Người dân thu thập chữ ký ủng hộ vụ nổi dậy ở Lục Phong, Quảng Đông ngày 23/9/11 chống lại việc chính quyền trưng thu đất đai. REUTERS/Staff
Nhật báo công giáo La Croix có bài viết mang tựa đề « Xã hội Trung Quốc không còn sợ hãi khi bày tỏ sự phẫn nộ ». Theo
tác giả, do đã quá chán ngán với bao nhiêu tai nạn chết người, nạn ô
nhiễm, các vụ trưng thu đất…người dân Trung Quốc không ngần ngại tố cáo
tham nhũng thông qua internet. Chế độ Bắc Kinh hiện đang lo sợ phong
trào phản kháng trở thành có tổ chức.
Bài
báo mở đầu bằng trường hợp anh Yan, 20 tuổi, nghệ sĩ dương cầm rồi sau
làm hướng dẫn du lịch, có cuộc sống khá nhàn nhã. Nhưng tháng Tám vừa
rồi, anh đã không ngần ngại đi biểu tình trước Ủy ban thành phố Đại
Liên, tỉnh Liêu Ninh, để chống lại việc xây dựng một nhà máy hóa dầu.
Anh nói, khi nhận được tin nhắn qua điện thoại của một người bạn, anh
không chần chừ lấy một giây và đi ngay lập tức.
Ngược
lại với thế hệ cha ông, người thanh niên vốn là con một này không hề sợ
hãi, lo âu khi xuống đường hô khẩu hiệu, nhất là vì năm ngoái, nạn thủy
triều đen đã xâm hại bờ biển Liêu Ninh. Trước sự phản kháng mãnh liệt
của người dân thành phố vốn giàu có và bị kiểm soast chặt về chính trị
này, chính quyền đã phải hứa hẹn sẽ di dời nhà máy gây ô nhiễm đi nơi
khác.
Theo La Croix, sau ba mươi năm
phát triển kinh tế, đã có những đổi thay sau thời kỳ mù mờ thông tin và
kiểm duyệt gắt gao trước đây. Dường như không gì thoát khỏi tai mắt của
dư luận, đặc biệt là tầng lớp trung lưu.
Ông Jean- Philippe Béja, nhà Trung Hoa học chuyên về phong trào ly khai nói : «
Tôi không muốn nói đến một xã hội công dân tại Trung Quốc trong lúc
này. Xã hội có lên tiếng, công dân có bày tỏ ý kiến phản kháng, ý thức
được những thực tế trước mắt, nhưng không có nghĩa đó là xã hội công
dân. Điều này còn rất xa mới vươn tới nổi, vì không có dân chủ tại Trung
Quốc. Tôi chỉ muốn đề cập đến một xã hội công dân mạng bán tự chủ,
thỉnh thoảng mới phản ứng trước một số vấn đề cụ thể ».
Với
điện thoại di động, máy vi tính, internet (có đến 400 triệu người Trung
Quốc vào mạng thường xuyên), và nhất là các trang mạng xã hội như Tân
Lãng Vi Bác, một vụ biểu tình dù nhỏ cũng nhanh chóng được cả nước biết
đến. Từ nhiều tháng qua, liên tục xảy ra những vụ tai nạn chết người.
Người dân Trung Quốc xem các hình ảnh về các vụ này, đọc được những lời
phê phán chính quyền địa phương, ngay cả trên báo chí chính thức. Theo
ông Jean- Philippe Béja, thì « Nay không chỉ các nhà đấu tranh tên
tuổi bị chính quyền trấn áp, mà các công dân bình thường và các nạn nhân
đòi công lý cũng đã biết cách thông tin cho công chúng ».
La
Croix nhận xét, nhiều cán bộ ăn hối lộ, lạm dụng chức quyền nay đã bị
vạch mặt chỉ tên. Một số biến mất, hoặc trốn ra nước ngoài, và ngày càng
nhiều quan tham phải ra trước tòa án. Bà Marie Holzman, chuyên gia về
Trung Quốc và là chủ tịch hiệp hội Trung Hoa Liên đới nhấn mạnh : «
Có một sự bất mãn thực sự trong xã hội Trung Quốc, và cơn phẫn nộ trước
các cán bộ tham nhũng ngày một tăng. Sự hiện diện của xã hội ảo trên
mạng là một thực tế khó thể chối cãi. Và hàng loạt các tai nạn xe lửa,
métro, đường bộ cho thấy kỹ thuật tiên tiến khó thể áp dụng trong một
bối cảnh thiếu dân chủ. Có thể có những kỹ sư giỏi, nhưng quyết định tối
hậu luôn do các cán bộ bất tài của Đảng Cộng sản đưa ra… »
Thụy My
No comments:
Post a Comment