Trần Khải - Tất nhiên là tình báo Trung Quốc khét tiếng là hung hiểm, nhà nghề lão luyện. Như thế mới trộm đủ thứ bí mật khoa học kỹ thuật của Mỹ và Châu Âu để bây giờ có thể chế tạo nhiều thứ đáng sợ.
Bên cạnh lĩnh vực gián điệp truyền thống, gần đây TQ lại có lực lượng tin tặc thiện nghệ, nhiều phen chen vào do thám cả các dàn máy quốc phòng Hoa Kỳ.
Bản tin ZDNet Asia hôm 13-12-2011 cho biết Mỹ sẽ chất vấn TQ về chuyện do thám qua mạng.
Các sở tình báo Mỹ đã dò ra nguồn các trận tấn công mạng cụ thể là từ đâu, và kết luận rằng có nhiều trong các nhóm tình báo mạng (cyberspying) của Trung Quốc có liên hệ tới quân đội TQ.
Một bản tin từ báo Wall Street Journal (WSJ) hôm Thứ Ba nói rằng, chính phủ Mỹ, trang bị với các thông tin thu thập được, sửa soạn chất vấn TQ trực tiếp hơn về các hoạt động tình báo mạng. Các viên chức Mỹ đã gặp các viên chức TQ tương nhiệm để cảnh báo về hậu quả ngoại giao của hành vi gián điệp kinh tế, theo lời một viên chức ẩn danh.
Các nguồn tin thân cận với cuộc điều tra đã tiết lộ cho WSJ rằng các chiến dịch tình boá mạng TQ phần lớn từ một tá nhóm có liên hệ Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc, với khoảng nửa tá nhóm dân sự có liên hệ với các cơ quan như đại học. Hai nhóm khác cũng có liên hệ, nhưng Hoa Kỳ chưa có thể nói rằng 2 nhóm này có liên hệ hay không với quân đội TQ.
Theo bản tin, Mỹ bây giờ có thể chất vấn trực tiếp hơn với chính phủ Mỹ về tình báo mạng, và có thể dò ra lai lịch căn cước của các cá nhân trong các nhóm này.
James Lewis, chuyên gia an ninh mạng thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS, nói với WSJ chỉ có một vài nhóm thực hiện hầu hết những việc bẩn thỉu của quân độị TQ. Lewis thêm rằng, Mỹ khá tự tin trong khả năng nhận dạng các tin tặc hung hiểm này.
Ông nói, trong quá khứ tình báo Mỹ không có khả năng nhận ra những tay chơi thực hiện công tác tình báo mạng và do vậy chính phủ Mỹ không thể chất vấn TQ về việc tin tặc TQ đột kích mạng Hoa Kỳ. Nhưng gần đây, Mỹ đã có khả năng này.
Như thế là thêm một bước tiến của Mỹ về tình báo mạng. Nhưng vẫn có một số kỳ án Mỹ vẫn chưa gỡ ra nổi.
Báo New York Times ngày 10-12-2011, trong bài tường trình của David Wise về gián điệp TQ đã kể về một số chuyện y hệt như phim và tiểu thuyết.
Hồi năm 1995, một người đàn ông trung niên Trung Quốc bước vào một trạm CIA ở Đông Nam Á và đưa ra một lô hồ sơ mật TQ. Trong đó có một hồ sơ về thiết kế tối mật đầu đạn nguyên tử W-88 của Mỹ. Loại đầu đạn này gắn trên các phi đạn sẽ bắn từ tàu ngầm kiểu Trident.
Người đàò tị này kể cho CIA về chuyện của anh cũng đủ thứ kỳ lạ ly kỳ. Anh kể rằng anh làm việc trong chương trình nguyên tử TQ, và tiếp cận với kho hồ sơ mật. Một đêm, anh vào đó sau giờ làm việc, vét vài trăm hồ sơ mật đưa vào túi xách tay loại túi những người thể dục thể thao thường dùng, và rồi anh quăng túi xách tay này qua một cửa sổ lầu 2 để tránh bị an ninh xét.
Xui xẻo, túi xách tay này bung ra, giấy tờ tung tóe. Ra ngoài xong, anh lượm các hồ sơ này đưa vào túi xách đã rách đó. Mặc dù có nhiều hồ sơ đáng quan tâm, nhưng chính hồ sơ về đầu đạn nguyên tử W-88 làm sở phản gián Mỹ quan ngại nhất, vì có chứa đựng thiết kế về vũ khí tối mật này.
Nhưng thành công trong việc khám phá rằng thiết kế vũ khí tối mật của Mỹ bị TQ trộm chỉ có nghĩa rằng Mỹ mới khám phá thấy, bên cạnh việc xây dựng kinh tế tăng tốc, Bắc Kinh đã có mạng lưới gián điệp hiệu quả. Và nếu không có người đào tị kia, Mỹ vẫn sẽ không ngờ thiết kế vũ khí mật về đầu đạn nguyên tử đã bị TQ trộm.
Vào tháng 1-2011, khi Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert M. Gates thăm TQ, Bắc Kinh đã trình làng kiểu chiến đấu cơ tàng hình J-20. Như thế, TQ đã có khả năng chế tạo khả năng tàng hình, và sẽ che giấu được phi cơ, tàu chiến và phi đạn khỏi mạng lưới dò xét của radar. Kỹ thuật tàng hình của TQ tương tự như kỹ thuật tàng hình của quân sự Hoa Kỳ.
Rồi mới tháng trước, một kỹ sư làm việc trong chương trình oanh tạc cơ tàng hình B-2 tại công ty Northrop Grumman bị kêu án 32 năm tù vì chuyển bí mật quốc phòng cho TQ. Chỉ với giá hơn 100,000 đôla, kỹ sư này đã giúp thiết kế hệ thống tàng hình cho phi đạn viễn khiển TQ để khó bị dò ra và phá hủy.
Tới bây giờ, bí mật về hồ sơ W-88 vẫn còn chưa dò ra tại sao bị trộm, và ai trộm. Lúc đầu, Mỹ nghi ngờ Wen Ho Lee, một nhà khoa học nguyên tử ở Los Alamos, đã lộ ra W-88, nhưng CIA không tìm ra chứng cớ nào là Wen làm như thế. Wen Ho Lee bị biệt giam trong 9 tháng, sau đó có nhận một tội là cất giữ không chính đáng thông tin mật, và rồi thắng lớn ở tòa khi chánh án hồ sơ này xin lỗi Wen Ho Lee. FBI cũng mất 3 năm để nhầm lẫn theo dõi một người khác.
Cuối cùng, vào năm 1999, Robert Bryant, lúc đó là Phó Giám Đốc FBI, bổ nhiệm Stephen Dillard, một viên chức phản gián kỳ cựu, làm trưởng nhóm điều tra về cách nào TQ đã trộm được thiết kế W-88.
Cuộc điều tra này hướng dẫn bởi FBI, thực hiện với 300 nhà điều tra từ 11 cơ quan liên bang, trong đó có từ Bộ Quốc Phòng, Tình Báo Hải Ngoại CIA, An Ninh Quốc Gia NSA, và quân báo DIA. Vào ngày 11-9-2001, một số điều tra viên tử vong khi chiếc phi cơ American Airlines Chuyến Bay 77 do khủng bố lao vào Ngũ Giác Đài của Bộ Quốc Phòng. Nhưng cuộc điều tra vẫn tiếp tục.
Đơn vị đặc nhiệm của Dillard tới xem xét các phòng thí nghiệm vũ khí nguyên tử, các công sở liên bang, các công ty nhà thầu quốc phòng ở nhiều tiểu bang có liên hệ tới việc sản xuất các phần linh kiện đầu đạn nguyên tử W-88.
Và cũng phỏng vấn người đào tị, người này hiện sống ở Mỹ, nhưng anh này không biết gì về nguồn của hồ sơ mật.
Sau 4 năm, không thấy dấu tích gì, cuộc điều tra đành ngưng. Bí mật vẫn nằm ở Bắc Kinh.
Năm ngoái, một viên chức Pentagon bị kêu án tù, người cuối cùng trong nhóm 10 người bị FBI bắt, trong mạng lưới gián điệp TQ ở Hoa Kỳ dưới dự điều hành của Lin Hong, một trùm gián điệp ở Bắc Kinh. Các thông tin thu thập từ mạng lưới này chuyển sang TQ có cả hồ sơ về oanh tạc cơ B-1, về hồ sơ Mỹ bán vũ khí cho Đaì Loan, và về thiết kế Quiet Electric Drive của Hải Quân Mỹ nhằm giúp taù ngầm khó bị khám phá.
TQ cũng gài gián điệp vào FBI. Năm 2003, Katrina Leung, một mật báo viên FBI trong 2 thập niên, bị khám phá là gián điệp đôi cho TQ. Và Mỹ cũng khám phá ra 2 gián điệp FBI phụ trách về phản gián TQ lại dan díu tình nhân với cơ Leung cùng lúc, để cô lấy hồ sơ mật về nhà.
Chuyện tình báo TQ quả nhiên là hung hiểm. Thắc mắc của chúng ta là tình báo TQ ở Hà Nội đã chui sâu luồn cao tới đâu? Và có bao nhiêu cô Katrina Leung ở Hà Nội để rồi quê nhà phải mất đất, mất biển?
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-349_4-184553_15-2/
No comments:
Post a Comment