Việt Hoàng “...rất nhiều người thuộc tầng lớp lãnh đạo của Việt Nam, trong đó có cả nhiều người trong bộ máy nhà nước không phânbiệt nổi giữa hành pháp và lập pháp, giữa chính khách và công chức...”
(Bài viết được gợi cảm hứng bởi “hiện tượng” Đinh La Thăng)
Một đất nước giàu có hay nghèo khổ có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính là mô hình quản lý của nhà nước đó có hiệu quả hay không. Trong một quốc gia nếu mọi công việc được phân công hợp lý, thì như một cỗ máy, nó sẽ vận hành tốt, ngược lại nếu cỗ máy thiết kế không hợp lý thì sự hoạt động sẽ trì trệ và gây ra nhiều ách tắc.
Một mô hình nhà nước đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới đó là mô hình nhà nước dân chủ, tức là nhà nước ‘tam quyền phân lập’. ‘Tam quyền phân lập’ có nghĩa là nhà nước phải đảm bảo ba thiết chế độc lập: Lập pháp (Quốc hội), Hành pháp (Chính phủ) và Tư pháp (Viện kiểm sát và tòa án). Ba nhánh quyền lực này sẽ hoạt động song song và độc lập với nhau. Mục đích chính của thiết chế này là để các nhánh quyền lực kiểm soát lẫn nhau và tránh tình trạng lạm quyền ‘vừa đá bóng vừa thổi còi’. Trong thể chế này thì cơ quan tư pháp có thể truy tố người đứng đầu cơ quan hành pháp, ví dụ như trường hợp cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton hay cựu thủ tướng Ý Berlusconi.
Các nước theo chế độ cộng sản, trước đây và bây giờ thì mô hình nhà nước vẫn là ‘độc tài toàn trị’, trong thể chế đó thì vai trò của cơ quan Lập pháp và Tư pháp hầu như là số không. Mọi chuyện lớn nhỏ đều do bên hành pháp quyết định và soạn thảo, lập pháp và tư pháp chỉ có nhiệm vụ thực hiện những gì bên hành pháp ra lệnh.
Mô hình (toàn trị) này có nhiều khiếm khuyết mà rất nhiều người đã có ý kiến, tuy nhiên một khiếm khuyết trầm trọng khiến cho cỗ máy này không thể vận hành tốt được đó là sự nhầm lẫn giữa chức năng và nhiệm vụ của những người ‘chính khách’ và ‘công chức’.
Thế nào là một chính khách? Nhiệm vụ của một chính khách là gì? Theo TS Nguyễn Sĩ Dũng thì ‘Một chính khách chuyên nghiệp phải có những kỹ năng khác với một công chức. Kỹ năng của chính khách là xác định các mục tiêu cần ưu tiên thực hiện và thuyết phục, vận động được sự ủng hộ để có thể hiện thực hóa thành những chính sách cụ thể. Như vậy, kỹ năng của nhà chính trị ở đây là tập hợp được lực lượng ủng hộ các chính sách, chứ không phải là lên kế hoạch triển khai, phê duyệt, ra lệnh, kiểm tra...’. Như vậy, chính khách (hay chính trị gia) là người tạo ra (sinh ra) những chính sách, dựa trên những yêu cầu của người dân và đòi hỏi của thực tế, nhiệm vụ cao nhất của mọi chính sách đề ra là để thực hiện ý nguyện của người dân và làm cho đất nước phát triển. Vậy chính khách là ai? Ai là chính khách? Tất nhiên đó là những vị dân biểu, các nghị sĩ của quốc hội, các thành viên của của các đảng chính trị…Với Việt Nam thì chính khách tức là các vị ‘đại biểu quốc hội’.
Thế nhưng các vị ‘chính khách của Việt Nam’ tức là các vị ‘đại biểu quốc hội’ đã làm tròn chức năng của một chính khách hay không? Câu trả lời đã quá rõ ràng: là không. Hiến pháp Việt Nam được viết ra bởi Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, tất cả luật lệ đều do bên hành pháp soạn thảo và quốc hội chỉ có việc thông qua, trong khi đáng lẽ ra quốc hội phải là người soạn thảo ra các luật lệ và hành pháp phải thực hiện những gì mà lập pháp đã đề ra.
Cho đến bây giờ, thì rất nhiều người thuộc tầng lớp lãnh đạo của Việt Nam, trong đó có cả nhiều người trong bộ máy nhà nước không phânbiệt nổi giữa hành pháp và lập pháp, giữa chính khách và công chức. Công chức là những người thuộc về bên hành pháp, nhiệm vụ của họ là làm tốt những công việc đã được giao phó. Họ có quyền phản ánh những chính kiến của riêng mình nhưng nhiệm vụ chính của họ là hoàn thành những nhiệm vụ được giao. Ví dụ một quan chức của cơ quan thuế, anh có thể không đồng tình với những luật lệ thuế đã ban hành nhưng (trước tiên) anh phải hoàn thành nhiệm vụ của mình là thu đủ thuế. Sau đó anh ta có thể viết báo cáo hay đề đạt lên cơ quan lập pháp để thay đổi những bất hợp lý của luật thuế, nhưng để thay đổi luật thuế không thuộc thẩm quyền của anh ta (một công chức) mà là công việc của bên Lập pháp (giới chính khách).
Quốc hội là cơ quan Lập pháp, là sân chơi của những chính khách, của các chính trị gia, những người đề ra chính sách cho bên hành pháp. Thế nhưng tại Việt Nam, người ta không phânbiệt được giữa hành pháp và lập pháp nên hầu như các quan chức của chính phủ đều có mặt trong quốc hội. Người ta đã không phân biệt được giữa chính khách và công chức. Tình trạng này tại Việt Nam đã: “Xảy ra tình trạng các công chức lại thích nói chuyện chính trị, giỏi nói chuyện chính trị, nhưng lại hoàn toàn không thạo việc, không biết triển khai một chính sách đã được thông qua như thế nào. Ngược lại, nhiều chính khách lại ham điều hành các công việc cụ thể. Họ, tất nhiên, không giỏi về điều hành và lại gỡ bỏ mất hệ thống trách nhiệm đối với các công chức”. (Nguyễn Sĩ Dũng)
Quốc hội là cơ quan Lập pháp, là sân chơi của những chính khách, của các chính trị gia, những người đề ra chính sách cho bên hành pháp. Thế nhưng tại Việt Nam, người ta không phânbiệt được giữa hành pháp và lập pháp nên hầu như các quan chức của chính phủ đều có mặt trong quốc hội. Người ta đã không phân biệt được giữa chính khách và công chức. Tình trạng này tại Việt Nam đã: “Xảy ra tình trạng các công chức lại thích nói chuyện chính trị, giỏi nói chuyện chính trị, nhưng lại hoàn toàn không thạo việc, không biết triển khai một chính sách đã được thông qua như thế nào. Ngược lại, nhiều chính khách lại ham điều hành các công việc cụ thể. Họ, tất nhiên, không giỏi về điều hành và lại gỡ bỏ mất hệ thống trách nhiệm đối với các công chức”. (Nguyễn Sĩ Dũng)
Chính khác từ đâu ra? Môi trường nào sản sinh ra các chính trị gia? Tất nhiên từ môi trường Dân chủ. Chính các đảng phái chính trị sản sinh ra các chính khách. Một nhà nước toàn trị như Việt Nam không thể có các chính khách. Việt Nam thiếu vắng các nhà chính trị chuyên nghiệp cũng như các lãnh tụ chính trị cũng vì lẽ đó. Những người lãnh đạo cao nhất của Việt Nam ngày nay không phải là những chính khách, nhiều lời nói và hành động của họ đã chứng minh cho điều đó.
Nhà báo Huy Đức trong bài báo ‘Ba khâu đột phá của thủ tướng’ cũng đã nêu ra vấn đề cần tách bạch giữa chức năng của ‘hành pháp chính trị’ và ‘hành chính công vụ’, theo ông thì: ‘Tách bạch như vậy, chính phủ chỉ còn quan tâm tới việc hình thành những hành lang pháp lý sao cho người dân dễ thở, kinh tế phát triển: sáp nhập Thủ đô thì không nghĩ đến các dự án đất đai của đàn em; bãi bỏ thi cử thì không sợ mất khoản phần trăm từ việc in ấn đề thi… Những người chạy chức bộ trưởng sẽ không dám bỏ tiền triệu ra vì mai mốt không thể bán giấy phép mà thu hồi vốn. Và, Hà Nội đất chật sẽ không còn tấp nập xe cộ vào những khi lễ, tết vì chẳng ai còn có nhu cầu biếu quà’.
Việt Nam cần phải thay đổi, khủng hoảng chính là cơ hội để thay đổi. Chính phủ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các vị quân sư cho thủ tướng cần ý thức được điều đó. Theo nhận định của chúng tôi thì ông Nguyễn Tấn Dũng đã hội đủ mọi điều kiện để có thể thay đổi và kiểm soát được tình hình tại Việt Nam. Thay đổi theo hướng độc tài toàn trị kiểu Nga là một lựa chọn không phù hợp với thời thế. Chỉ có thay đổi theo hướng dân chủ mới là sự lựa chọn khôn ngoan và hợp thời. Với tiềm lực của mình và phương tiện của mình, ông Nguyễn Tấn Dũng có thể thắng trong các cuộc bầu cử dân chủ. Đối lập dân chủ, trong đó có Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, sẵn sàng chấp nhận và hợp tác với một chính phủ, của ông Dũng hay của bất cứ ai, được người dân lựa chọn và tín nhiệm qua một cuộc bầu cử lương thiện. Các thành viên của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên có thể không là những ‘công chức’ xuất sắc nhưng chắc chắn sẽ là những ‘chính khách’ tốt. Là những người biết, hiểu và dung hòa được những quyền lợi của người dân với giới tài phiệt và với cả chính quyền...". Ngược lại THDCĐN, cũng như mọi tổ chức dân chủ chân chính, sẽ không bao giờ có thể chấp nhận một chính quyền tự áp đặt bằng bạo lực như chính quyền của ông Dũng hiện nay.
Chúng tôi có những ưu điểm nổi trội như yêu nước, lương thiện, có hiểu biết, luôn biết lắng nghe và có thể làm việc với bất cứ một ai hay với bất cứ một tổ chức nào nếu họ có thiện chí, kể cả với Đảng cộng sản Việt Nam
Việt Hoàng
Phụ lục:
Cần một đội ngũ những nhà chính trị chuyên nghiệp (Nguyễn Sĩ Dũng)
Một nền quản trị quốc gia chuẩn mực sẽ như một cỗ máy chạy tốt, giúp đạt được những sản phẩm mà người sử dụng mong muốn. Còn với một cỗ máy được thiết kế lạc hậu, không phù hợp thì càng vận hành càng phát sinh nhiều vấn đề, càng đẻ ra nhiều phế phẩm.
Có thể thấy rằng mô hình quản trị hiện nay của Việt Nam, thực chất, vẫn theo những nguyên tắc cơ bản của mô hình Xô viết, mà chưa thay đổi về hệ chuẩn. Một số trong những khiếm khuyết rất lớn của mô hình Xô viết là sự chồng chéo chức năng, hệ thống chế độ trách nhiệm trước dân ít hiệu quả.
Có thể thấy rằng mô hình quản trị hiện nay của Việt Nam, thực chất, vẫn theo những nguyên tắc cơ bản của mô hình Xô viết, mà chưa thay đổi về hệ chuẩn. Một số trong những khiếm khuyết rất lớn của mô hình Xô viết là sự chồng chéo chức năng, hệ thống chế độ trách nhiệm trước dân ít hiệu quả.
Hiện nay, chúng ta đang cố gắng cải tổ quản lý nhà nước để phục vụ nhân dân tốt hơn, tuy nhiên, nếu không thiết kế được một hệ thống trách nhiệm trước dân và hệ thống khuyến khích phục vụ dân phù hợp, thì đây là một nhiệm vụ khó khăn. Chỉ khi nào tiếng nói của người dân có ảnh hưởng trực tiếp trong việc quyết định vị trí của người lãnh đạo, thì khi ấy người lãnh đạo mới chịu áp lực để toàn tâm toàn sức phục vụ dân.
Một điểm yếu khác trong mô hình quản trị Nhà nước hiện nay là sự lẫn lộn giữa vai trò giữa các chính khách và các công chức. Xảy ra tình trạng các công chức lại thích nói chuyện chính trị, giỏi nói chuyện chính trị, nhưng lại hoàn toàn không thạo việc, không biết triển khai một chính sách đã được thông qua như thế nào. Ngược lại, nhiều chính khách lại ham điều hành các công việc cụ thể. Họ, tất nhiên, không giỏi về điều hành và lại gỡ bỏ mất hệ thống trách nhiệm đối với các công chức.
Không ít chính sách được thông qua vội, chưa nhận được sự ủng hộ
cần thiết từ người dân, và từ xã hội
Chúng ta thiếu một đội ngũ chính khách chuyên nghiệp. Một chính khách chuyên nghiệp phải có những kỹ năng khác với một công chức. Kỹ năng của chính khách là xác định các mục tiêu cần ưu tiên thực hiện và thuyết phục, vận động được sự ủng hộ để có thể hiện thực hóa thành những chính sách cụ thể. Như vậy, kỹ năng của nhà chính trị ở đây là tập hợp được lực lượng ủng hộ các chính sách, chứ không phải là lên kế hoạch triển khai, phê duyệt, ra lệnh, kiểm tra...
Do thiếu vắng các chính khách chuyên nghiệp nên đã có những chính sách được thông qua vội vàng trong bối cảnh chưa thu được sự ủng hộ cần thiết từ người dân, từ xã hội.
Để tránh tình trạng những hạn chế, bất cập sẽ tiếp tục phát sinh ngày càng nhiều hơn, phức tạp hơn, nhất thiết chúng ta cần điều chỉnh cỗ máy Nhà nước sao cho tương thích với những đòi hỏi tự nhiên của một nền kinh tế, xã hội đang phát triển đi lên. Nhu cầu xã hội hiện nay đang đòi hỏi một đội ngũ những chính khách chuyên nghiệp hơn, với một mô hình quản lý mới, trong đó có sự tách bạch giữa chức năng của các chính khách với những người thực thi công vụ. Đồng thời, một nhiệm vụ không thể bỏ qua là việc xác lập một chế độ trách nhiệm trước dân rõ ràng và một hệ thống khuyến khích phục vụ dân hiệu quả.
Nguyễn Sĩ DũngNguồn:Tia Sáng
No comments:
Post a Comment