Bs Nguyễn Đan Quế - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean) đang vươn mình trở thành tổ chức hợp tác vùng để cùng nhau phát triển với mẫu số chung là Dân Chủ. Việt Nam lỗi nhịp Asean, bơ vơ lạc đàn giữa chợ đời thế giới, không bắt kịp lịch sử loài người. Làm theo Miến Điện mới là đi vào sinh lộ, thoát tử lộ. Chung qui chỉ vì không sớm chịu học hai ‘nốt nhạc’ Nhân Quyền và Dân Chủ mà ra nông nỗi này...
*
Chỉ trong năm ngày từ 11 đến
15-10-2011 có nhiều sự kiện chính trị liên quan đến sinh mệnh của tập
đoàn lãnh đạo độc tài Hà nội.
Trước tiên là Tổng bí thư đảng
cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đi Bắc Kinh, lần này không dùng từ
'viếng thăm hữu nghị', mà thay bằng ‘viếng thăm chính thức’.
Cùng đi với ông Trọng là một
phái đoàn hùng hậu gồm ba ủy viên bộ chính trị là đại tướng Phùng Quang
Thanh, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra trung ương đảng Ngô Văn Dụ và trưởng
ban tuyên giáo Đinh Thế Huynh; phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, bộ
trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh; chưa kể trưởng các ban, văn phòng của
Trung ương Đảng.
Vừa tới nơi, thấm mệt, được Hồ
Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đón tiếp với bộ mặt nghiêm nghị, không cười, và ký
ngay văn kiện chính trong chuyến viếng thăm này là ‘Thỏa thuận những
nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.’
Thỏa thuận nhằm giải quyết ôn
hòa các tranh chấp trên biển trong khu vực Biển Đông, nhưng mơ hồ về
thời gian, không quy định thời hạn cho việc tiến hành đàm phán. Văn kiện
được thứ trưởng ngoại giao Hồ Xuân Sơn của Việt Nam ký với người tương
nhiệm phía Trung Quốc là ông Trương Chí Quân ngày 11/10 tại Bắc Kinh.
Chữ ký chưa khô mực, hải quân
Trung Quốc loan báo vừa thiết lập một trạm xá quân y tại một đảo thuộc
Trường Sa, gần nơi hải chiến 1988.
Còn Tổng thống Philippines B.
Aquino III lên tiếng chỉ trích Việt Nam chấp nhận đàm phán song phương
với Trung Quốc, thay vì đa phương trong khuôn khổ Asean. (Ghi nhận thêm
là cùng lúc Miến Điện sau khi bỏ xây một đập thủy điện do Trung quốc đầu
tư, đã tuyên bố cởi mở tự do thông tin, thả tù nhân chính trị và chấp
nhận quyền thành lập nghiệp đoàn và đình công của công nhân).
Austin Ramzy (Time) nhận định: "Thỏa
thuận giữa hai nước Việt-Trung -- vốn đã có cuộc chiến ngắn dọc đường
biên giới đất liền hồi năm 1979 và đụng độ tại Trường Sa ở Biển Đông năm
1988 -- được cho như một sự hòa hoãn đáng hoan nghênh, nhưng nó chưa
phải là giải pháp lâu dài. Thỏa thuận này, nói một cách giản lược nhất,
là thỏa thuận tiếp tục đối thoại với nhau về vấn đề Biển Đông. Tuy chưa
phải là đột phá, nhưng có đối thoại còn hơn là không đối thoại."
Thứ đến, chuyến công du Ấn Độ của chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Việt Nam và Ấn Độ đồng ý mở đối
thoại an ninh hai năm một lần; tăng hơn gấp đôi kim ngạch thương mại từ
mức 2,7 tỷ đô la lên thành 7 tỷ đô la vào năm 2015, đồng thời thúc đẩy
đầu tư hai chiều. Hai bên cũng nhất trí tăng cường trao đổi trong công
tác phòng chống khủng bố.
Thủ tướng Manmohan Singh của Ấn
Ðộ mô tả mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam là một yếu tố của
hòa bình, ổn định, và phát triển trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Ngày 12/10, Thủ tướng Ấn Ðộ và
Chủ tịch nước Việt Nam đã chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận giữa công ty
dầu khí quốc doanh ONGC Videsh của Ấn Ðộ với Tập đoàn dầu khí
PetroVietnam có hiệu lực trong 3 năm, bao gồm các dự án đầu tư, khai
thác, và cung cấp dầu khí. Trung Quốc phản đối dự án này.
Ấn Độ thuộc Tiểu lục địa Ấn Độ
nằm ở phía nam Châu Á cùng với Afganistan, Pakistan, Bangladesh, Nepal
và vài nước nhỏ khác như Bhutan, Sikkim, Sri Lanca, Maldives. Là nền
kinh tế lớn thứ 9 của thế giới, dân số 1,2 tỉ, thu nhập đầu người thấp
hơn 3000 đô la, vẫn thuộc khối Nam. Quan hệ Việt Nam-Ấn Độ chỉ là hợp
tác Nam – Nam, nên tầm quan trọng không nhiều lắm.
Rời Ấn Độ, ông Trương Tấn Sang đi thăm Sri Lanka, có tính cách ngoại giao.
Sau cùng, gây chú ý là Thủ Tướng Đức bà Angela Merkel Merkel đến thăm Việt Nam ngày 12-10-2011.
Hai bên ra tuyên bố chung tại Hà Nội ‘Việt Nam và Đức - đối tác chiến lược về tương lai’.
Hai bên không chỉ hợp tác trong lĩnh vực kinh tế - thương mại; mà còn
cả trong lĩnh vực chính trị, ngoại giao, giáo dục, khoa học ... Nhưng
qua cuộc họp báo ở Hà Nội, Việt Nam chỉ nhấn mạnh đến hợp tác kinh tế-
thương mại, giáo dục và văn hóa; còn lĩnh vực chính trị, luật pháp ông
Nguyễn Tấn Dũng tìm cách tránh né.
Cũng như Hoa Kỳ và nhiều nước
trong Cộng đồng Âu Châu, Bà Merkel nhấn mạnh: Để phát triển, Việt Nam
phải tôn trọng quyền con người, tự do báo chí và tự do tôn giáo.
*
Trong khi ba sự kiện chính trị
quan trọng Nguyễn Phú Trọng sang Bắc Kinh, Trương Tấn Sang đi Ấn Độ và
Merkel đến Việt Nam, thì phía Mỹ bà ngoại trưởng H. Clinton cho đăng bài
xã luận trên tạp chí Chính sách Ngoại giao (Foreign Policy) khẳng
định:
Khai phá đà tăng trưởng và
sức năng động của Châu Á – Thái Bình Dương là lợi ích trung tâm về kinh
tế và chiến lược của Mỹ và ưu tiên quan trọng cho Tổng thống Obama.
Mở cửa thị trường ở Châu Á cho Hoa Kỳ những cơ hội chưa từng có về đầu tư, thương mại, đường vào kỹ-thuật-cao của Mỹ.
Phục hồi kinh tế Mỹ sẽ
phụ thuộc vào xuất khẩu và khả năng của các công ty Mỹ khai thác thị
trường tiêu dùng rộng lớn và ngày càng tăng của khu vực Châu Á.
Về mặt chiến lược, duy
trì hòa bình và an ninh ở Châu Á - Thái Bình Dương ngày càng quan trọng
cho tiến bộ toàn cầu, qua tự do hàng hải, chống chương trình hạt nhân
của Bắc Triều Tiên; hay đảm bảo tính minh bạch trong các hoạt động quân
sự của các đối thủ quan trọng của khu vực.
Chính vì Châu Á là quan
trọng đối với tương lai của Mỹ, nên vai trò Mỹ tham gia là quan trọng
đối với tương lai của Châu Á. Điều này thúc đẩy vai trò lãnh đạo và mậu
dịch của Mỹ -- có lẽ là ghê gớm hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử
hiện đại.
Trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ, đặc
trách Á Châu – Thái Bình Dương Kurt Campbell khai triển rõ hơn ở Đại Học
Choulalongkorn (Bangkok)
Đề cập đến vấn đề tế nhị về mối
tương quan giữa các nước trong khu vực với một cường quốc đang lớn mạnh
là Trung Quốc, trợ lý ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell nói:
Điểm quan trọng ở đây là
chiến lược địa lý của từng quốc gia trong bang giao với Trung Quốc. Hoa
Kỳ hiểu rõ sự cố gắng cải thiện bang giao giữa từng nước đối với Hoa lục
và luôn ủng hộ nỗ lực đó.
Về tình hình khá phức tạp và nhạy cảm tại vùng biển Nam Trung Hoa, trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ Kurt Campbell nói tiếp:
Hoa Kỳ muốn khẳng định không
thể đứng về phía nào, mà chỉ có thể khuyến khích cổ vũ cho những cuộc
họp hoặc những vòng đối thoại để giải quyết vấn đề, đồng thời hoan
nghênh thái độ thận trọng, tự chế của từng quốc gia.
*
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(Asean) đang vươn mình trở thành tổ chức hợp tác vùng để cùng nhau phát
triển với mẫu số chung là Dân Chủ.
Việt Nam lỗi nhịp Asean, bơ vơ lạc đàn giữa chợ đời thế giới, không bắt kịp lịch sử loài người.
Làm theo Miến Điện mới là đi vào sinh lộ, thoát tử lộ.
Chung qui chỉ vì không sớm chịu học hai ‘nốt nhạc’ Nhân Quyền và Dân Chủ mà ra nông nỗi này ./.
10-2011
No comments:
Post a Comment