Trần Trung (DLB) - Lạm phát mấy mươi năm và chưa bao giờ có dấu hiệu giảm tốc độ, những tờ bạc chỉ là tờ giấy nhưng từ tay chính phủ đưa ra lại có giá trị là một hàng hóa trung gian, nó nhanh chóng làm biến mất vàng, đô la và hàng hóa trên thị trường.
Nó đi vào túi của những ai? bằng cách nào? Dân không biết, dân chỉ biết tất cả mọi sản phẩm từ hạt gạo đến những công trình thế kỷ đều có từ sức dân, không phải 99.99% mà là tròn trĩnh 100%. Kết luận: dân nghèo, cha mẹ tối mặt cho miếng cơm manh áo, vậy lo cho con bằng cách nào?
Giao cho nhà trường và xã hội
- Trẻ học và bị quản lý trong ngôi trường chật hẹp. Kiến thức nhồi nhét (thực chất là học thuộc bài quá nhiều theo chủ trương tri thức mac-le toàn diện, thay vì phát triển khả năng quan sát, tổng hợp, phân tích và sáng tạo thì chúng biến thành cái tủ đựng tài liệu hay gần như cái nhà kho chứa đầy đồ tạp nhạp.
- Áp lực lớn, trẻ nào trụ nổi, sau khi trả giá quá đắt cho kết quả phi lý (hay đơn giản ì ạch bò đến đại học) chúng có được mảnh bằng đại học. Chúng biến thành cổ máy, cổ máy mong kiếm được tiền.
- Thời gian gần gũi cha mẹ dưới mái nhà bị tước đoạt, cả ngày lao nhọc, tất cả ngủ. Ngôi nhà biến thành phòng trọ, khách sạn (ấy! ấy! các quan, các viên chức nên ngậm miệng lại mà suy nghĩ chút đi, các vị đã bỏ quên thói quen tự suy nghĩ lâu quá rồi, cứ dựa ba mớ lý luận học được mà nói thì không nên vì luôn phản tác dụng), tình cảm gia đình còn ở trẻ đó nhưng không bền chắc, chỉ đến lúc trẻ nhận ra ba mớ triết học là lừa dối. Chẳng có thằng nào trên đời này yêu thiếu niên nhi đồng nếu không là con cháu, chúng hiểu triết học đó chỉ để phụng sự cho quyền lợi của những người trong bộ máy chính phủ, còn khi khó khăn lâm nạn chỉ có cha mẹ anh em chúng cưu mang nhau, chúng quay lại nguồn cội của chính chúng. Cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Đáng tiếc, không phải tất cả trẻ nào cũng quay lại kịp.
- Thay vì chỉ học về tình người, cha mẹ, anh em, láng giềng, chòm xóm như dù qua hỏi thăm bà cụ gần nhà bị ốm, nắm tay và lời chúc thì chúng bị tước đoạt các mối quan hệ đó (thời gian gần cha mẹ không bao nhiêu thì làm quái gì còn thời gian khác) và thay vào đó là học yêu cái con người trong thế giới quyền lực của thủ đoạn và chiến tranh sắt máu. Chưa là điều tồi tệ nhất bằng dạy trẻ học căm thù chém giết (Ấy ấy các quan, các viên chức và quý ông dạy triết học nên ngậm miệng lại suy nghĩ đi, các vị cứ như con khỉ bị bôi ớt vào đít, cứ nhảy đổng hú hét và ngư con chó bị xích chỉ chực cắn xé người).
- Thay cho việc trẻ học biết về Phật, về Chúa, về Khổng Trang về nhân nghĩa, về tình người, chúng học và chỉ có một cơ sở Triết học Mac cho tư tưởng trồng người. Ngay cả robot được lập trình mà vẫn lỗi, con người không phải robot. Nói đơn giản cha mẹ có 10 đứa con thì cả 10 đứa được ăn học như nhau, cùng cha mẹ cùng gien di truyền chẳng đứa nào giống nhau, mỗi đứa mỗi tính cách, đến thiện ác cũng khác. Trẻ song sinh, hay sinh ba bốn năm đứa, diện mạo có khác mà cũng y như vậy. CHÚNG TÔI LÀ CON NGƯỜI KHÔNG PHẢI ROBOT.
- Nếu con chiên của Chúa dẫn con mình vào nhà thờ từ bé, chúng nghiễm nhiên thành tín đồ thì cũng có gì sai? Chúa là nơi tâm hồn của họ có nơi nương náu. Chúa nhân từ. Chúa Giê Su dạy gì? hãy yêu thương nhau… Hãy yêu cả những kẻ thù của ngươi. Lớn lên, chúng sẽ tự chọn lựa, như nhiều người vẫn nói: Cả đời tôi phụng sự Chúa nhưng tôi hoàn toàn không biết gì về Chúa! (Ấy ấy các vị triết học và bên bộ chính trị ngậm miệng lại đừng bật lời kích bác là mê tín như mấy chục năm vè trước, làm ơn suy nghĩ chút đi). Chúng có nền tảng là yêu thương con người và sẽ cưu mang giúp đỡ nhau theo cách chọn lựa của chúng.
Nhưng giáo dục lại áp dụng đúng cách đó, dạy trẻ tôn sùng kính yêu một con người mà các vị không thể lấp hết miệng thiên hạ về những vấn đề khuất lấp về cuộc đời của vĩ nhân này trên internet.
Trẻ con bị tước đoạt tình người
- Nghề giáo cũng tha hóa theo quan niệm triết học, tiền không còn là phương tiện mà trở thành cứu cánh tối hậu nếu không muốn chính mình là nạn nhân khốn khổ cùng cực. Bao nhiêu thầy cô đánh mất giá trị cao quý của bản thân. Ít thôi nhưng cũng như ly nước, chỉ cần bỏ đó ít thật ít bùn là cả ly nước bị gọi là nước bẩn. Cái số ít đó bôi bẩn cái nhìn cho phần lớn phụ huynh và học sinh trong xã hội.
- Trẻ cần chơi đùa hồn nhiên, nhưng nhìn lại nhà trường có cái sân bé tẹo, số trường giống số bệnh viện. Quá ít! Sân chơi với cây Phượng đỏ rực cả sân trường ở các thành phố biến mất. Vậy chúng sẽ làm gì? Đọc truyện tranh nhãm rồi đọc qua truyện tranh sex (quay lại chụp mũ cha mẹ không dạy con, chứ ở trường tụi nó học còn không đủ thời gian lấy đâu …Sai rồi, dưới mái nhà đó không có sách bậy bạ, chúng chuyền nhau thông tin và cả truyện bậy bạ đó ở nhà trường. Nghe xong chúng tự đi kiếm ở vĩa hè… chính từ trong nhà trường chật hẹp đó. Chúng không có sân chơi thì chúng tìm cái khác chơi và chỉ cần một trẻ đưa ra thì tất cả chúng chuyền nhau. Chính từ sân trường chật hẹp của nhà trường mà chúng hư hỏng).
Cho dù có viết thành trăm trang cũng không thể kể chi li ra hết.
Nhưng buồn cười trước lối nói “không ngửi được” của những vị có ghế cao nhất, quyền lực cao nhất nước:
- Quá nhiều vấn đề phức tạp khi xã hộ phát triển, không thể giải quyết hết được ngay một lúc mà từng bước một…
Mẹ kiếp! Mấy chục năm trước khi còn tình trạng đơn sơ cũng từng bước tháo gở vướng mắc chỉ để có một kết quả duy nhất, vướng mắc nhiều hơn. Nói cho có, nói lấp liếm để che đậy sự ngu dốt bất tài mà thực chất các vị chai lì không thay đổi được chính mình.
Chính các vị cần thay đổi chính mình, chấm dứt một đám ngồi nói nhảm rồi ra quyết định. Nào là dựa trên các bảng thống kê tổng hợp, các bản phân tích của các nhà chuyên môn của các bác học (bác vật thì có). Vậy thì dám cố vấn đó vất đi, ngu dốt. CÁC VỊ CẦN Ý KIẾN CỦA DÂN VÀ PHẢI LÀM THEO Ý DÂN chứ không phải làm theo ý riêng của các vị.
Tuổi thơ bị cướp không đòi lại được, nhưng phải chấm dứt việc đánh cướp trong thái độ vô cảm của các vị. Gia đình bị đánh cướp khi chính các vị chuyên kinh doanh ngành in ấn: in tiền gây lạm phát. Vàng, đô la, nhà cửa phải để dân sở hữu đó là chính đáng, đừng dùng pháp luật với chủ trương mà bòn rút thu vén nữa.
Nếu tuổi thơ bị đánh cướp thì kết quả là xã hội băng hoại. Nếu tiếp tục gia đình bị đánh cắp thì xã hội sụp đổ. Các vị thu vén vàng đo la chạy sang nước ngoài sống đời ấm no hạnh phúc, còn mảnh đất cha ông này biến thành hoang mạc khô cằn.
Xây trường có sân rộng cho trẻ chơi, tiểu học chỉ học một buổi, còn một buổi là giờ tự làm bài không quá 90 phút. Còn lại là chơi tự do với sân chơi rộng, bắn bi đá dế hay các môn thể thao.
Thay hẳn nội dung dạy học nhất là ngừng dạy trẻ yêu "bác", ngừng hẳn dạy trẻ căm thù giết chóc.
Chấm dứt trò thầy cô chơi xấu nếu học sinh không học thêm (không lạm phát thì lương căn bản phải đủ sống, thầy cô chẳng ai đi làm trò bẩn). Học thêm phải là tự nguyện có sự cố vấn chứ không phải phong trào.
Hãy để trẻ tiểu học và cấp hai trung học sau giờ học chính thức chúng ở nhà từ chiều với cha mẹ. Muốn học đêm thì chỉ dành cho học sinh lớp 10 trở lên, chúng đã qua thời thơ ấu, thời thơ ấu của chúng có gia đình.
CÁC VỊ CÓ GIỎI (NẾU ĐÚNG LÀ GIỎI!!!!) thì trăm vị ghế cao cũng không khôn hơn 90 triệu người dân Việt yêu đất nước mình. Hãy lắng nghe (từ xưa đến nay nghe mà không lắng, ý kiến dân bị các bị vất vào góc tủ bụi bám mọt ăn) và dẹp hết cái tự mãn cá nhân đi thì các vị dù với kiến thức nghèo nàn ít ỏi, các vị vẫn học được từ dân những điều tốt đẹp tháo gỡ hết các khúc mắc hiện nay. Đừng để: “khóa miệng dân” dẫn đến lúc “dân không còn gì để nói với các vị”.
Đầu tiên: Ngừng ngay tức khắc việc kinh doanh của ngành: in ấn TIỀN ít nhất 10 năm.
Lạm phát 2.5% đã là gánh nặng cho cả đồng bào chứ nói như Đức ông Trần Du Lịch (không hiểu đức ông nghĩ cái quái gì) đề nghị giảm lạm phát xuống 10% năm.
Ngừng in tiền là sau 10 năm xa hội chấm dứt việc gia đình bị đánh cắp.
Đừng lên tiếng sao bài viết thiếu lễ độ tôn trọng và lịch sự.
Các vị đừng bịp tôi, các vị đã làm gì để dân kính trọng tin tưởng? Đã đủ chưa?
Người dân dập đầu chắp tay lạy lục các vị mà các vị còn làm lơ, vậy thì lịch sự với các vị ăn nhằm gì? Tôi đâu phải đám phóng viên nhà báo bẻ cong ngòi bút. Viết thẳng là danh dự người cầm bút. Cho dù là lối viết khiêu khích.
Ảnh minh hoa
No comments:
Post a Comment