Friday, December 30, 2011

Hãy Bảo Vệ Việt Nam Hôm Nay Cho Mai Sau: Lời Thề Hippocrates Và Năng Lượng Hạt Nhân



Thục Quyên - Tôi là một người mẹ.
Một người mẹ tầm thường như bao ngàn triệu người mẹ trên thế giới,sốngvới mối quan tâm hàng đầu là thương  yêu con và bảo bọc cho con.

Trong tình trạng tranh cãi khốc liệt giữa những phe cổ võ và phe chống xử dụng năng lựơng nguyên tử, với những lý do phức tạp đôi bên đưa ra thì một người thừơng, khi muốn hiểu, sẽ có cảm tưởng rơi vào mê hồn trận, khó có hy vọng nhìn rõ vấn đề.
Nhưng đối với những người  làm cha mẹ chuyện trở nên rất đơn giản ,khi kim chỉ nam cho mọi lựa chọn  luôn luôn là sức khoẻ và sự an tòan của con cái.Mỗi khi một đứa bé có vấn đề sức khỏe hay gặp tai nạn  thì cha  mẹ làm gì? Chắc chắn chúng ta không mất thời giờ chần chờ mà tìm ngay đến sự giúp đỡ và những lời khuyên  của một người bác sĩ.
Ở Đức nơi tôi sinh sống , tổ chức với tên gọi Ärzte in sozialer Verantwortung (Bác sĩ trong trách nhiệm xã hội) với hơn 7000 hội viên, là một thành viên của hiệp hội quốc tế IPPNW International Physicians for the  Prevention of Nuclear War (Hiêp hội Y sĩ Quốc tế Phòng ngừa Chiến tranh hạt nhân).
IPPNW  gồm 63 tổ chức Y sĩ của 63 quốc gia trên thế giới, được trao Giải Giáo dục Hòa bình của UNESCO  năm 1984  và Giải Nobel Hòa bình năm 1985 vì đã thành công đáng kể trong sứ mạng phụng sự nhân lọai bằng  cách truyền bá thông tin có thẩm quyền,tạo nên một nhận thức về những hậu qủa thảm khốc của chiến tranh  nguyên tử.
Tôn chỉ họat động của IPPNW phản ảnh lời thề Hippocrates mà mọi y sĩ phải tuyên thệ trước khi ra nhận lãnh  sứ mạng của mình trong xã hội:
-Tôi sẽ nhớ rằng đối tượng của tôi không phải là một biểu đồ sốt, một sự phát   triển ung thư, mà đối tượng của tôi là một con người  bị bệnh, và tình trạng   bệnh tật của người đó có thể ảnh hưởng cả đến gia đình và tình trạng kinh tế   của họ. Muốn chăm sóc hòan hảo cho người bệnh thì trách nhiệm của tôi  phải  bao gồm cả các vấn đề liên quan này.
-Tôi sẽ làm mọi cách để ngăn ngừa bệnh ,vì phòng ngừa quan trọng hơn chữa trị.
 -Tôi sẽ nhớ rằng tôi mãi mãi  là một thành viên của xã hội, mang tránh nhiệm    đặc biệt đối với tất cả mọi người, khoẻ mạnh cũng như tật bệnh...
Hiệp hội IPPNW  được bác sĩ chuyên khoa tim Bernard Lown của Harvard School of  Public Health (Trường Y tế  công cộng Harvard) và bác sĩ  Evgueni Chazov của USSR Cardiological Institute (Viện bệnh tim của Liên Xô)  thành lập trong tháng 12 năm 1980.
Với nhận định là trong cuộc sống chung của mọi người và mọi lòai ,Y Khoa phải  đóng góp vào trọng trách  tạo  dựng một cuộc sống xã hội,công bằng  và có ý thức về môi trừơng, hiệp hội  IPPNW đã  xuất bản  sách và cung  cấp  bài viết cho các tạp chí chuyên môn và các phương tiện truyền thông phổ biến khác, để đẩy mạnh chiến dịch  vận động "cảnh báo y tế cho nhân lọai" về sự nguy hiểm của các cuộc chiến tranh hạt nhân.
Khi thảm hoạ nguyên tử Chernobyl xảy ra vào ngày 26 tháng 4 năm 1986 tại Ukraine ,đối mặt với sự bất lực  gần như hòan tòan của Y khoa trước sự kêu cứu của các nạn nhân, IPPNW đã cương quyết mở rộng nhiệm vụ  ban đầu của mình (là phòng ngừa chiến tranh hạt nhân) để  bao gồm cả việc điều tra về những hiểm họa y tế  cũng như môi trừơng tại các vùng đã bị tai nạn hạt nhân, các vùng sống chung quanh các nhà máy điện hạt nhân, cùng đảm nhiệm vai trò thông tin, giáo dục, để tăng sự hiểu biết công cộng về mối nguy hiểm thường trực có thể  đưa đến hiểm họa.
Với kinh nghiệm rút tỉa từ 25 năm thảm họa chưa ngưng của Chernobyl, IPPNW Đức đã cộng tác với các hội  quốc tế
-EUROSOLAR (European Association for Renewable Energy) Hiệp hội Năng lượng tái tạo châu Âu và
-WISE International (World Information Service on Nuclear Energy)  Dịch vụ thông tin thế giới về năng lượng hạt nhân để đẩy mạnh một chiến dịch thông tin có thẩm quyền về 8 dữ kiện xác thực liên quan đến năng lượng hạt nhân :
Deutsche Sektion der Internationalen Ärzte für die Verhütung des Atomkrieges
Ärzte in sozialer Verantwortung e.V. (IPPNW)
nternational Physicians for the Prevention of Nuclear War (IPPNW) German Affiliate
1-   Năng lượng nguyên tử:
Tình trạng bế tắc Chất uran chỉ còn đủ cho một vài thập kỷ nữa - vậy sau đó sẽ ra sao?
Năng lượng nguyên tử rồi cũng đi vào ngõ cụt giống như việc đốt các nhiên liệu hoá thạch còn lại rất hạn chế. Vì chất uran cần thiết để vận hành các nhà máy điện nguyên tử là một loại nguyên liệu thô hiếm. Giải pháp "Lò phản ứng tái sinh hạt nhân nhanh", mà người ta kỳ vọng rằng có thể kéo dài thời gian sử dụng nguồn năng lượng dự trữ, đã bị thất bại bởi các lý do về kinh tế và kỹ thuật. Trong một vài thập kỷ nữa, ngành nguyên tử sẽ hết nhiên liệu. Do nguồn trữ lượng uran cũng như các nguồn trữ lượng khác như than và khí đốt tự nhiên sẽ được tiêu thụ hết một cách nhanh chóng trong thời gian ngắn, cho nên về lâu dài con người chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu về năng lượng của mình bằng các nguồn năng lượng tái sinh và bằng việc sử dụng năng lượng một cách hiệu quả.
http://www.facts-on-nuclear-energy.info/1_dead_end.php?size=&l=vi&f=1145900314
2- Năng lượng nguyên tử: Kẻ mạo danh!
Có thể từ bỏ không sử dụng điện hạt nhân trong việc cung cấp năng lượng
Nhằm nhấn mạnh vai trò của năng lượng nguyên tử, giới nguyên tử luôn đưa ra các dẫn chứng về sự đóng góp của năng lượng nguyên tử trong việc tạo ra điện năng. Nhưng khi người ta xem xét xem năng lượng nguyên tử đóng góp gì vào việc tiêu thụ năng lượng chung trên toàn thế giới thì người ta thấy rằng năng lượng nguyên tử hầu như không có ý nghĩa gì đối với nhu cầu về năng lượng của con người. Năm 2001, điện nguyên tử chỉ đáp ứng được 2,3% nhu cầu sử dụng năng lượng trên toàn thế giới. Phần đóng góp của các nguồn năng lượng tái sinh trong việc cung cấp năng lượng trên toàn thế giới ngày nay còn cao hơn nhiều. Con người có thể khước từ hoàn toàn năng lượng nguyên tử. Rủi ro từ các tai nạn hạt nhân, việc sản sinh ra chất thải hạt nhân có độ phóng xạ cao và các chi phí để xử lý chúng không tương xứng với nguồn năng lượng được tạo ra cho một khoảng thời gian ngắn ngủi. Năng lượng nguyên tử  rất nguy hiểm và không cần thiết.
http://www.facts-on-nuclear-energy.info/2_con_trick.php?size=&l=vi&f=1145900314
3- Năng lượng nguyên tử: Kỹ thuật có nhiều rủi ro
Mức rủi ro về thảm hoạ hạt nhân ở Châu Âu: 16%
Do những thiếu sót về mặt kỹ thuật và sự sai lầm của con người, ở mỗi nhà máy điện nguyên tử đều có thể xảy ra một tai nạn nghiêm trọng làm thải ra ngoài môi trường một khối lượng lớn chất phóng xạ. "Công trình nghiên cứu chính thức rủi ro ở các nhà máy điện nguyên tử của Đức - Giai đoạn B" cho thấy, xác suất thảm họa hạt nhân ở một nhà máy điện nguyên tử của Đức vận hành trong khoảng thời gian 40 năm là 0,1%. Trong khối liên minh Châu Âu hiện có trên 150 nhà máy điện nguyên tử đang hoạt động. Xác suất cho một thảm họa hạt nhân ở Châu Âu là 16%. Tỉ lệ này cũng bằng với xác suất người ta đạt được khi chơi xúc xắc: ngay lần đầu tiên đã đạt 6 chấm. Trên toàn thế giới có khoảng 440 nhà máy điện nguyên tử đang hoạt động. Xác suất cho một thảm hoạ hạt nhân trên toàn thế giới trong 40 năm là 40%. Thảm hoạ hạt nhân ở Chéc-nô-byl cho thấy một thảm hoạ hạt nhân có thể giết chết hàng vạn người.
http://www.facts-on-nuclear-energy.info/3_gamble.php?size=b&l=vi&f=1145900314
4- Năng lượng nguyên tử: Kẻ sản xuất chất thải Không ai muốn thừa hưởng di sản này.
Tất cả các nhà máy điện nguyên tử đều chuyển hoá quặng uran thành chất thải hạt nhân có độ phóng xạ cao thông qua quá trình phân huỷ hạt nhận. Do phát ra phóng xạ, chất thải hạt nhân là một hiểm họa đối với cuộc sống con người. Do đó, nó cần phải được cất giữ chắc chắn tách biệt khỏi con người và động thực vật hàng trăm nghìn năm. Các nhà máy điện nguyên tử hoạt động từ khoảng 50 năm nay, nhưng cho đến nay vẫn không một ai biết cách cất giữ chắc chắn chất thải hạt nhân. Trên thế giới vẫn không tìm ra được cách thức chắc chắn để huỷ chất thải hạt nhân có độ phóng xạ cao từ các nhà máy điện nguyên tử. Chỉ một thời gian ngắn sử dụng năng lượng nguyên tử, đã để lại một gánh nặng chất thải hạt nhân trong một thời gian lâu dài gần bằng lịch sử của trái đất. Nếu như từ thời nguyên thuỷ con người đã có nhà máy điện nguyên tử, thì cho đến ngày nay chúng ta vẫn phải giám sát những chất thải hạt nhân từ thời đó.
http://www.facts-on-nuclear-energy.info/4_waste.php?size=b&l=vi&f=2031
5- Năng lượng nguyên tử: Hiểm hoạ bom nguyên tử
Năng lượng nguyên tử khuyến khích việc chạy đua vũ khí nguyên tử
Các quốc gia phát, minh chế tạo bom nguyên tử trong các thập kỷ qua ban đầu đều có một chương trình hạt nhân dân sự. Tuy nhiên, những chương trình hạt nhân dân sự này thường chỉ là một lớp ngụy trang cho mục tiêu quân sự. Các chương trình trên mở ra cho các quốc gia này cơ hội tiếp cận với các công nghệ và những hiểu biết cần thiết về việc chế tạo bom nguyên tử. Điều này cho thấy: Việc xuất khẩu và tiếp tục mở rộng công nghệ nguyên tử làm gia tăng đáng kể mối hiểm hoạ chạy đua sản xuất vũ khí nguyên tử.
http://www.facts-on-nuclear-energy.info/5_bomb_factory.php?size=b&l=vi&f=2031
6- Năng lượng nguyên tử: Thất bại về khí hậu
Năng lượng nguyên tử không thể cứu được bầu khí quyển
Giới nguyên tử thừa nhận rằng, người ta không thể thay thế than, dầu, khí đốt bằng các nhà máy điện nguyên tử. Để thay thế chỉ 10% năng lượng hoá thạch trong năm 2050 bằng điện nguyên tử, người ta sẽ phải xây dựng tới 1000 nhà máy điện nguyên tử mới (hiện nay trên thế giới có khoảng 440 nhà máy điện nguyên tử). Việc xây dựng các công trình này - tính trong trường hợp hoàn toàn có thể xây dựng được - sẽ kéo dài nhiều thập kỷ. Nguồn trữ lượng uran sẽ nhanh chóng cạn kiệt. Ngay cả Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cũng thừa nhận không thể nhanh chóng mở rộng năng lượng nguyên tử để hạn chế được sự thay đổi khí quyển. Chúng ta có một giải pháp khác cho vấn đề này: Toàn cảnh năng lượng khác nhau trên thế giới cho thấy rằng vấn đề khí quyển chỉ được giải quyết thông qua các nguồn năng lượng tái sinh kết hợp với những kỹ thuật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
http://www.facts-on-nuclear-energy.info/6_climate_race.php?size=b&l=vi&f=2031
7- Năng lượng nguyên tử: Không có tác dụng tạo việc làm
Tạo ra việc làm ư? Ngành năng lượng nhờ sức gió đã vượt lên trên ngành công nghiệp nguyên tử!
Năng lượng nguyên tử là một ngành cần nhiều vốn - năng lượng tái sinh là một ngành cần nhiều lao động. Ví dụ ở Đức: Năm 2002, có khoảng 30000 người làm việc trong ngành công nghiệp nguyên tử. Trong khi đó, chỉ riêng trong lĩnh vực năng lượng nhờ sức gió đã có hơn 53000 người làm việc. Ngành năng lượng tái sinh nói chung đã bảo đảm được việc làm cho 120000 người, mặc dù phần đóng góp của các ngành này vào việc cung cấp năng lượng còn thấp. Việc tiếp tục mở rộng, phát triển các ngành năng lượng tái sinh mỗi ngày sẽ tạo ra nhiều chỗ làm mới. Trong ít năm tới, việc mở rộng các ngành năng lượng tái sinh có thể sẽ tạo ra được hàng triệu chỗ làm mới trên phạm vi toàn thế giới.
http://www.facts-on-nuclear-energy.info/7_less_jobs.php?size=b&l=vi&f=2031
8- Những giải pháp thay thế năng lượng nguyên tử
100% năng lượng từ mặt trời, gió, nước và các chất hữu cơ
Quốc hội Đức năm 2002 đã đưa ra một bức tranh toàn cảnh về năng lượng cho nước Đức, theo đó đến năm 2050 việc cung cấp năng lượng cho toàn nước Đức sẽ được thực hiện bằng các nguồn năng lượng tái sinh. Điều có thể thực hiện được ở Đức, một đất nước có diện tích nhỏ bé, mật độ dân số và năng lượng cao và mức sống của người dân cũng cao, thì cũng có thể thực hiện được ở khắp mọi nơi. Trong lúc đó, chính ngành năng lượng cũng thừa nhận rằng: Cho đến năm 2050, trên toàn thế giới năng lượng được tạo ra từ các nguồn năng lượng tái sinh sẽ nhiều hơn lượng năng lượng tiêu thụ hiện nay của con người. Nhu cầu về năng lượng trên thế giới sẽ được đáp ứng thông qua sự kết hợp của các nhà máy điện sử dụng năng lượng mặt trời, các nhà máy điện nhờ sức gió và các hình thức sử dụng năng lượng hữu cơ khác. Để hạn chế sự gia tăng nhu cầu năng lượng trên thế giới cần phải đưa vào vận hành các kỹ thuật sử dụng tiết kiệm năng lượng. Việc xây dựng nhanh chóng ngành năng lượng mặt trời trên thế giới là một bước đi quan trọng để tránh các cuộc chiến tranh giành giật các loại nguyên liệu hiếm như dầu mỏ, khí đốt và uran.
http://www.facts-on-nuclear-energy.info/8_alternatives.php?size=b&l=vi&f=2031
Cần đóng cửa các nhà máy điện nguyên tử !
Đó là lời khuyên nhất quyết của IPPNW cho chúng ta ,trong tinh thần bảo vệ sự sống và môi trường  sống của nhữngthế hệ sau.
Đó là lời khuyên của những  y sĩ nhiều kinh nghiệm và có tinh thần trách nhiệm, vì họ tự biết là Y Khoa  sẽ bó tay, không thể bảo vệ chúng ta trước những  căn bệnh hiểm nghèo do phóng xạ nguyên tử gây ra.
Và họ không thể không lên tiếng báo động ngày hôm nay biết rằng sẽ phải khoanh tay bất lực ngày mai, nếu chúng ta để tai biến xảy ra rồi  đưa con cháu tìm đến họ xin chữa trị.
Thục Quyên, BSNK
Network SaveVietnam'sNature.
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-67_4-185299_15-2/

No comments:

Post a Comment