Nhìn vào các khuôn mặt cơ cấu vào bộ máy
nhiệm kỳ này thì những đề xuất cứu nguy nền kinh tế mà các chuyên gia
đưa ra trong bài viết dưới dây e chỉ là… ước nguyện, chứ chưa có đáp án
khả thi. Đưa một đứa con “phá gia chi tử” đứng ra nhen nhóm lại cơ
nghiệp cho bố mẹ thì liệu có hy vọng gì không, không cần nói tưởng chúng
ta ai cũng đều dự đoán được kết quả.
Bauxite Việt Nam
Minh Giang (Tamnhin.net) – Nguy cơ vòng xoáy lạm phát – đình trệ đã bắt đầu xuất hiện sau 5 năm lạm phát và lãi suất cao, sức khỏe nền kinh tế và doanh nghiệp bị suy giảm.
Một
số chuyên gia kinh tế tham dự Hội thảo Kinh tế Việt Nam năm 2011, triển
vọng năm 2012 và các giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển KT – XH
2011 – 2015 tại TP Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh tới thực tế này và cho
rằng, phải chấp nhận trả giá để kéo lạm phát xuống một con số và ổn định
vĩ mô.
Bên
cạnh lạm phát bất ổn, chưa giảm và rất khó chống đỡ thì tốc độ tăng
trưởng tiếp tục giảm và khó phục hồi. Khu vực kinh tế chủ đạo dự kiến lỗ
lớn trong năm 2011. Cụ thể, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có thể lỗ gần
11.700 tỷ, Petrolimex 1.200 tỷ, Vinashin 3.092 tỷ… Những mất cân đối của
nền kinh tế diễn biến phức tạp. Thâm hụt thương mại năm 2011 sẽ vào
khoảng 12 tỷ USD, thâm hụt ngân sách khó có thể dưới 5%. Đáng chú ý là
mức thu ngân sách luôn tăng, so với mức tổng nguồn thu ngân sách luôn
đạt 28% GDP, có nghĩa, nguồn lực trong dân đã được thu hút mạnh mẽ phục
vụ các khoản chi tiêu công kém hiệu quả.
TS.
Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung
ương nêu rõ, tình hình đang rất xấu. Xét về tất cả các tiêu chí kinh tế
vĩ mô như lạm phát, bội chi ngân sách, thâm hụt thương mại, cán cân
thanh toán quốc tế, nợ nước ngoài và nợ công, tỷ giá đồng tiền Việt Nam
cũng như sự giảm sút niềm tin của người dân, nhà đầu tư trong nước và
ngoài nước… đều đang ở mức trầm trọng.
Đáng
chú ý là sức khỏe của hệ thống ngân hàng bộc lộ nhiều vấn đề, tỷ lệ nợ
xấu tăng lên. Mức tín nhiệm của Việt Nam bị các công ty nước ngoài hạ
thấp đến mức B-, tức là mức thấp nhất trước mức C.
Xếp
hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam bị giảm 6 bậc trong năm 2011,
xuống vị trí 65 trên 142 nền kinh tế. Tích lũy từ nội bộ kinh tế liên
tục giảm sút, để duy trì mức đầu tư cao, nước ta đã tăng vay mượn nước
ngoài, không chỉ qua nguồn ODA mà còn cả qua các kênh bán trái phiếu
Chính phủ trên thị trường tài chính quốc tế và bảo lãnh cho doanh nghiệp
Nhà nước vay mượn thương mại với lãi suất cao. Số nợ của khu vực doanh
nghiệp nói chung, kể cả doanh nghiệp tư nhân kinh doanh bất động sản
cũng tăng cao rồi.
Nợ
nước ngoài lên đến 42% GDP, cao nhất từ 1998 đến nay. Nếu tính thêm nợ
của các doanh nghiệp nhà nước mà Chính phủ bảo lãnh và phải trả nợ thay
khi doanh nghiệp chưa trả được, như trường hợp xi măng Đồng Bành vừa
qua, thì tổng số nợ đã vượt quá 100% GDP.
Một
vấn đề nữa rất đáng chú ý hiện nay là chênh lệch giàu-nghèo tăng lên rõ
rệt. Đặc biệt, bên cạnh những người nghèo gặp khó khăn rất lớn trong
đời sống, chữa bệnh, cho con đi học…, đã xuất hiện những hiện tượng phô
bày sự giàu có, xa hoa theo kiểu trọc phú, rất xa lạ với truyền thống
dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước.
Đặc
biệt đáng lo ngại là lạm phát ở Việt Nam đã mua được vé khứ hồi, vì nó
xuất hiện có tính chất chu kỳ, lặp đi lặp lại nhiều lần.
Theo
TS Lê Đăng Doanh, điều đó chứng tỏ chúng ta chưa xác định chính xác
nguyên nhân sâu xa dẫn đến lạm phát và các phương thuốc chống lạm phát
chưa chữa trị được căn nguyên dẫn đến lạm phát.
TS Võ Đại Lược cho rằng, chúng ta chưa trả cái giá nào cho chống lạm phát nên không cứu được lạm phát.
Lạm
phát ở Việt Nam không chỉ bắt nguồn từ chính sách tài chính tiền tệ mà
còn bắt nguồn từ mô hình tăng trưởng. Do đó, nếu chưa có những giải pháp
cơ bản tái cơ cấu nền kinh tế thì dù có giảm được lạm phát cũng chỉ
được một thời gian. Nguy cơ tái lạm phát do mô hình tăng trưởng lỗi thời
vẫn còn là một thách thức. Nhiều chuyên gia kinh tế dự báo, lạm phát có
thể tăng cao ở mức 24% vào cuối năm nay.
Theo
TS Trần Đình Thiên, cách thức điều hành vĩ mô và chống lạm phát nặng về
hành chính, có tính chất chữa cháy nên ít có hiệu quả trên thực tế. Căn
bệnh của nền kinh tế – nghiện đầu tư, thèm dự án, đói tài nguyên đã ăn
sâu vào cơ cấu bên trong, trở thành căn bệnh cơ cấu. Thời gian qua,
chúng ta càng đầu tư thì tăng trưởng càng giảm và lạm phát càng tăng.
Trong
ngắn hạn, theo TS Trần Đình Thiên, tình thế là khẩn cấp và không thể
tiếp diễn cách thức cũ và thậm chí phải chấp nhận trả giá. Theo đó, phối
hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, trong đó, đặt trọng số
vào chính sách tài khóa thông qua tiếp tục thắt chặt chi tiêu, đầu tư
công và giảm mạnh thu ngân sách. Giải pháp này được các chuyên gia dự
hội thảo đặc biệt nhấn mạnh. Một phần vì cắt giảm đầu tư công được nói
đến rất nhiều nhưng hiệu lực rất thấp. Một điểm quan trọng khác là Chính
phủ chỉ tập trung thắt chặt chi, không giảm thu mà còn tăng mức thu
ngân sách – luôn rất cao và vượt kế hoạch, phát hành công trái liên tục,
vay nước ngoài tăng. Thu nhiều như vậy, tất yếu phải dẫn đến chi nhiều,
làm sao giảm được.
Nhiệm
vụ trọng tâm trong 5 năm trước mắt là ưu tiên chất lượng tăng trưởng
kinh tế, dồn mọi nỗ lực để tái cấu trúc và chuyển đổi mô hình tăng
trưởng. Vậy tái cấu trúc nền kinh tế nên bắt đầu từ đâu? TS Lê Đăng
Doanh cho rằng, được bắt đầu từ thể chế. “Thể chế là khâu đột phá chiến
lược và cũng thể hiện mục tiêu chiến lược của công nghiệp hóa, nhưng thể
chế đòi hỏi tính đồng bộ và sự quyết tâm chính trị và đồng thuận cao
của cả hệ thống chính trị”.
Theo TS Lê Đăng Doanh, đã đến lúc Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất cần có quyết định cải cách mạnh mẽ, để tránh khủng hoảng.
Như
đã nói, cần điều chỉnh kế hoạch 5 năm tới. Trước mắt, cần có kế hoạch
ổn định kinh tế vĩ mô gắn liền với tái cơ cấu và cải cách toàn diện
trong ít nhất là hai năm 2012-2013, trước khi tiếp tục thực hiện các mục
tiêu của kế hoạch 5 năm 2011-2015.
Mục
tiêu của kế hoạch này là giảm lạm phát, bội chi ngân sách, nhập siêu,
cải thiện rõ rệt các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô bằng những cải cách mạnh mẽ
trong thu-chi ngân sách, cắt giảm mạnh mẽ đầu tư công, thực hiện công
khai minh bạch trong chi tiêu ngân sách, hoạt động đầu tư, thực hiện
tinh giảm bộ máy nhà nước đã phình to lên nhanh chóng trong thời gian
qua, cắt giảm biên chế hành chính.
Cần
sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách, giảm hẳn các khoản chi tiêu còn để
ngoài ngân sách, thực hiện sự giám sát đầy đủ, chặt chẽ của Quốc hội và
các cơ quan dân cử về chi tiêu ngân sách. Cần sửa đổi, bổ sung Luật Mua
sắm công, ban hành Luật Đầu tư công nhằm hạn chế tham nhũng, lãng phí,
chia chác trong nhóm lợi ích.
Khâu
trọng tâm là cải cách các tập đoàn kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà
nước, đẩy mạnh cổ phần hóa, thực hiện mô hình quản lý dựa trên kết quả,
công khai minh bạch như những công ty niêm yết trên thị trường chứng
khoán.
Khác
với lần đổi mới thứ nhất – chủ yếu là cởi trói và giải phóng sức sản
xuất, được sự ủng hộ của đông đảo nông dân và quảng đại quần chúng – đổi
mới lần này đỏi hỏi phải nâng cao chất lượng của bộ máy, chính sách,
phải tiến hành phẫu thuật, cắt bỏ những ung nhọt đang gây ra những căn
bệnh kéo dài của nền kinh tế và xã hội.
Có
thể, một số nhóm lợi ích đang được hưởng lợi lớn sẽ không ủng hộ một
cuộc đổi mới như vậy. Đó là nhiệm vụ khó khăn cần phải vượt qua, và cũng
là sứ mệnh vẻ vang của thế hệ lãnh đạo hiện nay.
M. G.
No comments:
Post a Comment