Friday, May 25, 2012

Tại Trung Quốc, Nỗi Sợ ỡ Cấp Cao Nhất



Kaviti  - Vào những ngày vàng son nhất của thời đại Sô Viết, nhà chống đối và lý thuyết gia Nam Tư Milovan Djilas mô tả các nhà lãnh đạo cọng sản như là một “Giai Cấp Mới” mà quyền lực không nằm trong sự sở hửu tài sản nhưng trong việc họ quản lý được chúng: mọi tài sản quốc gia đều nằm trong tay họ để họ tùy tiện xử dụng.
Ở đây, có thể kể một câu chuyện u uẩn nhưng thích hợp. Chuyện kể rằng (Tổng Bí Thư ĐCS Nga) Brezhnev đưa bà mẹ, một người đàn bà khiêm tốn, đi xem văn phòng làm việc lịch sử của ông ta, bộ sưu tầm tuyệt vời các xe sang trọng và nhà nghỉ mát với các bữa ăn tráng lệ, và khi ông hỏi mẹ có cảm tưởng gì – bà ta đã trả lời: “thât là tuyệt vời, Leonid ạ, nhưng nhỡ mà bọn Bolshevik trở lại thì làm sao đây?”

Mao Trạch Đông — Hình: Doug Chayka
Dù ta có cho rằng chỉ một phần nhỏ các câu chuyện về sự giàu có và lối sống của các “hoàng tử con” Trung Quốc – hậu duệ của thế hệ đã cùng làm cách mạng với Mao -  là khả tín, Giai Cấp Mới Trung Quốc không những chỉ muốn kiểm soát, mà còn muốn sở hửu. Ít có cư dân mạng nào tại Trung Quốc lại có thể tin rằng ông Bạc Hy Lai, Ủy Viên Bộ Chính Trị và thủ lãnh đảng tại thành phố Trùng Khánh vừa bị hạ bệ vào tháng ba vì bị cáo buộc là tham nhũng, là một điều sai lầm.
Tại sao việc sở hửu tài sản trở thành quan trọng đến mức đó đối với các nhân vật ưu tú đang lãnh đạo Trung Quốc? Và tại sao lại có quá nhiều nhà lãnh đạo Trung Quốc cho con cái đi học nước ngoài? Một câu trả lời cho câu hỏi đó phải là: họ thiếu tin tưởng vào tuơng lai Trung Quốc.
Đây có thể là một điều khó hiểu, vì trong vòng 30 năm qua, người Trung Quốc đã thúc đẩy nước họ trở nên một trong những nước hùng mạnh nhất về mặt kinh tế trên thế giới. Có người đang tiên đoán một nền kinh tế nung nóng quá mức sẽ ngã nặng  – khi mà tăng suất đã chậm lại – nhưng có một cách hay hơn để giãi thích việc thu gom tài sản đó: đó chính là một rào chắn phòng ngừa các rủi ro chính trị, thay vì chỉ là một biện pháp nhằm giảm thiểu các rủi ro kinh tế, hay chỉ là lòng tham thuần túy mà thôi.
Các nhà lãnh đạo cọng sản Trung Quốc bám víu vào niềm tin của Đạng Tiểu Bình theo đó  các tiến bộ về mặt kinh tế quyết định quyền tiếp tục cai trị đất nước của họ. Nhưng chính ngay tại Trung Quốc, việc được ủy thác quyền cai trị đất nước dựa trên tài cán vẫn có thể sụp đổ khi thời thế trở nên khó khăn. Do đó, việc toàn cầu hóa tài sản – chuyển tiền ra nước ngoài và cho con cái du học – là một biện pháp hợp lý nhằm giảm thiệu các rủi ro. (Từ giữa thập niên 1990, theo ước tính chính thức, trên 120 tỷ dồng đô la đã được chuyển ra nước ngoài một cách bất hợp pháp.)
Mao và các đồng nghiệp đã tự tin vì nhiều lý do: họ đã chiến thắng trong chiến tranh, có một bộ máy đảng có tổ chức tốt, có một khung ý thức hệ trong học thuyết Mác-Lê, có một lộ trình tiến lên một tương lai xã hội chủ nghĩa, và có một Quân Đội Nhân Dân đắc thắng đóng vai trò thành lủy bão vệ họ. Ngày nay, 60 năm sau cuộc nội chiến, chỉ có QDND là còn như xưa trong chừng mực nào đó, và niềm tự tin thì đang bị cọ sờn dần.
Việc Hồng Vệ Binh tố cáo các nhà lãnh đạo đảng và các quan chức nhà nước trong cuộc Cách Mạng Văn Hóa đã làm suy yếu uy quyền và tính hợp pháp của đảng. Nỗi âu lo bất ổn của đảng đậm nét hơn khi  ông Đặng (về mặt thực hành) chối bỏ chủ nghĩa Mác-Lê. Cái áo choàng kín ý thức hệ mang lại cho đảng tính hợp pháp đã bị bỏ rơi phía sau trong cuộc chạy đua theo tăng trưởng.
Vào lúc này, 80 triệu đảng viên của đảng vẫn còn có quyền lực, nhưng đa số những người này vào đảng vì lý do họ muốn thăng quan tiến chức chứ không phải vì lý tuởng. Mổi ngày, có khoảng 500 cuộc chống đối, biểu tình, hay rối loạn chống lại các nhà lãnh đạo đảng thối nát hay chuyên quyền tại các địa phương, các cuộc biểu dương này thường bị triệt hạ bằng vũ lực. Việc ông Trần Trung Thành, một nhà tranh đấu nhân quyền mù, đã tìm đến người Mỹ xin che chở vì bị ngược đãi thậm tệ chỉ là một trong những trường hợp nổi bật nhất. Việc xã hội (Trung Quốc) vốn dễ bị kích động đã từng được Mao mở dây xícoh thả ra để chống lại nhà nước 50 năm về trước nay như một cái nồi lớn đang sôi sục sủi bột. Các mẩu chuyện góp nhặt được về các người thân thuộc của các nhà lãnh đạo đảng, như ông Bạc, những người đã dùng các quan hệ gia đình của mình để nắm quyền kiểm soát nhiều khu vực to lớn của nền kinh tế, sẽ thuyết phục được ngay cã những công dân trung thành là sự thối rữa đã lên đến tuyệt đỉnh.
Việc ông Bạc, ngoài chuyện tham nhũng đại quy mô, còn dính đến quyền thừa kế. Ông Bạc đã thiết kế được một “Mô Hình Trùng Khánh” nổi bật qua các đặc điểm như bài trừ tội ác, hát đồng ca các bài hát thời ông Mao, các căn hộ rẻ tiền, và các quy định khác về phúc lợi.  Mô hình đó có đối tượng là quần chúng và đã được quần chúng ưa thích. Mô hình đó cũng là một nổ lực của một “hoàng tử con” có khả năng lôi cuốn, một người con trai của một vị anh hùng cách mạng, muốn khẳng định quyền đương nhiên có của mình để trèo lên chiếm cứ một trong chín cái ghế trong Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị trong kỳ đại hội Đảng Cọng Sản Trung Quốc vào cuối năm sắp đến. Theo các tin đồn đang lưu truyền tại Trung Quốc, người ta nói là một khi ông Bo đã chen chân vào đuợc Ban Thường Vụ , ông sẽ tìm cách thay thế người mà  ban lảnh đạo sắp rút lui đã chọn vào chức vụ Tổng Bí Thư đảng và Tổng Thống: ông Tập Cận Bình.
Mao, chết năm 1976, đã đích thân chọn người kế vị. Đặng, chết năm 1997, đã ban phép lành cho Giang Trạch Dân và Hồ Cầm Đào kế vị ông ta. Ông Hồ, vì không phải là một anh hùng cách mạng như Mao hay là một người cha đở đầu đổi mới kinh tế như Đặng, đã không có đủ uy tín để bổ nhiệm người kế vị. Ông Tập, một người không cao ngạo, một hoàng tử con như ông Bạc, nổi lên sau các cuộc tranh hậu trường kín cửa. Vì không có sự hậu thuẫn của các định chế và vì không được được một thái thượng hoàng ban phép lành, có thể ông ta đã được một ông Bạc đầy tham vọng đáng giá như là một con mồi dể nuốt.
Trong những tháng sắp đến, các nhà lãnh đạo đảng sẽ dùng mọi dụng cụ tuyên truyền nhằm hoá giải các thiệt hại mà tai họa Bạc Hy Lai đã mang lại cho tình đoàn kết và kỹ luật đảng, và sự “hài hòa” toàn quốc. Có thể họ sẽ chuyển hướng các phê bình về vụ bạc Hy Lai bằng cách mô tả bà vợ của ông ta như là một Công Nương McBeth của Trung Quốc. Nhưng các thành viên của Giai Cấp Mới của Trung Quốc vẩn sẽ còn âu lo vì các tiết lộ về sự tham nhũng và thối nát của giai cấp lãnh đạo đã cho họ thấy được hiểm họa khi các người Bolshevik trở về.
BRODERICK MacFARQUHAR – The New York Times[BRODERICK MacFARQUHARgiáo sư ngành chính phủ tại Harvard là đồng tác giả sách Mao’s Last Revolution (Cuộc Cách Mạng Cuối Cùng Của Mao)
BBT VIỆT THỨC, Chuyển Ngữ
www.vietthuc.org
http://www.vietthuc.org/2012/05/24/t%E1%BA%A1i-trung-qu%E1%BB%91c-n%E1%BB%97i-s%E1%BB%A3-%E1%BB%A1-c%E1%BA%A5p-cao-nh%E1%BA%A5t/


No comments:

Post a Comment