Thursday, October 6, 2011

Quan hệ Nga – Hoa đang ‘rạn nứt’?



Một nhà nghiên cứu ở Đại học Bắc Kinh công khai nói với SIPRI: “Chúng tôi đã có 400 năm liên lạc và Nga đã lừa dối chúng tôi nhiều lần. Chúng tôi không thể hoàn toàn tin tưởng họ”.

Một chuyên gia khác của Trung Quốc nói mặc dù nhiều người Trung Quốc không thích Nhật và Mỹ, nhưng họ thừa nhận còn nhiều điều phải học từ hai nước này”.

Vâng, đúng thế đấy. Nhưng xin các chiến lược gia Tây Âu và Hoa Kỳ chớ có vội phổng mũi. Kinh nghiệm tồn tại hàng nghìn năm bên cạnh các ngài đại Hán xảo trá thâm căn cố đế này đã cho chúng tôi thấy, hễ bao giờ ăn cắp – hoặc ăn cướp nếu là nước nhỏ – được hết mọi thứ của chính đối tác mà mình giao thiệp thì lập tức các ngài ấy sẽ trở mặt, và quay lại đớp cho những kẻ mới trước đây đang là bè bạn, một miếng đau nhớ đời. Hãy chờ đấy mà xem những “cú ơn nghĩa” kiểu Tàu với Nhật Bản, Tây Âu và Hoa Kỳ.

Bauxite Việt Nam

 

Một phúc trình mới cho hay sức mạnh toàn cầu gia tăng của Trung Quốc đang làm rạn nứt quan hệ chiến lược với Nga, trong khi Bắc Kinh ngày càng ít mua vũ khí của Moscow.

Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), hôm thứ Hai, công bố báo cáo được nói dựa trên phỏng vấn với cả chuyên gia người Nga và Trung Quốc.

Các bình luận này được chú ý trong bối cảnh Trung Quốc chuyển từ giai đoạn dùng công nghệ quân sự Liên Xô cũ sang tự chế tạo và tìm cách đa dạng hóa các nguồn dầu khí, đảm bảo an ninh năng lượng không phụ thuộc.

Ngoài ra là vai trò của Hoa Kỳ và một thái độ tự tin gia tăng trong giới làm chính sách tại Trung Quốc nói họ không cần phải học gì từ Nga.

Mua vũ khí ít đi

Từ 1991 đến 2010, ước tính 90% số vũ khí quy ước mà Trung Quốc mua là từ Nga.

Nhưng báo cáo tiết lộ kể từ 2005, Bắc Kinh đã không có đơn đặt hàng đáng kể nào nữa.

Một mặt, công nghệ quốc phòng tiến bộ của Trung Quốc đồng nghĩa việc nước này bớt phải nhập khẩu vũ khí. Sự hạn chế của ngành công nghiệp Nga cũng có thể khiến nước này không đáp ứng được hết nhu cầu của Bắc Kinh.

Nhưng một lý do khác quan trọng không kém là lo ngại từMoscowrằng Trung Quốc sẽ sao chép công nghệ và cạnh tranh với Nga trên thị trường quốc tế.

Trung Quốc đang tìm kiếm thêm các nhà cung cấp khác và theo báo cáo, sẽ ngày càng gia tăng áp lực lên châu Âu để EU phải dỡ bỏ cấm vận vũ khí.

Ông Hồ Cẩm Đào có thể không cần ông Medvedev như người ta vẫn tưởng

Ông Hồ Cẩm Đào có thể không cần ông Medvedev như người ta vẫn tưởng
SIPRI cho biết hợp tác về đào tạo quân đội giữa hai nước lại phát triển tích cực hơn kể từ 2005.

Bốn cuộc tập trận “Sứ mạng Hòa bình” (2005, 2007, 2009 và 2010) là dịp để hai bên tham vấn lẫn nhau về các bài tập chung và bàn các vấn đề an ninh quốc tế.

Có vẻ Trung Quốc thu được nhiều lợi ích từ các cuộc tập trận này và như “Sứ mạng Hòa bình” 2010 cho thấy, nước này đã tiến bộ trong việc di chuyển quân lính và thiết bị qua chặng đường dài đáng kể.

Yếu tố Hoa Kỳ

Một mặt, cả Bắc Kinh vàMoscowđều thường chia sẻ quan điểm đối lập với Hoa Kỳ trong nhiều vấn đề quốc tế.

Nhưng hiện nay, Trung Quốc và Nga đều thấy rằng họ cần Mỹ hơn cần nhau.

Ví dụ, Nga đã ký thỏa thuận với Mỹ để cùng điều động và thậm chí có thể cùng phát triển công nghệ tên lửa, và Moscow kêu gọi Bắc Kinh tham gia thảo luận đa phương về giải trừ hạt nhân.

“Người Trung Quốc nay học được gì ở Nga?”

Trung Quốc cũng tự hào về một loạt đối thoại song phương với Mỹ và vai trò của Bắc Kinh trong cái mà một số phân tích gia gọi là “quan hệ song phương quan trọng nhất” trên thế giới.

Một nhà nghiên cứu ở Đại học Bắc Kinh công khai nói với SIPRI: “Chúng tôi đã có 400 năm liên lạc và Nga đã lừa dối chúng tôi nhiều lần. Chúng tôi không thể hoàn toàn tin tưởng họ”.

Một chuyên gia khác của Trung Quốc nói mặc dù nhiều người Trung Quốc không thích Nhật và Mỹ, nhưng họ thừa nhận còn nhiều điều phải học từ hai nước này.

Ông nói tiếp: “Nhưng người Trung Quốc thì học được gì ở Nga?”

Trong quan hệ với Nga, Trung Quốc muốn:

a) bảo đảm ổn định dọc đường biên giới với Nga

b) tăng cường vai trò của Trung Quốc ở Trung và Đông Bắc Á và là cường quốc trên thế giới

c) giúp nhu cầu năng lượng của Trung Quốc

d) giúp hiện đại hóa quân đội Trung Quốc

e) thúc đẩy kinh tế cho các tỉnh miền bắc của Trung Quốc

Nhưng trên thực tế, Trung Quốc và Nga chỉ chia sẻ được với nhau lợi ích đầu tiên về đường biên giới ổn định. Ở bốn lợi ích còn lại, hai nước vẫn duy trì quan điểm khác nhau.

Hợp tác năng lượng hời hợt

Nga sản xuất dầu nhiều nhất thế giới nhưng Trung Quốc chọn các nhà cung cấp khác

Nga sản xuất dầu nhiều nhất thế giới nhưng Trung Quốc chọn các nhà cung cấp khác
Tuy có chung biên giới với Nga, Trung Quốc cũng vẫn tích cực tìm các đối tác vùng khác, để tìm kiếm năng lượng.

Tính đến năm 2009, Nga đã trở thành nhà sản xuất dầu hỏa lớn nhất và đứng thứ hai thế giới về khí đốt tự nhiên, trong khi Trung Quốc vượt qua Mỹ để trở thành nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới.

Nhưng mặc dù chia sẻ đường biên giới 4.000 cây số với Nga, Trung Quốc lại ngày càng ít nhập khẩu dầu hỏa của Nga.

Báo cáo cho biết Trung Quốc cố tình đa dạng hóa nguồn cung cấp. Hiện nay, nhà cung cấp dầu lớn nhất cho họ là Ảrập Saudi, tiếp theo làAngola,IranvàOman.

Trong lĩnh vực khí đốt, Trung Quốc cũng đã tìm những đối tác khác, đặc biệt là tại Trung Á.

Quan hệ giữa Bắc Kinh vàTehranđược tăng cường gần đây không chỉ có ý nghĩa chính trị và còn vì nhu cầu năng lượng.

Tất cả các đối tác mới này khiến quan hệ Nga – Hoa từng có vai trò quan trọng số một về năng lượng cho Bắc Kinh, đã giảm ý nghĩa.


http://www.boxitvn.net/bai/29428

No comments:

Post a Comment