Stuart Grudgings
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
HÀ NỘI (Reuters) - Nông dân Lê Dũng và dân làng ông đã trữ đá và bom xăng để chiến đấu chống lại công an đến toan cưỡng chế đất đai của họ cho một công trình phát triển bất động sản sang trọng gần thành phố thủ đô của Việt Nam.
Nhưng hóa ra, vũ khí mạnh nhất của họ lại chính là thiết bị từng hình thành với sự giúp đỡ của các nhà hoạt động Internet để tường thuật và truyền phát đi cuộc đối đầu vốn bị các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát bỏ qua không nhắc đến.
Chỉ trong vài giờ sau cuộc chiến đấu trong một buổi sáng thánh Tư, phim video ghi lại hình ảnh vài nghìn công an xịt hơi ngạt và đánh đập nông dân huyện Văn Giang ở phía đông Hà Nội đã truyền đi nhanh chóng.
Cuộc liên minh không ngờ đến giữa giới nông dân và các nhà hoạt động Internet minh họa một thách thức nhanh chóng phát triển đến thẩm quyền của chính phủ Cộng sản Việt Nam khi người dân Việt trở nên táo bạo hơn trong các cuộc chống đối về các vấn đề khác nhau của mình, từ quyền sử dụng đất đến nạn tham nhũng và ảnh hưởng mở rộng trong khu vực của Trung Quốc.
Việt Nam đã phản ứng bằng một cuộc đàn áp giới viết blog và đã đạt được danh hiệu "Kẻ thù của Internet" từ nhóm ký giả tự do Phóng viên Không Biên giới, vốn từng tuyên bố rằng chỉ có Trung Quốc và Iran đã bỏ tù nhiều nhà báo hơn.
Hệ thống kiểm duyệt trong nhà nước độc đảng này thường xuyên ngăn chặn Facebook và các trang mạng xã hội khác, mặc dù một trang mạng cộng đồng thường nhanh chóng tìm được cách tránh né, minh họa những thách thức to lớn mà chính phủ phải đối mặt trong một đất nước có 1/3 dân số 88 triệu xử dụng internet.
"Lúc đầu chúng tôi không hiểu làm thế nào mà internet nó có thể giúp mình nhưng bây giờ chúng tôi đã nhìn thấy giá trị. Cuộc đấu tranh của chúng tôi đã được lan truyền phát đi ra toàn thế giới", Lê Dũng, người từng chiến đấu trong chiến tranh Việt Trung năm 1979 nói như thế khi ngồi dưới một bức hình của cố lãnh tụ Cộng sản Hồ Chí Minh.
"Nếu không sử dụng Internet, các cơ quan có thẩm quyền đã có thể giết chết chúng tôi, bây giờ thì họ biết rằng họ phải cẩn thận."
Sự cố Văn Giang và các vụ việc tranh chấp đất đai khác được những người viết blog theo dõi tưòng thuật đã gây ra một cuộc tranh luận căng thẳng bất thường trên cả nước về việc chính phủ cần sửa đổi pháp luật đất đai của Việt Nam như thế nào trước khi thời gian 20 năm cho người nông dân thuê đất công cộng hết hạn vào năm 2013.
Kinh tế tăng trưởng nhanh chóng đã gây sức ép đến giới nông dân khi các khu bất động sản công nghiệp, nhà cửa và đường giao thông mở rộng dẫn đến một loạt những tranh chấp bằng bạo lực về đất đai. Nông dân khiếu nại các công ty có thương quan hệ với các chính trị gia quyền thế đã cung cấp các đền bù cho họ quá thấp.
Đầu năm nay, nông dân nuôi cá Đoàn Văn Vườn đã nổ súng thành người anh hùng sau khi ông tổ chức kháng chiến vũ trang chống lại chính quyền địa phương đến cưỡng chiếm đất của ông ở khu vực gần thành phố Hải Phòng, một trường hợp từng được cả giới viết blog và các phương tiện truyền thông chính thức tường thuật lại .
Mối thù Trung Quốc kich thích người viết Blog
Giới viết blog đang liên kết vấn đề đất đai với các nguyên nhân khác mà họ cho là là có chung một chủ đề : Một chính phủ phụ thuộc quá nhiều vào lợi ích kinh tế và không đáp ứng với các nhu cầu phổ biến của người dân.
"Phong trào viết blog đang phát triển mạnh mẽ hơn", ông Nguyễn Văn Đài, một luật sư và một nhà hoạt động nhân quyền đã bị tù bốn năm vì sử dụng Internet để kêu gọi cho dân chủ và vẫn còn bị hình thức giam lỏng tại gia ở Hà Nội cho biết
"Chính phủ không thể giữ bí mật như trước đây họ đã từng".
Một nhà hoạt động có ảnh hưởng, người xữ dụng bút danh Boris và làm việc tại một công ty nhà nước, đã giúp giáo dục người nông dân tại Văn Giang về các quyền của họ và dạy họ làm thế nào để gửi hình ảnh và video qua điện thoại di động. Mặc dù cho đến nay, khoảng 1.000 hộ gia đình đã không ngăn chặn được dự án Ecopark 500 mẫu đất, nhưng việc lan truyền rộng rãi sự cố ấy đã ngăn cản các nhà phát triển đất đai tiến hành các kế hoạch tương tự, Boris cho biết.
Boris, người tự hào là chỉ với một thông báo trước một ngày, ông có thể đem 1.000 người tràn ra đường phố Hà Nội, cho biết mình cũng đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tổ chức các cuộc biểu tình thường xuyên chống lại các mục tiêu lãnh thổ của Trung Quốc ởBiển Đông - một khẳng định được những người viết blog khác ủng hộ. Năm ngoái, chính phủ cho phép biểu tình chống Trung Quốc, nhưng ngay sau đó đã đàn áp sau khisự tình trở nên rõ ràng là các cuộc biều tình có thể là cột thu lôi cho sự bất mãn rộng lớn hơn.
Một số nhà hoạt động biểu lộ một sự táo bạo đáng ngạc nhiên bất chấp các bản án tù nặng nề đã giáng lên các nhà hoạt động khác vì tội "tuyên truyền chống chính phủ".
Alfonso Lê, một blogger 42 tuổi, người viết trang blog "Quê hương Nổi dậy", đã nói với hãng tin Reuters tại một quán cà phê Hà Nội nhỏ bé trong tầm tai mắt của sĩ quan công an mặc đồng phục màu xanh lá cây trong phòng.
"Hiện nay, các mạng xã hội là phổ biến hơn, không còn dễ dàng cho các công an bắt giữ người nữa", xử dụng ẩn danh của mình trên Facebook, Lê cho biết."Nếu cảnh sát gây phiền phực, tôi chỉ gửi một tin nhắn về tình trạng của mình trên Facebook và rất nhiều người sẽ biết".
Hoạt động của ông đã phải trả giá . Ông cho biết mình đã bị bắt ba lần và đã ly dị vợ sau khi cô cung cấp thông tin cho công an.
Một blogger khác, người yêu cầu dấu tên, cũng chiếm lĩnh thế giới dung nạp của blog. Cô tin rằng chừng nào các bài viết của mình còn nằm trong giới hạn kiểm soát thì cô còn được an toàn. Trong blog của cô, một cuộc biểu tình phản đối có thể được mô tả như là một "cuộc diễu hành" hoặc một cuộc "đi dạo".
Tuy nhiên, đôi khi cô bị công an an ninh theo dõi và trong tháng này, cô đã bị bắt tại một cuộc biểu tình phản đối chống Trung Quốc, bị giữ một ngày tại một trại phục hồi chức năng cho người sử dụng ma túy và gái mại dâm ".
"Họ (chính quyền) đang sợ đến chết sau khi những gì đã xảy ra ở Miến Điện và mùa xuân Ả Rập", cô nói.
Theo Tổ chức Phóng Viên Không Biên giới, cựu sĩ quan quân đội Lê Thanh Tùng đã trở thành nhà hoạt động trực tuyến mới nhất bị trừng phạt trong tháng này, ông bị án tù năm năm sau một phiên tòa kéo dài một giờ.
Bản án ấy đến chưa đầy một tuần sau khi blogger Đinh Đăng Định bị án tù sáu năm.
Trong tháng này, vụ xử ba người viết blog khác đã bị hoãn lại sau khi người mẹ của một trong số họ đã tự thiêu.
Chiến dịch đàn áp vô hiệu?
Washington đã lên tiếng quan tâm đến Việt Nam qua một nghị định mới yêu cầu người sử dụng Internet phải đăng ký tên thật của mình hầu cho phép chính phủ có thể theo dõi các nhà phê bình trực tuyến của mình dễ dàng hơn.
Nhưng Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc, cho biết có lẽ các nỗ lực kiểm soát internet của chính phủ là vô ích căn cứ vào khả năng thâm nhập sâu của mạng web và tài năng lách khỏi được các rào cản công nghệ của người viết blog.
Theo công ty nghiên cứu thị trường Cimigo, Việt Nam thuộc vào các nước có tỷ lệ người sử dụng internet tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Thâm nhập Internet tại Hà Nội và tại thành phố thủ đô kinh doanh Hồ Chí Minh ở miền nam đã tăng trên 50%.
"Đó là một trận chiến mà tôi không nghĩ rằng chính phủ Việt Nam sẽ giành được chiến thắng", Thayer tuyên bố.
Vấn đề gai góc của quyền sử dụng đất, vốn đi vào trọng tâm của tính hợp pháp của Đảng Cộng sản trong nền tảng quyền lực truyền thống của họ với hơn 10 triệu nông dân, là nơi mà những người viết blog đã có tác động lớn nhất.
Trong các bạo lực trỗi dậy ở Văn Giang và Hải Phòng, một số nhà lập pháp và các học giả đã kêu gọi quyền sở hữu đất tư nhân để giúp bảo vệ nông dân - một đề nghị mà cho đến nay là không thể tưởng tượng được trong một đất nước có quyền sở hữu toàn bộ đất đai được hiến pháp tôn trọng.
Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Quốc hội, nói với Reuters rằng Luật Đất đai của đất nước sẽ được sửa đổi và nông dân sẽ được phép ở lại trên đất của họ sau năm 2013. Giải thích theo nghĩa đen là pháp luật hiện hành vẫn cho phép nhà nước lấy lại các đất đai trang trại mà không phải bồi thường gì vào cuối thời hạn thuê đất.
"Đất đai là một vấn đề vốn là nguyên nhân tiềm năng của căng thẳng trong xã hội", ông nói.
Ý kiến của ông Nguyễn và giới quan chức khác đã thuyết phục các nhà hoạt động viết blog rằng các hợp đồng thuê đất sẽ được nới rộng, mặc dù bản thân việc nới rộng này không giải quyết được nạn chiếm đoạt đất đai bởi các nhà phát triển tư nhân do nhà nước hỗ trợ.
"Giới viêt blog là một phần lớn trong đó," blogger Lê nói, "Chúng tôi đã kể ra một khía cạnh khác của câu chuyện và đã cho thấy rằng đảng cầm quyền từng có lời nói và hành động không đi đôi với nhau"
Nguồn: MSN
No comments:
Post a Comment