành trướng Bắc Kinh phá hoại nền kinh tế Việt Nam và lấn chiếm đất đai, biển đảo của Việt Nam.
Những nhà tranh đấu cho Dân Chủ và Nhân Quyền phải theo gương can đảm của bà Aung San Suu Kyi một nử lưu Miến Điện tranh đấu không mệt mỏi để đạt được ước vọng ngàn đời của Dân Tộc là giải thể độc tài đem lại hạnh phúc , tự do thật sự cho toàn dân Việt.
Long Điền 04.10.2012
[1] http://vneconomy.vn/20111018094329876P0C19/nam-nay-xuat-khau-gao-cua-viet-nam-nhat-the-gioi.htm Nếu như kịch bản này xảy ra và xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt được đúng như dự báo 7,5 triệu tấn, thì đây sẽ là năm đầu tiên Việt Nam vươn lên đứng thứ nhất thế giới về xuất khẩu gạo.
[2] http://tuoitre.vn/The-gioi/511285/Dan-Myanmar-bieu-tinh-phan-doi-du-an-mo-dong-TQ.html Theo nhà hoạt động Win Aung, khoảng 3.200 hécta đất đã bị tịch thu từ nông dân địa phương để phục vụ dự án mà không tham vấn người dân, một số trường hợp thậm chí không được bồi thường. Toàn bộ số hộ gia đình từ bốn ngôi làng sẽ phải di dời để dự án được khởi công. Dự án ảnh hưởng đến 26 ngôi làng.
[3] http://danchuahiepthong.com/index.php?option=com_content&view=article&id=3309:thm-ha-khai-thac-bauxite-tay-nguyen&catid=311:su-tm&Itemid=601 Thảm họa khai thác bauxite ở Tây Nguyên Bauxite ở Tây Nguyên Việt Nam là một khối tài sản vô giá của tổ tiên để lại cho con cháu nếu biết gìn giữ và khai thác đúng giá trị của nó thì là tài sản hiếm quý, ví bằng ngược lại thì nó là một tai họa khôn lường. Do vậy mà ngày nay toàn dân cả nước đang lên cơn sốt vì bauxite, nhà cầm quyền VN thì một mực cho nước ngoài nhất là Trung Quốc khai thác, còn toàn dân Việt Nam thì bảo “ngừng”…
[4] http://www.baomoi.com/Myanmar-chon-dan-va-tu-choi-Trung-Quoc/119/7092154.epi Myanmar chọn dân và từ chối Trung Quốc SGTT.VN - Cuộc biểu tình hiếm có của người dân Myanmar trước đại sứ quán Trung Quốc ở thủ đô Yangon vào ngày 20.9. 2011 dẫn đến quyết định dừng xây đập Myitsone của tổng thống Myanmar vào cuối tuần qua.
https://chauxuannguyen.wordpress.com/2012/02/25/mi%E1%BA%BFn-di%E1%BB%87n-va-sach-l%C6%B0%E1%BB%A3c-m%E1%BB%9F-d%C6%B0%E1%BB%9Dng-xu%E1%BB%91ng-phia-nam-c%E1%BB%A7a-trung-qu%E1%BB%91c/ Miến Điện và Sách lược mở đường xuống phía Nam của Trung Quốc
No comments:
Post a Comment