Friday, February 10, 2012

HOA KỲ VÀ AN NINH Á CHÂU



Nguyễn văn Canh  - Giới hạn của bài này là nói về âm mưu bành trướng Bắc Kinh tại Á Châu. Biển Đông và một phần Thái Bình Dương là trọng điểm của âm mưu đó. Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp gì để duy trì hoà bình và ổn cố trong toàn thể khu vực và thế giới trước các thái độ hung hãn của Bắc Kinh để thực hiện các âm mưu này sẽ được trình bày ở phần sau. Và cuối cùng, tình hình tương lai  sẽ ra sao?

I. CON ĐƯỜNG HUYẾT MẠCH CỦA THẾ GIỚI QUA BIỂN ĐÔNG
VÀI CON SỐ NÊU RA TẦM QUAN TRỌNG CỦA VÙNG NÀY:
-SỐ LƯỢNG TÀU VẬN CHUYỂN QUA VÙNG BIỂN ĐÔNG:
Văn phòng Thủ tướng Mã lai cho biết: mỗi năm, có khoảng 100,000 chuyến tàu đi qua Biển Đông vào Ấn Độ Dương, chuyên chở quá ¼ lượng hàng hoá trên tòan thế giới. Theo Bộ Ngư nghiệp Mã Lai, riêng năm 2010, có trên 74,000 chuyến tàu di chuyển qua Eo Biển Malacca, chuyên chở 30% hàng hoá trên tòan thế giới, ¼  số lượng dầu hoả, tương đương với 11 triệu thùng dầu, mỗi ngày.
Con đường giao thông huyết mạch này rất quan trọng cho sự sinh tử của Nhật, Nam Hàn và Tàu về thương mại.  Nam Hàn và Nhật còn tuỳ thuộc vào đó để nhập cảng dầu hoả.
-TRỊ GIÁ GIAO THƯƠNG: Trị giá hàng hoá chuyển qua Biển Đông hiện nay được ước lượng là 5 ngàn tỉ MK/ năm.
Trị giá giao thương  của Mỹ và Á Châu vào năm 2010:
-Qua Malacca là 1 ngàn 200 tỉ MK. (Con số của Đô Đốc Villard, Tổng tư lệnh quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương là 1,300 tỉ.)                                                                                                    -Toàn vùng vào năm 2014 được ước tính là 3,140 tỉ MK
Bộ trưởng Ngoai Giao Mỹ Hilary Climton cho biết Hiệp Ước Thương Mại Mỹ-Đại Hàn, năm 2011 tạo ra 70,000  việc làm.
II. ÂM MƯU ĐỘC CHIẾM BIỂN ĐÔNG & BÀNH TRƯỚNG TRÊN THÁI BINH DƯƠNG CỦA TC.
TC loan báo chính thức cho các giới chức ngoại giao Hoa Kỳ  biết rằng quyền lợi  của chúng trên Biển Đông là quyển lợi cốt lõi.
-Tháng 3, 2010, Cui Tiankai, Thứ Trưởng Ngoại Giao, có mặt Đới Bỉnh Quốc báo cho Jeffrey A. Bader and James B. Steinberg khi họ thăm Bắc Kinh về quyền lợi cốt lõi của TC ở Biển Đông. Quyền lợi này của TC tương đương với Đài Loan, Tây Tạng, nghĩa là TC nay coi Biển Đông chính thức là tài sản của chúng. Chúng có chủ quyền trên vùng này.
-Tháng 5, tại Hội Nghị Đối Thoại Chiến Lược và Kinh Tế, ở Bắc Kinh, ngày 24-25, Đới Bỉnh Quốc nhắc lại tuyên bố ấy với Clinton rằng họ coi Biển Đông là quyền lợi cốt lõi của TC.
Đó là thông điệp chính thức thông báo cho Hoa Kỳ biết rằng việc lưu thông qua Biển Đông phải có phép của chúng, cũng như khác thác tài nguyên như tìm dò dầu hoả trong vùng Biển này sẽ bị cấm chỉ.
Nhằm tiến tới quyết định trên, TC đã bỏ ra nhiều thập niên, nếu không nói là hơn nửa thể kỷ để chuẩn bị:
1). Thiết lập căn bản luật pháp đơn phương coi Biển Đông là tài sản của mình từ khi TC chiếm được Hoa Lục.
Vào năm 1958, Chu ân Lai công bố một văn kiện nói rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt nam thuộc chủ quyền của TC và Phạm văn Đồng gửi công hàm chấp thuận quan điểm ấy. Rồi có một Bản Đồ vẽ Biển Đông thuộc TC nhưng ranh giới chỉ nằm giữa Biển. Đến tháng 2 năm 1992, Quốc Vụ Viện TC ban hành một đạo Luật tuyên bố rằng các tầu khoa học, tàu quân sự đi qua Biển Đông phải xin phép, nếu không sẽ bị đánh chìm. Đến tháng 5 năm ấy, TC ký một khế ước với công ty dầu hoả Hoa Kỳ là Crestone có trụ sở ở Denver, Colorado  về thăm dò và khai thác dàu khí  tại một khu vực phía Nam Hoàng Sa, rộng 25, 000 cây số vuông. Tháng 6, 2006, chúng phổ biến lại một bản đồ khác là bản đồ 9  đoạn hay Lưỡi Bò để xác nhận chủ quyền. Đường ranh giới Bản đồ này được nới rộng hơn bản đồ cũ: về phía Tây nằm sát bờ biển Việt nam. Tháng 11 năm 2007, Quốc Hội TC tuyên bố thành lập huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam. Huyện này là đơn vị hành chánh quản trị 3 quần đảo: đó là Hoàng Sa, Trường Sa và Trung Sa. Đây là hành vi sát nhập Biển Đông vào lãnh thổ Trung Hoa.
2). Hoạt động xác nhận chủ quyền trên Biển Đông:
Vào năm 1956, mang quân xuống TC chiếm phần phía Đông quần Đảo Hoàng Sa là Khu Tuyên Đức. Năm 1974, chúng đưa một hạm đội xuống đánh chiếm khu Lưỡi Liềm, nằm về phía Tây quần đảo này. Lúc đó hải quân VNCH trấn giữ và cuộc giao tranh dữ dội đã xảy ra tại đảo Quang Hoà và Duy Mộng, nhưng không bảo vệ được lãnh hải này. Từ đó, quần đảo Hoàng Sa thuộc vào tay TC.
Vào năm 1988, TC đưa 4 khu trục hạm xuống Trường Sa, bất thình lình bắn giết một toán công binh VC gồm 74 người, không võ trang, đang bơi lội  chuyển đồ tiếp liệu và tiếp tế  và cho quân đội VC đóng trên đảo đá Gạc Ma. 64 nười bị giết ngay tại chỗ. Vào lúc này, TC chiếm 6 bãi đá hay cồn thuộc Trường Sa
Giữa thập niên 1990, vào năm 1994, Phi Luật Tân khám phá thấy có một kiến trúc bằng gỗ có cắm cờ TC, dựng tại một địa điểm phía Đông khu vực  Đá Vành Khăn, gần Phi. Phi cử viên Thứ Trưởng Ngoại Giao sang TC, phản đối việc này. TC trả lời rằng đó là kiến trúc tạm thời để cho ngư dân của họ trú nắng, mưa, bão. Sau đó, Phi cho tàu hải quân ra, đạt chất nổ, phá huỷ kiến trúc ấy.
Đến giữa thập niên 2000, nhiều kiến trúc quân sự, kiên cố mọc lên từ các bãi đá ngầm của Việt nam, như Khu Vành Khăn, Chữ Thập, một số khác, như Gạc Ma, Chigua.. Cho đến nay, có hơn một chục công sự như vậy đã sừng sững mọc lên, khỏi mặt nước trong khu vực. Khoảng 16 bãi đá, cồn đã bị hải quân TC chiếm đóng. Tất cả nằm về phía Nam quần đảo Trường Sa.
Từ 2007 trở về sau, TC gia tang cường độ hoạt động trên Biển Đông đặc biệt trên vùng Trường Sa để xác nhận chủ quyền của chúng:
Tháng 7 năm 2007, tàu hải quân TC bắn chết một ngư dân Việt và đánh chìm vài thuyền đánh cá Việt đang hoạt động gần đảo Trường Sa của quân đảo Trường Sa trước sự chứng kiến của một tàu hải quân VC. Chúng cho hải quân tập trận, bắn đạn thật phía Bắc quần đảo Trường Sa. Chúng cho tàu Ngư Chính và các tàu hải quân nguỵ trang là tàu dân sự gia tăng tuần tra trên biển. Hàng năm, chúng cấm ngư dân Việt hành nghề trên vĩ tuyến 15 từ tháng 5 đến tháng 8, với lý do bảo vệ tài nguyên (của chúng). Trong vòng vài năm qua, thái độ và hành động của hải quân TC tỏ ra rất hung hãn. Tháng 9 năm 2010, thao diễn quân sự qui mô trên vùng bãi đá Chữ Thập. Chúng gia tang hoạt động đe doạ và trấn áp, bắn giết ngư dân Việt khắp vùng trên 2 quần đảo này. Trong năm 2010, có đến 200 vụ bắt bớ ngư phủ Việt và giam tại các đảo Phú Lâm, Hữu Nhật, Lincoln, cướp hết hải sản, tịch thu các ngư cụ, đòi tiền chuộc mạng. Chúng ngược đãi như đánh đập, bắn chết ngư dân. Hung hãn hơn là ngày 25 tháng 6, năm 2011, chúng  vào thềm lục địa cắt dây cáp, tàu Bình Minh 2 của công ti quốc doanh VC đang tìm dò dầu khí trên thềm lục đia VN, cách Đại Lãnh, Tuy Hoà, 120 hải lý; rồi 2 tầu lễ sau, ngày 9 tháng  6, chúng cắt dây cáp tàu Viking 2 của VC, cách hải cảng Vũng Tàu 140 hải lý. Trong tháng 7, có một tin cho biết chúng cho tàu vào kéo một tàu dò dầu khí của VC ra khỏi nơi đang hoat động trên thềm lục địa Việt nam, nhưng VC dấu nhẹm tin này. Rồi vài tháng sau đó, VC phổ biến tin và cho chiếu hình “tàu VC kéo Tàu TC” ra khỏi lãnh hải VN.
Từ năm 2009, TC đe doạ công ty BPH của Anh đang khai thác khí đốt tại Nam Côn Sơn, doạ công ty ExxonMobil của Hoa Kỳ đòi chấm dứt khế ước khai thác dầu khí với VC.
 Tháng 7, 2011, Tầu đổ bộ Airavat của Ấn Độ đến thăm Nha Trang. Trên đường trở về, vừa mới rời khỏi Nha Trang độ 45 hải lý, tầu này bị TC điện báo cảnh cáo vì di chuyển trên lãnh hải TC mà không xin phép. Kế đó, vào tháng 9, TC phản đối công ty dầu ONCG của Ấn Độ thăm dò dầu khí hoạt động trên thềm lục địa Việt nam, dù tiếp tục thực thi khế ước đã có từ 2004.
Tất cả các hoạt động trên của TC được biện minh là ngư dân Việt, công ty tàu tìm dầu VC và ngoại quốc ….. đã vị phạm lãnh hải của TC.
-Với Phi Luật Tân, TC cũng có các hành vi tương tự:
Vụ việc nghiêm trọng đầu tiên phải kể đến là vào ngày 25 tháng 2, 11 hai tàu cá của Philippines khi đang hoạt động cách đảo Palawan của Phi khoảng 140 hải lý đã bị một tàu chiến có hỏa tiễn điều khiển của Trung cộng dùng đạn thật bắn, đe dọa và đòi phải rời khỏi khu vực này ngay lập tức.
Không lâu sau đó, vào ngày 2 tháng 3, 2 tàu hải giám khác của TC đã đe dọa và đòi một tàu thăm dò của Phi phải rời khỏi khu vực hoạt động gần Bãi Cỏ Rong ngoài khơi đảo Palawan.
-Với Mã lai Á, tàu hải quân TC  cũng dùng đạn thật đe doạ ngư phủ Mã Lai  trong hải phận nước này.
3) Sử dụng VC như một tay sai để chiếm Biển Đông.
Chủ quyền trên Biển Đông: TC đòi hỏi giải quyết chủ quyền các đảo tranh chấp bằng phương thức song phương. Với phương thức này, TC vừa mua chuộc, vừa đe doạ các quốc gia láng giềng như CHXHCNVN, Phi Luật Tân để chiếm vùng biển này làm bàn đạp để bành trước xa hơn….
Chiến thuật thương thảo song phương nhằm hoá giải lập trường của Mỹ về quốc tế hoá Biển Đông và cũng để chia rẽ khối ASEAN như chủ trương của Mỹ là giải quyết vấn đề theo thể thức đa phương:  một bên là TC và bên kia là tất cả các quốc gia ASEAN.
CSVN được vận dụng làm tay sai chống lại phương thức giải quyết đa phương ngõ hầu thực hiện công tác bành trướng này.
4). Bành Trướng Bá Quyền ngoài Biển Đông:
-Bản Đồ Đại Hán phổ biến năm 2010: toàn thể lục địa Á Châu đều nằm trong lãnh thổ TC, gồm toàn vùng Đông Á, ngoại trừ Nhật Bản, Đông Nam Á Châu, mà cả Trung Á như Ấn Độ, Pakistan, A Phú Hãn. 5 quốc gia nguyên thuộc Khối Liên Bang Sô Viết, nằm về phía  Đông bờ biển Caspian cũng thuộc lãnh thổ TC.
-Bản Đồ nới rộng Thái Bình Dương với hai vòng đai phòng thủ.
a) Tuyến phòng thủ “Chuỗi Đảo”:  từ Nhật Bản xuống Phi. 4 quôc gia đồng minh của Mỹ là Nhật, Nam Hàn. Đài Loan và Phi nằm trong vành đai này để TC bảo vệ.
b) Phòng thủ “Viễn Dương”.  Tuyến phòng thủ này bao gồm một khu rộng lớn từ Nam Dương qua Guam xuống đến Úc Châu. TC nới rộng vành đai phòng thủ tới Ấn Độ Dương và chiếm toàn phần phía Tây Thái Bình Dương. Với tuyến phòng thủ này, TC bảo vệ chủ quyền trên toàn vùng Thái Bình Dương này và đẩy lui lực lượng Mỹ về phía Tây, tới Hawaii.
4) Phối hợp sức mạnh quân sự, kinh tế, chính trị để đối đầu với Mỹ ngõ hầu chiếm trọn Biển Đông và bành trướng trên Thái Bình Dương.
-Về quân sự: TC đã sản xuất được J20, Tầu ngầm JIN CLASS (094) HKMH Thi Lang, Đông Fong 21D, Căn cứ Tam Á để kiểm soát Biển Đông; các kiến trúc quân sự ở Hoàng Sa &Trường Sa, Tam Á ở Hải Nam, các kiến trúc quân sự đồ sộ trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa v.v.
-Kinh tế & Tài chánh: Nhờ có nguồn ngoại tệ thặng dư to lớn được TC sử dụng để mua chuộc làm áp lực một số quốc gia ASEAN, đặc biệt là nhắm vào CHXHCNVN, Miên, Lào, Miến Điện để làm tay sai phục vụ mưu đồ bá quyền của  Đại Hán.
III. PHẢN ỨNG VÀ CÁC ĐỐI PHÓ CỦA MỸ.
Tại Hội Nghị ở Bắc Kinh kể trên, Bộ trưởng ngoại giao Hillary Clinton rất lịch sự trả lời Đới bỉnh Quốc rằng “chúng tôi không đồng ý” (khi Đới nói thẳng rằng Biển Đông là quyền lợi cốt lõi.)
-Tuy nhiên, đến tháng 6,2010, Mỹ đã khai triển ý niệm của Clinton, tại Hội Nghị Đối Thoại Quốc Phòng Shangri-la, ở Tân Gia Ba, BT Quôc Phòng Mỹ, Robert Gates tuyên bố rằng “Biển Nam Trung Hoa không những quan trọng cho các quốc gia hải cận, mà còn cho tất cả các quốc gia có quyền lợi kinh tế và an ninh ở Á Châu, do đó  tự do hải  hành và phát triển kinh tế đựơc tự do, không  bị ngăn cản, phải được duy trì. Chúng tôi không đứng về phe nào trong việc tranh chấp chủ quyền; nhưng chúng tôi chống lại việc sử dụng võ lực và các hành động làm cản trở tự do hải hành. Chúng tôi phản đối bất cứ nỗ lực nào nhằm đe doạ các công ty dầu hoả của Mỹ hoặc các công ty của bất cứ quốc gia nào tham dự vào hoạt động kinh tế chính đáng. Tất cả các bên phải làm viẽc với nhau để giải quyết các khác biệt bằng các nỗ lực hoà bình, đa phương phù hợp với luật pháp thông dụng quốc tế. Bản Tuyên Bố về Ứng Xử ký năm 2002 là một bước quan trọng  đi về hướng này và chúng tôi hi vọng rằng công việc cần thực hiện một các cụ thể sẽ được tiếp tục.”
Bộ trưởng Gates còn nhấn mạnh tới tự do lưu thông trên không, trên mặt biển của cả Thái Bình Dương. Như vậy, Mỹ coi các vùng này là tài sản chung của mọi người.
-Tháng 7, 2010, Bộ trưởng Ngoại Giao Hillary Cliton tuyên bố tại Hội Nghị ASEAN ở Hà nội, nhắc lại rằng Mỹ chia vấn đề khu vực  này ra làm 2 là: vấn đề lưu thông và vấn đề tranh chấp chủ quyền các đảo trên Biển Đông.
-Về vấn đề lưu thông trên Biển Đông: Mỹ chủ trương Tự Do Lưu Thông. Mọi quốc gia đều có quyền tự do đi lại trên vùng biển này, không ai được ngăn cản. Đây là quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ sẽ bảo vệ. Như vậy là Mỹ chủ trương quốc tế hoá Biển Đông.
-Về vấn đề tranh chấp chủ quyền trên các đảo. Mỹ không đứng về phe nào. Các quốc gia phải thương thảo một cách hoà bình để xác nhận chủ quyền của họ, cấm sử dụng võ lực. Điều này đã được chấp thuận từ năm 2002 khi các bên tranh chấp ký Bản Tuyên Bố Về Cách Ứng Xử tại Cao Miên (DOC): các quốc gia ASEAN một bên và bên kia là TC. Mỹ chủ trương thương thảo đa phương để giải quyết tranh chấp về chủ quyền.
 Để thực hiện chính sách của Hoa Kỳ qua tuyên bố của Bộ trưởng Quốc Phòng Robert Gates tại Shagrri-la và Bộ trưởng Ngoại Giao Hillary Clinton tại Hà nội vừa kể, vào tháng 8, 2010 Mỹ đưa Hàng Không Mẫu Hạm (HKMH) George Washington vào đậu tại bờ biển VN, cửa bể Đà nẵng, đối diện với căn cứ Tam Á của TC trên đảo Hải nam, dù có mời các sĩ quan hải quân VC lên thăm tàu, chơi thể thao, thực tập cứu nạn trên biển….Sau đó, Mỹ đưa ngay một HKMH thứ hai là Ronal Reagan đến Okinawa  để tăng cường cho Hạm Đội 7. Đây là hành vi thị uy về sức mạnh, thực hiện các lời tuyên bố của Mỹ.
Thực tế, Mỹ đã chuẩn bị từ nhiều năm trước.
Người ta đã lưu tâm tới lời tuyên bố của Phó Tổng Tư Lệnh Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Hoa với China News vào 7 tháng 4, 1992, tướng Zhang Xusan về nhiệm vụ hải quân TC yểm trợ công tác khai thác vùng biển này, gồm cả bảo vệ các đảo đang có tranh chấp trong vùng Trường Sa. Vào thời gian này, Phó Đô Đốc Zhang Lianzhong, Tư Lệnh Hải quân TC loan báo với China News Services rằng Quân Ủy Trung Ương ra lệnh cho hải quân phải sẵn sàng bảo vệ lãnh hải và vùng phụ cận, vì vậy với các khai thác kinh tế các vùng biển sâu, tình thế sẽ phức tạp hơn, và công tác chiến đấu bảo vệ biển sẽ trở thành khốc liệt.
Âm mưu bành trướng của Bắc Kinh không chỉ dừng ở tại Biển Đông, ở toàn Á Châu, Thái Bình Dương và còn cả ở khắp nơi trên thế giới, ngay cả Hoa Kỳ. Trong những năm gần đây, người ta đã thấy có các bằng chứng này.
Để đối phó với âm mưu đó của TC, Mỹ đã chuẩn bị đối phó từ lâu.
TT Barrack Obama trong văn thư đề ngày 4 tháng 10, 2011 trả lời thư của ông Nguyễn trung Châu, chủ tịch Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị, viết rằng “ Chính quyền của tôi đang sử dụng mọi thành tố của sức mạnh quốc gia để duy trì quốc gia của chúng ta được an toàn, thịnh vượng và tự do. Chúng tôi đã tái thiết lập quyền lãnh đạo của chúng ta trên thế giới bằng cách củng cố các mối liên minh cũ, và tôi luyện các hợp tác mới để đối phó các thách thức chung, như chặn đứng các cuộc tấn công của quân khủng bố, đảo ngược cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu…..” (1)
Tư tưởng này đã được Ông Obama nhấn mạnh tại Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN, kỳ II, họp tại Nữu Ước tháng 9, 2010: “ Với tư cách Tổng Thống Mỹ, tôi minh bạch xác nhận rằng Hoa Kỳ có mục tiêu đóng vai trò lãnh đạo ở Á Châu. Chúng tôi tăng cường các liên minh cũ. Chúng tôi củng cố các hợp tác mới. Chúng tôi tái cam kết với các tổ chức trong khu vực trong đó có ASEAN….”
LIÊN MINH CŨ VÀ HỢP TÁC MỚI LÀ GÌ?
1)  CHÍNH TRỊ VÀ QUÂN SỰ.  Đó là chiến lược mà Hoa Kỳ hình thành một vòng cung để cân bằng thế lực đang lên của Bắc Kinh. Vòng cung này bao gồm Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản, và Úc.
Các đồng minh của Washington từ Đông Bắc Á đến Đông Nam Á xuống tận Nam Thái Bình Dương tham gia vào chiến lược mới với mục tiêu là ngăn chặn tham vọng bành trướng của Bắc Kinh. LIÊNINH và VIỆN TRỢ QUÂN Ự
Với ASEAN, ngày22/07/2009 ngoại trưởng Mỹ ký Hiệp ước bất tương xâm với ASEAN.
-PHI LUẬT TÂN: Ngày 12/11/2009, Washington và Manila đã ký thỏa thuận cho phép 600 lính Mỹ đóng quân tại Phi. Từ sau loạt khủng bố ở New York vào ngày 11/09/2001, Hoa Kỳ đã viện trợ quân sự cho Philippines để chống lại các tổ chức hồi giáo cực đoan vũ trang.
Nay trước tình hình mới, Phi là nước quyết liệt kêu gọi Mỹ viện trợ quân sự để bảo vệ nền độc lập. Tổng tư lệnh Mỹ tại Thái Bình Dương, Đô Đốc Villard đã đến Phi và cam kết hỗ trợ. Mỹ đã huấn luyện quân đội Phi từ 2 năm nay, một phi đội phản lực cơ tối tân đã được chuyển giao cho không lực Phi. TT Aquino kêu gọi Mỹ yểm trợ một phi đội thứ hai. Trong năm qua, Phi tiếp nhận một khu trục hạm và một khu trục hạm thứ hai sẽ được chuyển giao. Cả Phi lẫn Mỹ có nhắc đến nhu cầu bảo vệ Phi chiếu theo hiệp ước phòng thủ mà hai bên đã ký năm 1951. Ngoại trưởng Philippines, ông Albert del Rosario hôm 27/01/2012, tuyên bố Manila sẽ chấp nhận sự hiện diện quân sự lớn hơn của Mỹ để giúp nước này bảo vệ quyền lợi và bảo đảm hòa bình trong khu vực, trong bối cảnh căng thẳng với Trung cộng gia tăng. Ông muốn có thêm nhiều cuộc tập trận với Hoa Kỳ, cũng thông báo kế hoạch cho phép quân đội Mỹ gia tăng lực lượng đồn trú tại Philippines. Báo Bưu điện Washington ngày 26/1 cũng cho biết các cuộc hội đàm tiếp theo dự kiến diễn ra trong ngày 26 và 27/1 tại Washington trước khi có các cuộc gặp cấp cao hơn được tổ chức vào tháng 3.
Một viên chức cấp cao Philippines tiết lộ: "Chúng tôi có thể  lấy ví dụ các nước khác: Australia, Nhật Bản, Singapore... Chúng tôi không phải là nước duy nhất thực hiện điều này, và chỉ vì muốn có sự tốt đẹp. Tất cả những gì chúng tôi muốn là được thấy một khu vực hòa bình và ổn định. Không ai muốn đối mặt hay đối đầu với Trung Quốc".
Khi công du Nhật Bản, hôm nay 27/9/2011, tổng thống Philippines Benigno Aquino đã gặp thủ tướng Yoshihiko Noda để bàn về các vấn đề an ninh, trong bối cảnh mà Manila đang tìm hậu thuẫn từ Tokyo, trong vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông giữa một số nước Đông Nam Á với Trung Quốc.
Theo báo chí Nhật hôm nay, Tokyo và Manila chuẩn bị ký một hiệp định hợp tác quân sự để tăng cường quan hệ về an ninh hàng hải.
Trong một bài phỏng vấn ngày 26/9, một giới chức cao cấp của văn phòng thủ tướng Noda cho biết, hai nhà lãnh đạo Philipines và Nhật có thể xem xét khả năng tiến hành thường xuyên hơn các cuộc thao dượt chung giữa lực lượng tuần dương của hai nước, cũng như tham vấn thường xuyên hơn giữa các quan chức hải quân hai nước.
NHẬT BẢN: cũng thiết lập cơ chế hợp tác với Hoa Kỳ, Australia và Ấn Độ.
Mỹ, Ấn và Nhật đã quyết định hình thành một cơ chế đối thoại an ninh tay ba. Nguồn tin này được một tờ báo Ấn Độ tiết lộ ngày 1/9/2011. Ngày 19/12/2011, các viên chức ngoại giao cao cấp thuộc ba nước Mỹ, Ấn và Nhật gặp nhau tại Washington để tham dự cuộc họp đầu tiên của một cơ chế đối thoại ba bên vừa được hình thành. Nhật cũng đã có nhiều động thái về nhiều mặt để bảo vệ trong trường hợp có xâm lăng. Nhật sản xuất thêm tàu ngầm, sản xuất tên lửa và đã bàn tới vấn đề tái võ trang.  Nhật rất cần Mỹ  hỗ trợ trong công cuộc phòng thủ Nhật. Ngày 22/04/2011, bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Toshimi Kitazawa cho rằng Nhật Bản cần tăng cường quan hệ quân sự với hai nước Hoa Kỳ và Hàn Quốc để kềm chế đà bành trướng của Trung Cộng.  Bộ trưởng Quốc phòng Nhật tuyên bố ưu tiên của Tokyo là làm sao cho quan hệ Mỹ - Nhật trở nên « vững như đá ».
Vào tháng 12 năm ngoái, Bộ Quốc Phòng Nhật Bản đã công bố chiến lược mới về an ninh quốc gia, tập trung tiềm lực quân sự cho hải phận và không phận ở miền Nam và miền Tây, để đối phó với việc Trung Cộng đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội.
Đặc biệt, theo lời bộ trưởng Kitazawa, Nhật Bản đã thảo luận với Hoa Kỳ cũng như với Hàn Quốc và Úc để tăng cường hợp tác trong lĩnh vực chống các cuộc tấn công tin học.
Thông qua một chương trình hợp tác mang tên « Tomodachi » ( Hữu nghị ), hải quân Mỹ đã gởi hơn 13 ngàn quân và 16 chiến hạm, trong đó có cả hàng không mẫu hạm Ronald Reagan. Ông Kitazawa cũng đi thăm Washington vào tháng 6 để thảo luận về các vấn đề song phương, trong đó có việc củng cố liên minh an ninh quân sự Mỹ - Nhật.
Bắt đầu từ tháng 3/2010, Nhật Bản đàm phán mua 40 máy bay tiêm kích. Boeing có hy vọng sẽ bán cho nước này các máy bay F-15 hoặc F-18 Super Hornet.
Nhật Bản hiện có 16 chiếc tàu ngầm, sẽ tăng thêm từ 16 lên 22,
ẤN ĐỘ
Ấn Độ đặt mua 6 tàu ngầm lớp Scorpene của Pháp. Loại tàu này cũng đang được Malaysia sử dụng. Hải quân Ấn Độ được trang bị 18 tàu ngầm hiện đại, Ấn Độ cũng đang bổ sung thêm hơn 10 tàu ngầm mới. Pháp sẽ cung ứng cho Ấn Độ 126 chiến đấu cơ loại Rafale với trị giá hàng tỷ đô la. Theo dự trù, Dassault sẽ giao cho Ấn Độ 18 máy bay hoàn chỉnh đầu tiên – chế tạo tại Pháp – kể từ giữa năm 2015 trở đi. 108 chiếc còn lại sẽ được sản xuất ngay tại Ấn Độ, trong thời hạn sáu năm, sau khi phía Dassault chuyển giao công nghệ cho tập đoàn hàng không không gian Ấn Độ Hindustan Aeronautics.
Ngay từ tháng 2005, Quốc Hội Hoa Kỳ đã thông qua Hiệp ước hợp tác về nguyên tử với Ấn Độ, chuẩn bị giúp Ấn Độ có một vai trò quan trọng tại Á Châu. Mỹ đã bãi bỏ cấm vận nguyên tử đối với nước này là bước đầu tiên. Đến 2008, Quốc Hội Mỹ thông qua một đạo luật cho phép hành pháp cung cấp nhiên liệu vả kỹ thuật nguyên tử cho Ấn Độ. Và tháng 11, 2011, Úc cung cấp uranium cho Ấn Độ. Mỹ và đồng minh của Mỹ là Úc châu công khai khuyến khích Ấn Độ hãy thực hiện chính sách “Nhìn Về Hướng Đông” (India's "Look East" Policy). Mỹ cũng đang thúc đẩy một thoại an ninh tay ba với Ấn Độ và Nhật Bản. Còn Nhật Bản giờ đây không ngại ngùng cho thấy ý định tăng cường liên hệ mật thiết với nước Ấn Độ.
Thế liên hoàn Mỹ-Úc-Ấn-Nhật Bản hình thành. Hồi giữa năm vừa rồi, hải quân Mỹ, Úc, Nhật Bản lần đầu tiên tập trận chung tại Biển Đông. Tàu chiến Úc cũng đi lại thường xuyên hơn tại Ấn Độ Dương. Tàu chiến Úc và Ấn Độ tập trận tại Ấn Độ Dương.
ÚC. Hợp tác giữa Mỹ và Úc rất chặt chẽ.
Ngày 15/09/2011 Mỹ và Úc mở cuộc đối thoại thường niên cấp bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng, tại San Francisco, Hoa Kỳ. Nhân dịp này, hai nước đã bổ xung vào bản hiệp định phòng thủ chung, được ký từ năm 1951, một lĩnh vực hợp tác mới: đấu tranh chống chiến tranh tin học.
Theo giới phân tích, cuộc đối thoại thường niên lần này có mục đích xác định lại vai trò của Mỹ và Úc trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương và Nam Thái Bình Dương vào lúc Trung Quốc đang mở rộng ảnh hưởng tại đây. Do vậy, trong thông cáo chung, Washington và Canberra chính thức kêu gọi Ấn Độ đẩy mạnh chính sách hướng sang phía đông.
Đồng thời, Úc và Mỹ cũng nhấn mạnh sự cấn thiết thúc đẩy việc hình thành một khu vực kinh tế trong khuôn khổ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP, trong đó không có Trung Quốc.
Tổng thống Barrack Obama đã loan báo như trên nhân chuyến viếng thăm nước Úc trong hai ngày, bắt đầu từ 16/11/2011. Trong cuộc họp báo chung với ông Obama, thủ tướng Úc Julia Gillard cho biết là trong thời gian đầu, Mỹ sẽ gởi 250 lính thủy quân lục chiến đến miền Bắc nước Úc kể từ giữa năm 2012.
Theo thủ tướng Úc Julia Gillard, việc Hoa Kỳ gởi lính thủy quân lục chiến đến miền Bắc nước Úc là nhằm tăng cường liên minh quân sự giữa hai nước. Số lính Mỹ có thể dần dần được tăng từ 250 lên tới 2.500. Lực lượng Mỹ sẽ được phân bổ theo thời hạn mỗi 6 tháng đến căn cứ quân sự của Úc và sẽ cùng tập luyện với binh lính Úc.
Trong cuộc họp báo, tổng thống Obama nhấn mạnh việc phát triển hợp tác quân sự Mỹ - Úc và chuyến công du của ông đến châu Á - Thái Bình Dương là nhằm phát ra một tín hiệu rõ ràng đến các nước đồng minh trong khu vực này. Ông tuyên bố : « Vùng này có tầm quan trọng chiến lược rất lớn đối với chúng tôi. Cho dù chúng tôi đang phải thông qua nhiều quyết định về ngân sách ở Mỹ, hiện diện ở châu Á - Thái Bình Dương vẫn là ưu tiên hàng đầu của tôi ».
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở phía Bắc, canh chừng tình hình bất ổn tại Biển Đông, gia tăng hiện diện quân sự tại Ấn Độ Đương, đó là những mục tiêu mà hải quân Úc phải đảm trách trong chiến lược tái phối trí quốc phòng đang được chuẩn bị. Sức mạnh đang lên của Trung Quốc được xem là mối đe dọa.
Theo Reuters, hôm nay 30/01/2012, các nhà hoạch định chiến lược quốc phòng Úc thúc giục quân đội phải tăng cường lực lượng tại vùng bắc Úc, nơi có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên từ kim loại đến dầu khí. Trang bị thêm tàu tấn công và đổ bộ, Quân đội Úc cũng cần phải sẵn sàng đối phó với những bất ổn và thách thức tại Á châu, đồng thời phải gia tăng «hiện diện» tại Ấn Độ Dương.
Trong khuôn khổ chuẩn bị một chiến lược quốc phòng mới cho hai thập niên tới, Úc có kế hoạch nâng lực lượng tàu ngầm lên 12 chiếc, trang bị thêm ba khu trục hạm có khả năng không chiến, mua 100 chiến đấu cơ tàng hình F35 của Mỹ.
MÃ LAI Á phải mất một thời gian rất dài để Malysia có thể chính thức tham gia diễn tập quân sự chung với Hoa Kỳ.
Malaysia tiếp nhận chiếc tàu ngầm đầu tiên từ quân cảng Toulon của Pháp. Tàu này được đạt tên là Tunku Abdul Rahman, thủ tướng đầu tiên của Mã Lai .
Một chiếc tàu ngầm khác nữa của Malaysia, mang tên vị thủ tướng thứ hai Tun Abdul Razak được giao nhận ở cảng Cartagena của Tây Ban Nha.
Hai chiếc đều thuộc dòng Scorpène, có khả năng tấn công tàu và tàu ngầm của đối phương bằng tên lửa, thủy lôi và mìn từ độ sâu 200m.
Sau khi được đưa vào hoạt động, hai chiếc tàu ngầm sẽ gia tăng đáng kể tiềm lực phòng thủ của Malaysia xung quanh lãnh hải của mình.
Vấn đề là phòng thủ chống ai?
Hai chiếc tàu ngầm tấn công được đặt hàng từ năm 2002 trong chính sách hiện đại hóa toàn diện do phó thủ tướng Najib Razak và cũng là bộ trưởng quốc phòng thời bấy giờ đề ra (hiện đang là bộ trưởng tài chính và được đề cử lên làm thủ tướng).
Ông khởi xướng quá trình nâng cấp quân đội bằng hợp đồng mua 18 chiếc tiêm kích Su-30MKM của Nga, tám chiếc máy bay huấn luyện MB-339CD của Ý, và bốn chiếc máy bay vận tải hạng nặng A400M của tập đoàn Airbus ở châu Âu, cùng với 48 xe tăng PT-91M của Ba Lan và nhiều võ khí cho cả không quân, hải quân và bộ binh.
NAM DƯƠNG
Trong địa hạt song phương Mỹ - Indonesia, sau 12 năm bị gián đoạn vì các vi phạm nhân quyền trầm trọng của lực lượng đặc biệt Kopassus của quân đội Indonesia dưới thời nhà độc tài Suharto, quan hệ quân sự giữa hai bên bắt đầu được cải thiện dần dần từ năm 1998, khi chế độ Suharto sụp đổ.
Bước đột phá là vào tháng Bảy năm 2010, khi người tiền nhiệm của ông Panetta là Robert Gates thông báo nối lại hợp tác với lực lượng Kopassus một cách « hạn chế và dần dần từng bước ». Chuyến ghé thăm Bali lần này của tân bộ trưởng Panetta là nhằm đẩy mạnh thêm tiến trình hợp tác với quân đội của một nước được xem là thiết yếu cho chính sách châu Á của Hoa Kỳ.
Nếu hợp tác quân sự Mỹ - Indonesia trước đây chủ yếu được thực hiện ở cấp cao, thì giờ đây, công việc này có thể mở rộng xuống thành phần trực tiếp tác chiến. Hai bên sẽ tăng cường trao đổi nhân sự, chuyên gia, cũng như tổ chức thêm các cuộc tập trận hỗn hợp. Ngoài ra, Hoa Kỳ không loại trừ khả năng bán thêm một số vũ khí cho Indonesia
Hợp tác quốc phòng Hàn quốc và Indonesia
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-jin sẽ đến Indonesia trong tháng 9 tới nhằm thảo luận về việc bán tầu ngầm ngầm trị giá 1.1 tỉ đô-la; tiềm thủy đĩnh bán cho Indonesia có thể chở 40 thủy thủ và sẽ được trang bị 8 ống phóng vũ khí để có thể bắn cả ngư lôi lẫn ‘tên lửa được dẫn đường’. Các tàu này chạy bằng điện và diesel, nặng 1400 tấn.
Nhận định về vấn đề này, ông Paul Burton thuộc nhóm tình báo an ninh IHS Janes, cho Radio Australia biết trong bối cảnh gia tăng tranh chấp lãnh hải giữa các nước trong khu vực hiện nay, việc mua tàu ngầm sẽ giúp Indonesia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của mình ở Biển Đông, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt.
Theo ông Burton, hiện Trung Quốc có tới 60 chiếc tàu ngầm, trong khi đó Indonesia chỉ có hai chiếc đời cũ, vì vậy, Jakarta cần phải nhanh chóng tăng cường khả năng tác chiến của hải quân nước này.
Bên cạnh đó, một số nước Đông Nam Á trong những năm gần đây cũng đã mua tàu chiến, ví dụ trong năm 2009, Malaysia mua 2 tàu ngầm Scorpene, Singapore tiếp tục việc mua 1 trong 2 tàu ngầm lớp Västergưtland (A17.)
Trên thực tế, trong thời gian gần đây, Hàn Quốc và Indonesia đã hợp tác quốc phòng tương đối chặt chẽ và sâu sắc.
 Vào tháng 5/2011, Indonesia mua 16 máy bay huấn luyện phản lực T50 Golden Eagle từ Công ty Korea Aerospace Industry.
2. HỢP TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) . Đây là một thoả hiệp toàn diện bao gồm tất cả các ‘cột trụ’ chính yếu của nền tự do mậu dịch như trao đổi hàng hoá, xuất xứ hàng hoá, bồi thường trong mật

http://www.vietbao.com/D_1-2_2-67_4-187030_15-2/

No comments:

Post a Comment