Saturday, October 6, 2012

Cựu tù nhân chính trị Nguyễn Ngọc Quang đến Mỹ



Thanh Quang, phóng viên RFA - Hôm 27 tháng 9 vừa rồi, cựu tù nhân chính trị Nguyễn Ngọc Quang, sau gần 2 năm lánh nạn tại Thái Lan, đã được định cư tại Houston, Texas, Hoa Kỳ

RFA - Cựu tù nhân chính trị Nguyễn Ngọc Quang (giữa) cùng giáo sư Nguyễn Chính Kết (phải) và con trai, tại Houston, Texas
Qua cuộc trao đổi với Thanh Quang, ông Nguyễn Ngọc Quang trước hết nhận xét về không khí tự do, dân chủ mà ông chắc chắn chờ đợi từ lâu, rồi liên tưởng đến quê hương, như sau:
Hãy đặt vấn đề nhân quyền lên hàng đầu
Nguyễn Ngọc Quang: Thực sự mà nói tôi đã từng bỏ phiếu cho tự do bằng chính mạng sống của mình cách đây 21 năm. Tôi cũng là một trong hàng triệu người Việt Nam của mình cùng nhau kiến tạo nên danh từ buồn trong tự điển nhân loại, đó là “Thuyền Nhân”. Bây giờ, sự háo hức của tuổi trẻ đã đi qua rồi khi cho đến vào tuổi già, tôi mới đến được bến bờ tự do này, thì sự háo hức không còn như xưa nữa. Tuy nhiên, tôi cũng rất vui khi nhìn thấy con cái mình vui mừng đến mức mà chúng không biết thực sự đây là mơ hay thực.
Tôi cũng cảm thấy có một nỗi buồn man mác đầu tiên khi bước chân đến một xứ lạ do tôi có nhiều nỗi trăn trở, nhiều so sánh. Vì vậy khi bước chân được đến một đất nước tự do như thế này tôi liên tưởng đến VN và cảm thấy buồn cho dân tộc mình. Và tôi mong ước một ngày nào đó, ở VN của mình, mọi người dân đều được hưởng thái bình thật sự như người dân Hoa Kỳ.
Anh Nguyễn Ngọc Quang (trái) cùng Thu Trâm (áo đỏ) Đứng bên giường bệnh khi Ms Nguyễn Hồng Quang thăm bệnh Bích Khương (đang nằm)
Anh Nguyễn Ngọc Quang (trái) cùng Thu Trâm (áo đỏ) Đứng bên giường bệnh khi Mục sư Nguyễn Hồng Quang thăm bệnh Bích Khương (đang nằm)
Thanh Quang: Trước khi trở lại tình hình VN liên quan nỗi “buồn cho dân tộc” vừa nói, thưa anh, kế hoạch của anh ở Hoa Kỳ trong những ngày sắp tới ra sao ?
Nguyễn Ngọc Quang: Thưa anh, tôi có những ước vọng, nhưng những ước vọng đó có thực hiện được hay không cũng còn tuỳ thuộc nhiều vấn đề. Nhưng tôi có ước vọng là khi tới được đất nước tự do là Hoa Kỳ, tôi mong muốn nói lên rằng chính tôi là một nhân chứng sống của chế độ CS, là nạn nhân của CS. Tôi muốn nói về bức tranh thật của CSVN. Tôi muốn nói lên một điều là quốc tế, và đặc biệt là Hoa Kỳ, hãy đừng vì lợi ích của các quốc gia họ mà họ quên đi điều căn bản được quy định trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Mỹ và Hiến Chương LHQ, đó là các quyền căn bản của con người từng hằng hữu mà người dân VN bị tước đoạt bởi sự cai trị hà khắc của chế độ độc tài CS. Nên khi bang giao với CS, xin họ hãy đặt vấn đề nhân quyền lên hàng đầu.
Quốc tế, và đặc biệt là Hoa Kỳ, hãy đừng vì lợi ích của các quốc gia họ mà họ quên đi điều căn bản được quy định trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Mỹ và Hiến Chương LHQ ...Nên khi bang giao với CS, xin họ hãy đặt vấn đề nhân quyền lên hàng đầu.
ông Nguyễn Ngọc Quang
Thanh Quang: Xin trở lại một chút về thời gian qua thì anh cùng gia đình tạm lánh nạn ở Thái Lan bao lâu ?
Nguyễn Ngọc Quang: Thưa anh, tôi cùng gia đình tạm lánh nạn ở Thái Lan gần 2 năm.
Thanh Quang: Hiện đã định cư ở Hoa Kỳ rồi, khi hồi tưởng khoảng thời gian nương náu ở xứ Thái, những khó khăn nổi bật nào mà anh muốn chia sẻ với công luận hôm nay ?
Nguyễn Ngọc Quang: Ở xứ Thái, tôi có khó khăn trong thời gian khoảng 5 tháng đầu do tôi nghe những thông tin thiếu trung thực về sự hà khắc của cảnh sát Thái, rồi về nhiều điều lắm…Cho nên tôi không dám đi làm, giữ con ở trong nhà không dám cho chúng đi đâu hết, rồi sống nhờ vào sự trợ giúp của bạn bè. Trong khi đó, tôi cũng gặp một khó khăn nữa là thường hay bị CSVN khủng bố, đặc biệt là từ phía Đại sứ quán VN ở Bangkok.
Khi nhận ra điều đó, tôi đưa số điện thoại gọi tôi để nhờ Toà Đại Sứ Mỹ và Cao Uỷ LHQ “check”. Họ yêu cầu tôi phải dời chỗ ở tới một khu vực xa khỏi Bangkok để tránh rắc rối. Nhưng khi tôi đã dời về khu vực xa rồi, tôi cũng vẫn bị trường hợp tương tự. Tôi quyết định đối mặt với sự
cựu tù nhân chính trị Nguyễn Ngọc Quang
Cựu tù nhân chính trị Nguyễn Ngọc Quang đứng trước Cao Uỷ Tỵ Nạn LHQ ở Thái Lan. RFA file
thật bằng cách tới thẳng Đại sứ quán VN, và đứng tại cổng Đại sứ quán, gọi ngược lại số thoại đã gọi cho tôi. Sau cùng, từ đó, hiển nhiên họ thấy tôi có vẻ không ngần ngại, không sợ hải đối với những lời khủng bố đó nên họ không còn khủng bố nữa.
Sau đó tôi đi làm kiếm sống. Có một người Việt ở bên Thái Lan rất tốt, đó là một Thạc sỹ về xây dựng, tốt nghiệp từ một Đại học Bách khoa. Anh làm nghề xây dựng ở tại Bangkok và giúp đỡ rất nhiều người tỵ nạn.
Hoàn cảnh người Việt tỵ nạn ở Thái Lan
Thanh Quang: Nhân anh nhắc tới những người Việt tỵ nạn ở Thái Lan, nhân đây, anh có muốn lên tiếng gì về thân phận của họ hay không?
Có những anh em cũng đấu tranh dân chủ, nhưng đấu tranh trong im lặng, trong thầm lặng, những người hoạt động ngầm ít ai biết tiếng. Cho nên khi họ trình bày trường hợp của mình với Cao Uỷ Tỵ Nạn thì không được Cao Uỷ tin tưởng.
ông Nguyễn Ngọc Quang
Nguyễn Ngọc Quang: Thưa anh và thưa quý vị, thực sự mà nói thì có hơn 500 người VN tỵ nạn tại Thái Lan, phần đông là người Hmong. Mà người Hmong ít biết tiếng Việt, cho nên họ khó có cơ hội để trình bày rõ ràng, minh bạch với Cao Uỷ Tỵ Nạn LHQ về trường hợp của mình bị đàn áp ở VN như thế nào. Do đó, vừa qua, họ bị Cao Uỷ Tỵ Nạn LHQ từ chối hàng loạt. Ngoài số người Hmong đó cũng còn có những anh em cũng đấu tranh dân chủ, nhưng đấu tranh trong im lặng, trong thầm lặng, những người hoạt động ngầm ít ai biết tiếng. Cho nên khi họ trình bày trường hợp của mình với Cao Uỷ Tỵ Nạn thì không được Cao Uỷ tin tưởng. Do đó, hiện tại họ cũng bị từ chối quy chế tỵ nạn.
Tôi mong muốn mọi người giúp một phương pháp hợp lý để vận động pháp lý cho họ, giúp đỡ họ để họ đạt được kết quả có hậu trên con đường đi tìm tự do.
Thanh Quang: Trở lại tình hình VN, thì nhân đây, anh nhận định ra sao về tình hình nhân quyền, dân chủ trong nước hiện giờ ? Mong muốn của anh là như thế nào để giúp cải thiện tình hình ấy ?
Nguyễn Ngọc Quang: Tình hình về nhân quyền, dân chủ ở VN, xét về mặt tích cực, tôi nhận thấy càng ngày càng có nhiều người tham gia vào con đường này để kiến tạo nên một nước VN thoát khỏi ách độc tài CS. Lớp trẻ càng ngày càng ý thức ra được trách nhiệm của mình về chế độ độc tài CS, trong khi một số đảng viên lớn tuổi thì ý thức, nhìn nhận được chế độ độc tài CS. Rồi qua ý thức cùng sự nhìn nhận như vậy của lớp đảng viên lớn tuổi, họ đã truyền được ý thức đó, nhiệt huyết đó cho lớp đảng viên trẻ như anh Nguyễn Chí Đức cùng bạn bè anh ấy và nhiều người khác nữa.
Nên họ lần lượt bỏ đảng. Thì đó là dấu hiệu sáng cho Phong trào Dân chủ VN. Tuy nhiên, có mặt tiêu cực, đó là CSVN càng ngày càng gia tăng đàn áp một cách khốc liệt và điên cuồng – thực sự phải nói là điên cuồng. Tôi nghĩ rằng sự gia tăng điên cuồng đàn áp ấy của CSVN chẳng qua chỉ là sự sợ hải của nhà cầm quyền CSVN đối với nhân dân. Họ cho rằng có thể có một sự trả thù khốc liệt thời hậu-CS, cho nên họ cố bám víu quyền lực.
Xét về quá khứ, khi CSVN đang còn bị chế tài bởi CPC, hoặc trước xa hơn nữa, bởi biện pháp cấm vận, thì VN hoàn toàn thực hiện những quy định của LHQ. Nhưng sau khi các nước, đặc biệt là Hoa Kỳ, đã bỏ cấm vận, và tiếp đến là đưa VN ra khỏi danh sách CPC, thì VN lại quay trở về con đường độc tài của mình như xưa. Điều đó cho thấy rằng sự chế tài của quốc tế đối với VN có tác dụng rất tích cực cho người dân VN.
Vì vậy tôi mong rằng khi quan hệ với CSVN, các nước phải đặt vấn đề nhân quyền lên đầu tiên, và đặc biệt đưa VN trở lại CPC, chẳng hạn, hay có biện pháp chế tài nào đó để giúp người dân VN hưởng được những quyền căn bản vốn hằng hữu mà Thượng Đế đã ban cho họ.
Thanh Quang: Cảm ơn cựu tù nhân chính trị Nguyễn Ngọc Quang.

No comments:

Post a Comment