"Giữa Mỹ và Iran nhất định có chiến tranh" - đánh giá của nhiều chuyên gia. Nhưng khi nào xảy ra và xảy ra trong hoàn ảnh nào lại là chuyện khác!
Văn bản do 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an (P5) cùng với Đức được đưa ra giữa lúc lo ngại về một hành động quân sự chống lại Tehran đang ngày càng tăng cao, dự kiến sẽ nằm trên bàn nghị sự của IAEA vào cuối tuần này.
"Giữa Mỹ và Iran nhất định có chiến tranh" - đây là cách nhìn nhận của rất nhiều người trên thế giới hiện nay. Nhưng khi nào chiến tranh xảy ra và xảy ra trong hoàn cảnh nào lại là vấn đề khác!
"4 không":
Trải qua các bài học từ chiến tranh Việt Nam, cuộc chiến chống khủng bố tại Afghanistan, chiến tranh tại Iraq và Libya, Mỹ đã "khôn" hơn rất nhiều. Không phải lúc nào lái súng số 1 thế giới cũng hung hăng mang đạn đi rải, ngay cả khi đối thủ yếu hơn rõ rệt.
1. Không tấn công nếu đối thủ không gây chiến
Năm 2008, Nga trừng phạt Georgia vì nước này ngả về phía Mỹ. Tuy rất tức giận và mất mặt nhưng Mỹ chỉ khoanh tay đứng nhìn.
2. Không tấn công nếu đối thủ có khả năng trả đũa
3. Không tấn công nếu đối thủ có hậu thuẫn
4. Không tấn công nếu không được Liên Hợp Quốc ủy quyền
Năm 2008, Nga trừng phạt Georgia vì nước này ngả về phía Mỹ. Tuy rất tức giận và mất mặt nhưng Mỹ chỉ khoanh tay đứng nhìn.
2. Không tấn công nếu đối thủ có khả năng trả đũa
3. Không tấn công nếu đối thủ có hậu thuẫn
4. Không tấn công nếu không được Liên Hợp Quốc ủy quyền
"3 có":
Xuất phát từ căn cứ trên, có chuyên gia quân sự cho rằng nếu có một trong 3 điều kiện sau thì Mỹ nhất định tấn công Iran.
1. Israel lôi kéo
Ngoài Israel, Iran là quốc gia mạnh nhất về quân sự tại khu vực Trung Đông. Do đó, việc Iran nghiên cứu phát triển vũ khí hạt nhân khiến Israel đứng ngồi không yên. Xuất phát từ cân nhắc an ninh chiến lược quốc gia, Israel có thể tấn công Iran bất cứ lúc nào.
Hiện nay, Israel là lá bài quan trọng trong chiến lược Trung Đông của Mỹ, là cánh tay đắc lực nhất của Mỹ về an ninh năng lượng tại Trung Đông. Dưới sức mạnh kinh tế và chính trị của Mỹ, tập đoàn tư bản Do thái đã đảm bảo an ninh Israel. Nếu Israel tấn công Iran rất có thể sẽ dẫn đến một cuộc hỗn chiến tại khu vực Trung Đông.
Do đó, bất luận là Mỹ gợi ý hay Israel cố ý lôi kéo Mỹ gây nên chiến tranh tại Trung Đông, Mỹ đều không thể khoanh tay đứng nhìn.
2. Có chứng cứ xác thực Iran có vũ khí hạt nhân
Với thái độ chống Mỹ ra mặt ở mức độ ngày càng tăng tiến, Tehran chắc chắn sẽ không được yên ổn phát triển vũ khí hạt nhân; bởi Washington sẽ không cho phép cừu địch có sức mạnh tấn công hoặc đe dọa mình. Khi cơ quan tình báo Mỹ CIA đưa ra phán đoán sẽ là thời điểm Nhà Trắng phát động tấn công.
3. Phe đối lập Iran cầm quyền
Nếu thế lực phe đối lập Iran lớn mạnh có thể gây nên chiến loạn tại Iran. Cũng giống như Libya, Mỹ không ngần ngại mà "ra tay giúp đỡ".
Bão đạn có thể che phủ vịnh Ba Tư
Đứng trước cục diện bất lợi khi các nước như Mỹ, Anh, Israel… muốn lấy báo cáo của IAEA làm lí do tấn công các cơ sở hạt nhân của mình, Iran vẫn ngoan cố thực hiện giấc mơ vũ khí hạt nhân. Một lí giải cho sự tự tin này là bởi, Iran hiện nắm trong tay thứ sức mạnh khiến đối phương sợ hãi, một trong số đó là kho vũ khí tên lửa đạn đạo khổng lồ.
Theo báo cáo An ninh toàn cầu của Mỹ, tại khu vực gần 3 cơ sở hạt nhân có liên quan đến nghiên cứu phát triển vũ khí hạt nhân của Iran mà IAEA tố cáo đều bí mật bố trí phân đội phóng tên lửa của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (quy mô tiểu đoàn).
Quan chức Mỹ và Israel tin rằng việc phá hủy 3 căn cứ này sẽ kéo dài vô thời hạn chương trình hạt nhân của Iran, đồng thời sẽ khiến Iran mất đi khả năng và ý chí phát triển tên lửa tầm xa.
Quan chức Mỹ và Israel tin rằng việc phá hủy 3 căn cứ này sẽ kéo dài vô thời hạn chương trình hạt nhân của Iran, đồng thời sẽ khiến Iran mất đi khả năng và ý chí phát triển tên lửa tầm xa.
Hiện nay, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran có 3 lữ đoàn tên lửa tầm trung, mỗi lữ đoàn gồm 4 phân đội, mỗi phân đội có ít nhất 6 xe phóng tên lửa (TEL) không những có thể thực hiện hành động trên địa bàn rộng mà còn rất dễ ngụy trang. Các phân đội này thường trang bị tên lửa Shahab-3, có thể dựng lên trong thời gian rất ngắn, chỉ cần sự ủng hộ của các dữ liệu GPS hoặc dựa vào đội hỏa tiễn là có thể nhanh chóng tấn công mục tiêu, được cho là tên lửa nguy hiểm nhất của Iran.
Theo thông tin từ phía quân đội Mỹ, Shahab-3 là tên lửa đạn đạo cấp 1, trọng lượng phóng 17,4 tấn, khi trọng lượng tác vụ của tên lửa khoảng 1,2 triệu tấn thì tầm bắn đạt 13.000 km; khoảng 8 tấn thì tầm bắn đạt 17.000 km. Điều này có nghĩa là, nếu bố trí số tên lửa này ở phía tây Iran thì gần như cả khu vực Trung Đông đều nằm trong phạm vi tấn công.
Ngoài Shahab-3, tính đến cuối năm 2010, Lực lượng cách mạng vệ binh có thể còn có khoảng 500 – 600 tên lửa Shahab-1 và Shahab-2. Tầm bắn của hai loại tên lửa này đều vượt quá 300 km, tốc độ còn nhanh hơn Shahab-3.
Trên thực tế, Iran từng nhiều lần sử dụng Shahab-2 để tấn công phiến quân người Kurd đóng tại biên giới Iraq. Lần dội bom vào tháng 8/2009 đã để lại nhiều hố bom lớn có đường kính lên đến 12 m, sâu 6m, đủ thấy uy lực của chúng.
Ngoài ra, Mỹ còn cho biết Iran đang nghiên cứu chế tạo tên lửa đạn đạo tầm xa thế hệ mới có tầm bắn xa hơn Shahab-3.
Để cân bằng với sức mạnh hải quân và không quân của Mỹ, Iran cũng tăng cường trang thiết bị vũ khí cho hải quân và không quân.
Về không quân: trong 30 năm kể từ khi xảy ra Cách mạnh Hồi giáo vào năm 1979, Iran không những mua chiến cơ MiG-29 từ Nga mà còn không ngừng mua linh kiện đồng bộ liên quan đến chiến cơ F-14A thông qua các kênh đặc biệt, cố gắng bảo đảm sức mạnh của nước này.
Đầu năm nay, Văn phòng Trách nhiệm chính phủ Mỹ (Government Accountability Office) lên án do sơ suất của Bộ Quốc phòng, hàng nghìn linh kiện có thể dùng làm thiết bị đồng bộ cho F-14 được đã được tuồn ra bán trên thị trường. Trong khi đó, Iran là quốc gia duy nhất trên thế giới trang bị chiến cơ F-14 (trừ Mỹ).
Gần đây, trong một lần phô diễn sức mạnh không quân, hơn 25 chiến cơ F-14 của Iran bay lượn trên bầu trời Teheran.
Trước đó, Mỹ đánh giá số chiến cơ F-14 của Iran có thể bay lên trời không đến 10 chiếc.
Về hải quân, Iran có 3 chiếc tàu ngầm thế hệ 877EKM, được mệnh danh là "hố đen eo biển Hormuz". Sau khi được trang bị tên lửa, các tàu ngầm này lần đầu tiên có khả năng tấn công mục tiêu tầm xa, tạo thành mối đe dọa đối với tàu sân bay của Mỹ.
Ngoài ra, hải quân Iran còn có hệ thống ca nô tên lửa với khả năng phong tỏa eo biển; khi xảy ra chiến sự có thể khiến giá dầu leo thang, tăng thêm áp lực quốc tế và tổn thất kinh tế của Mỹ trong cuộc chiến chống lại Iran.
Theo VTC News
Ngoài ra, hải quân Iran còn có hệ thống ca nô tên lửa với khả năng phong tỏa eo biển; khi xảy ra chiến sự có thể khiến giá dầu leo thang, tăng thêm áp lực quốc tế và tổn thất kinh tế của Mỹ trong cuộc chiến chống lại Iran.
Theo VTC News
No comments:
Post a Comment