Lê Quốc Tuấn “...Việt Nam Cộng Hòa là một sự thực lịch sử mà chính quyền CSVN hiện nay đang cần đến để trám lại vết hổng chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa về lịch sử...”
Hai ngày nay, khi dùng đến bốn chữ "Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa" để nhắc đến chế độ Cộng Hòa tại miền Nam Việt Nam trước 1975 trong phần trả lời trước quốc hội của mình, thủ tướng chính phủ CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã gây nên nhiều suy nghĩ trong dư luận trong, ngoài nước. Đây là lần đầu tiên, một giới chức lãnh đạo cao nhất của đảng CSVN, nhắc đến chính quyền chế độ miền nam VN, một cựu thù của mình trước đây- bằng đúng danh xưng hợp pháp lẽ ra cần phải xử dụng tự bao lâu nay. Biểu hiện này còn đặc biệt hơn đối với cá nhân ô NTD, nhân vật từng được dư luận biết đến như một người có ác cảm sâu sắc đến chế độ miền nam Việt Nam, qua tiết lộ của Wikileaks gần đây.
Những người lạc quan, nhìn động thái này như một tín hiệu tốt của một chính quyền đảng trị, độc tài từng công khai chối bỏ dòng sinh mệnh lịch sử của 17 triệu người dân miền Nam Việt Nam trải suốt từ năm 1954 đến ngày 30/4/1975.
Những người hoài nghi, đang lặng lẽ chờ xem những gì ẩn khuất đàng sau biểu hiện ấy của chính quyền đảng CSVN nói chung và của cá nhân vị thủ tướng từng tuyên bố nhiều điều gây nhiều tranh cãi từ khi tại chức đến nay.
Tuy nhiên, thật quá sớm để đưa ra những suy diễn lạc quan từ tín hiệu ấy. Đặc biệt là những suy diễn về một sự thay đổi trong quan điểm của những người CS Việt Nam về chế độ cựu thù của họ ở miền Nam Việt Nam.
Ngay tại thời điểm này, chỉ có một nguyên nhân rõ ràng cho việc phải dựng lại danh xưng hợp pháp của chế độ miền nam Việt Nam: Việt Nam Cộng Hòa là một sự thực lịch sử mà chính quyền CSVN hiện nay đang cần đến để trám lại vết hổng chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa về lịch sử.
Nhìn lại cuộc tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc; bắt đầu từ những căng thẳng về đảo Trường Sa vào năm 1988 lên đến các cao điểm gần đây giữa hai nước, ngoài việc khẳng định hiện diện lịch sử của mình trên hai quần đảo này từ thời nhà Đường, Trung Quốc còn luôn luôn nhắc đến Công Hàm ký kết năm 1958 giữa P.V Đồng và Chu Ân Lai như một cam kết pháp lý giữa hai chính phủ.
Trước luận điệu của TQ, về mặt công khai, chính quyền VN lại chưa bao giờ minh giải được trước công chúng của mình về bản Công Hàm này. Dù nhiều nhà lý luận, nghiên cứu Sử học của Việt Nam ở trong nước cũng đã góp phần giải thích về ý nghĩa, giá trị của bản công hàm này, nhưng tất cả vẫn chỉ là những giải thích không chính thức từ nhà nước. Điều này càng cho thấy sự lúng túng khó xử của chính phủ VN hiện nay về một văn kiện lịch sử đã cũ trong quan hệ giữa hai đảng anh em từ quá khứ.
Trong khi đó, từ trong nước: đời sống dân chúng ảnh hưởng nặng nề từ những thủ đoạn phá hoại nham hiểm của lái buôn TQ, kinh tế vĩ mô bế tắc, lạm phát tăng cao, đồng bạc mất giá, việc biến VN thành xưởng thợ nhân công rẻ không còn hấp dẫn giới đầu tư nước ngoài như trước nữa... Đồng thời,. Dù tạm thời dẹp yên được các cuộc biểu tình suốt tháng Bảy vừa qua nhưng chính quyền luôn hiểu rằng lòng cảnh giác Bắc phương lúc nào cũng canh cánh trong lòng mọi người, lúc nào cũng có thể là ngọn lửa thổi bùng thành một loại Mùa Xuân Ả Rập ở VN.
Trước nguy cơ có thể bị "mất dân trước khi mất nước" như blogger Thanh Chung từng cảnh báo, chính quyền CSVN đang phải đánh ván bài khác: xử dụng đến sự liên tục của lịch sử để vô hiệu phần nào hóa Công Hàm PVĐ và minh định hơn nữa sự hiện diện của người Việt Nam trong hai quần đảo đang bị TQ tranh chấp này. Bởi vì, chỉ sự minh định tính chính danh của chế độ Việt Nam Cộng Hòa mới có thể hóa giải được thế kẹt mà bản công hàm PVĐ từng gây nên cho chế độ CS Việt Nam bao lâu nay.
Như các nhà luật gia, nghiên cứu sử học ở Hải Ngoại nhiều lần lên tiếng, cụ thể là lời nhận xét sau đây của Thạc sĩ Hoàng Việt, thành viên Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông:
"Thứ nhất, ông Đồng hay bất cứ ông nào ở miền Bắc lúc đó cũng chẳng có quyền gì mà có thể nói chuyện công nhận hay cho ai cái gì được cả. Bởi vì theo hiệp định Geneve 1954 thì [Việt Nam] đã chia đôi, từ vùng vĩ tuyến 17 trở về bên ngoài là chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quản lý lãnh thổ đó, từ vĩ tuyến 17 vào trong là chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý. Và như vậy là rõ ràng là các ông ở miền Bắc, dù có là ông nào đi chăng nữa, tôi nghĩ rằng cũng chẳng có quyền gì mà lại tuyên bố được với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang thuộc một chính quyền khác quản lý. Thế Việt Nam Cộng hòa có phải là một quốc gia không? Là một quốc gia chứ! Là một quốc gia bình thường và thậm chí năm 1957 Liên Hiệp Quốc còn định đưa trở thành một thành viên chính thức của Liên hiệp quốc, nhưng mà sau đó có một phiếu phủ quyết của Liên Sô. Nếu không thì [đã được gia nhập Liên hiệp quốc rồi]. Thật ra Việt Nam Cộng hòa vẫn là một quốc gia bình thường. Và rõ ràng là anh không thể tuyên bố hay cho nhận cái gì của cái không phải là của mình, không do mình quản lý".
Tóm lại là chế độ Việt Nam Cộng Hoà, chính quyền Việt Nam Cộng Hoà đang được nhắc lại, để cầu cứu đến trong hoàn cảnh cuộc tranh chấp hiện nay tại Biển Đông. Bởi vì chính quyền CSVN với thế kẹt không thể lý giải được trước công luận trong, ngoài nước vì những nhượng bộ - bằng văn bản - trong quá khứ với phía Trung Quốc, hiện chỉ còn một lối ra: xử dụng đến dòng tiếp diễn lịch sử của chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam trước 75 để minh chứng chủ quyền trong cuộc tranh cãi với Trung Quốc.
Tuy nhiên, để đánh ván bài này, không chỉ đơn giản là nhắc đến chế độ miền nam Việt Nam bằng danh xưng hợp pháp của chế độ như ông Nguyễn Tấn Dũng vừa làm. Còn phải chờ xem những động thái sắp tới của chính quyền Việt Nam để thấy rõ là họ đánh ván bài này như thế nào, đặc biệt trong vị trí éo le, thiếu minh bạch trước lịch sử và công chúng của họ từ bao lâu nay.
Và, cũng chẳng phải là một điểm đáng khen khi ông Nguyễn Tấn Dũng thẳng thắn lên tiếng trước quốc hội về tình hình tranh chấp ở Biển Đông, dù rằng đấy cũng là một động thái tương đối mới của một chế độ vốn thường xem thường dư luận dân chúng mình. Nói cho cùng là: họ không còn cách nào khác nữa ngoài việc phải nói thẳng, nói thật một lần.
Bởi họ cũng hiểu rõ, sức dân có thể trở thành những cơn sóng, dữ hơn sóng Biển Đông, có thể lật úp con thuyền chèo vụng của Đảng CSVN bất cứ lúc nào.
Lại nhớ đến hồi đầu tháng 3 năm nay, trên facebook, một người ký tên Tiên Sa từng lên tiếng yêu cầu "Hãy để cho Việt Nam Cộng Hoà được lùi vào dĩ vãng một cách tự nhiên". Bài viết ấy tạo nên một phản ứng khá râm ran trong cộng đồng mạng. Tưởng đã yên, nay "Việt Nam Cộng Hòa" lại bị ông Nguyễn Tấn Dũng chiêu hồn về để gỡi rối cho chính quyền CS của ông. Nghĩ thật mỉa mai và chua cay cho một chế độ đã bị bức tử, bị đày đọa, nay lại còn bị cầu về để cứu nguy cho những kẻ hãm hại mình.
Nếu như ông Nguyễn Tấn Dũng quả đúng là một người "yêu sự thật ghét sự giả dối" thì đâu phải chờ đến hôm nay ông mới cầu hồn "Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa" lên như thế ?
Những người lạc quan, nhìn động thái này như một tín hiệu tốt của một chính quyền đảng trị, độc tài từng công khai chối bỏ dòng sinh mệnh lịch sử của 17 triệu người dân miền Nam Việt Nam trải suốt từ năm 1954 đến ngày 30/4/1975.
Những người hoài nghi, đang lặng lẽ chờ xem những gì ẩn khuất đàng sau biểu hiện ấy của chính quyền đảng CSVN nói chung và của cá nhân vị thủ tướng từng tuyên bố nhiều điều gây nhiều tranh cãi từ khi tại chức đến nay.
Tuy nhiên, thật quá sớm để đưa ra những suy diễn lạc quan từ tín hiệu ấy. Đặc biệt là những suy diễn về một sự thay đổi trong quan điểm của những người CS Việt Nam về chế độ cựu thù của họ ở miền Nam Việt Nam.
Ngay tại thời điểm này, chỉ có một nguyên nhân rõ ràng cho việc phải dựng lại danh xưng hợp pháp của chế độ miền nam Việt Nam: Việt Nam Cộng Hòa là một sự thực lịch sử mà chính quyền CSVN hiện nay đang cần đến để trám lại vết hổng chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa về lịch sử.
Nhìn lại cuộc tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc; bắt đầu từ những căng thẳng về đảo Trường Sa vào năm 1988 lên đến các cao điểm gần đây giữa hai nước, ngoài việc khẳng định hiện diện lịch sử của mình trên hai quần đảo này từ thời nhà Đường, Trung Quốc còn luôn luôn nhắc đến Công Hàm ký kết năm 1958 giữa P.V Đồng và Chu Ân Lai như một cam kết pháp lý giữa hai chính phủ.
Trước luận điệu của TQ, về mặt công khai, chính quyền VN lại chưa bao giờ minh giải được trước công chúng của mình về bản Công Hàm này. Dù nhiều nhà lý luận, nghiên cứu Sử học của Việt Nam ở trong nước cũng đã góp phần giải thích về ý nghĩa, giá trị của bản công hàm này, nhưng tất cả vẫn chỉ là những giải thích không chính thức từ nhà nước. Điều này càng cho thấy sự lúng túng khó xử của chính phủ VN hiện nay về một văn kiện lịch sử đã cũ trong quan hệ giữa hai đảng anh em từ quá khứ.
Trong khi đó, từ trong nước: đời sống dân chúng ảnh hưởng nặng nề từ những thủ đoạn phá hoại nham hiểm của lái buôn TQ, kinh tế vĩ mô bế tắc, lạm phát tăng cao, đồng bạc mất giá, việc biến VN thành xưởng thợ nhân công rẻ không còn hấp dẫn giới đầu tư nước ngoài như trước nữa... Đồng thời,. Dù tạm thời dẹp yên được các cuộc biểu tình suốt tháng Bảy vừa qua nhưng chính quyền luôn hiểu rằng lòng cảnh giác Bắc phương lúc nào cũng canh cánh trong lòng mọi người, lúc nào cũng có thể là ngọn lửa thổi bùng thành một loại Mùa Xuân Ả Rập ở VN.
Trước nguy cơ có thể bị "mất dân trước khi mất nước" như blogger Thanh Chung từng cảnh báo, chính quyền CSVN đang phải đánh ván bài khác: xử dụng đến sự liên tục của lịch sử để vô hiệu phần nào hóa Công Hàm PVĐ và minh định hơn nữa sự hiện diện của người Việt Nam trong hai quần đảo đang bị TQ tranh chấp này. Bởi vì, chỉ sự minh định tính chính danh của chế độ Việt Nam Cộng Hòa mới có thể hóa giải được thế kẹt mà bản công hàm PVĐ từng gây nên cho chế độ CS Việt Nam bao lâu nay.
Như các nhà luật gia, nghiên cứu sử học ở Hải Ngoại nhiều lần lên tiếng, cụ thể là lời nhận xét sau đây của Thạc sĩ Hoàng Việt, thành viên Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông:
"Thứ nhất, ông Đồng hay bất cứ ông nào ở miền Bắc lúc đó cũng chẳng có quyền gì mà có thể nói chuyện công nhận hay cho ai cái gì được cả. Bởi vì theo hiệp định Geneve 1954 thì [Việt Nam] đã chia đôi, từ vùng vĩ tuyến 17 trở về bên ngoài là chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quản lý lãnh thổ đó, từ vĩ tuyến 17 vào trong là chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý. Và như vậy là rõ ràng là các ông ở miền Bắc, dù có là ông nào đi chăng nữa, tôi nghĩ rằng cũng chẳng có quyền gì mà lại tuyên bố được với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang thuộc một chính quyền khác quản lý. Thế Việt Nam Cộng hòa có phải là một quốc gia không? Là một quốc gia chứ! Là một quốc gia bình thường và thậm chí năm 1957 Liên Hiệp Quốc còn định đưa trở thành một thành viên chính thức của Liên hiệp quốc, nhưng mà sau đó có một phiếu phủ quyết của Liên Sô. Nếu không thì [đã được gia nhập Liên hiệp quốc rồi]. Thật ra Việt Nam Cộng hòa vẫn là một quốc gia bình thường. Và rõ ràng là anh không thể tuyên bố hay cho nhận cái gì của cái không phải là của mình, không do mình quản lý".
Tóm lại là chế độ Việt Nam Cộng Hoà, chính quyền Việt Nam Cộng Hoà đang được nhắc lại, để cầu cứu đến trong hoàn cảnh cuộc tranh chấp hiện nay tại Biển Đông. Bởi vì chính quyền CSVN với thế kẹt không thể lý giải được trước công luận trong, ngoài nước vì những nhượng bộ - bằng văn bản - trong quá khứ với phía Trung Quốc, hiện chỉ còn một lối ra: xử dụng đến dòng tiếp diễn lịch sử của chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam trước 75 để minh chứng chủ quyền trong cuộc tranh cãi với Trung Quốc.
Tuy nhiên, để đánh ván bài này, không chỉ đơn giản là nhắc đến chế độ miền nam Việt Nam bằng danh xưng hợp pháp của chế độ như ông Nguyễn Tấn Dũng vừa làm. Còn phải chờ xem những động thái sắp tới của chính quyền Việt Nam để thấy rõ là họ đánh ván bài này như thế nào, đặc biệt trong vị trí éo le, thiếu minh bạch trước lịch sử và công chúng của họ từ bao lâu nay.
Và, cũng chẳng phải là một điểm đáng khen khi ông Nguyễn Tấn Dũng thẳng thắn lên tiếng trước quốc hội về tình hình tranh chấp ở Biển Đông, dù rằng đấy cũng là một động thái tương đối mới của một chế độ vốn thường xem thường dư luận dân chúng mình. Nói cho cùng là: họ không còn cách nào khác nữa ngoài việc phải nói thẳng, nói thật một lần.
Bởi họ cũng hiểu rõ, sức dân có thể trở thành những cơn sóng, dữ hơn sóng Biển Đông, có thể lật úp con thuyền chèo vụng của Đảng CSVN bất cứ lúc nào.
Lại nhớ đến hồi đầu tháng 3 năm nay, trên facebook, một người ký tên Tiên Sa từng lên tiếng yêu cầu "Hãy để cho Việt Nam Cộng Hoà được lùi vào dĩ vãng một cách tự nhiên". Bài viết ấy tạo nên một phản ứng khá râm ran trong cộng đồng mạng. Tưởng đã yên, nay "Việt Nam Cộng Hòa" lại bị ông Nguyễn Tấn Dũng chiêu hồn về để gỡi rối cho chính quyền CS của ông. Nghĩ thật mỉa mai và chua cay cho một chế độ đã bị bức tử, bị đày đọa, nay lại còn bị cầu về để cứu nguy cho những kẻ hãm hại mình.
Nếu như ông Nguyễn Tấn Dũng quả đúng là một người "yêu sự thật ghét sự giả dối" thì đâu phải chờ đến hôm nay ông mới cầu hồn "Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa" lên như thế ?
Lê Quốc Tuấn
Nguồn: X-CàfeVN
Nguồn: X-CàfeVN
No comments:
Post a Comment