Wednesday, October 5, 2011

Bão lũ và bất công



Ngày mai một cơn bão nữa- bão Nalgae- sẽ ập vào Miền Trung trong khi Quảng Bình chưa kịp khắc phục xong hậu quả lũ lụt do hoàn lưu của bão Nesat. Nước ta với bờ biển dài khoảng 3,2 ngàn km, hàng năm phải hứng hàng chục cơn bão lớn nhỏ. Bão thường kèm theo mưa lớn, gây lũ lụt.Đặc biệt, khoảng mười, mười lăm năm gần đây, bão và lũ lụt là nỗi ám ảnh của người dân Miền Trung vào mùa mưa. Sau mỗi cơn bão, cơn lũ là  thiệt hại nặng nề cả người và của. Mỗi năm vài đợt, cả nước phải “cứu” về Miền trung qua cơn hoạn nạn bằng ngồn lực từ nhiều phía: chính phủ, đóng gọp tự nguyện của người dân, các tổ chức từ thiện…Sự giúp đỡ ấy là đáng quý, đáng trân trọng. Tuy nhiên, về lâu về dài, làm thế nào để người dân Miền trung có thể “sống chung với bão” mới là giải pháp bền vững.
 
Bầu Đức và chiếc máy bay Beechcraft King Air 350
Tại sao hậu quả của bão lụt càng ngày càng nặng nề, đặc biệt là khu vực Miền trung? Khoan nói đến những vấn đề to tát như biến đổi khí hậu toàn cầu, khu vực Miền trung có địa hình rất dốc theo hướng Tây-Đông. Nếu không có những cánh rừng đầu nguồn giữ lại thì nước mưa bao nhiêu sẽ trút hết xuống vùng hạ lưu như một cái máng xối, gây ra lũ lụt. Ngược lại, mùa khô sẽ không còn giọt nước nào, gây hạn hán. Khoảng mười lăm năm lại đây, quá trình phá rừng ở Miền Trung “gần như hoàn tất” và song song với nó, hai từ “cứu bão lụt” vào mùa mưa và “cứu hạn” vào mùa khô xuất hiện thường xuyên trên các các phương tiện thông tin, đã trở thành quen thuộc.

Khi con người khai thác thiên nhiên thì thiên nhiên tác động ngược lại con người. Chuyện đó là hiễn nhiên trên phạm vi toàn cầu, cũng như từng quốc gia. Vấn đề là ai được lợi và ai phải chịu hậu quả? Thế giới đang có cố gắng công bằng hóa lợi và hại, nghĩa là ai được lợi khi khai thác thiên nhiên thì phải có trách nhiệm về hậu quả của việc đó. Ơ nước ta, ai được lợi và ai chịu hậu quả từ việc phá rừng? Người ta quy tội phá rừng cho “lâm tặc”, những người trực tiếp cầm búa, cầm cưa đi chặt cây. Nhưng nhìn một cách toàn cục, những doanh nghiệp thu lợi từ việc phá rừng mới là động cơ của nó. Những đại gia phất lên nhờ gỗ khoảng mười, mời lăm năm trở lại đây như Hoàng Anh Gia Lai, Cường đô la…nay trở thành những người giàu nhất Việt nam. Họ sắm máy bay riêng, “siêu xe”, hay vung tiền vào bong đá như một trò tiêu khiển. Họ trở thành thần tượng trong mắt người dân mà lẽ ra phải xem như “tội đồ”. Sự bất công này không được xã hội nhìn nhận.

siêu xe của Cường đôla
Làm thế nào để người người dân Miền trung có thể “sống chung với bão/lũ” như một giải pháp bền vững? Người viết bài này thiết nghĩ phục hồi lại các cánh rừng đầu nguồn là chìa khóa. Cần có những biện pháp mạnh và cương quyết: các chương trình trồng lại rừng phải được Chính phủ xem xét một cách nghiêm túc. Tăng cường các chế tài xử phạt đối với tội phá rừng, buôn gổ lậu…có thể đến tử hình. Đánh thuế nặng vào các mặt hàng gia dụng bằng gổ, thậm chí cấm xuất khẩu gổ, hàng gia dụng bằng gổ  nếu cần thiết. Cân nhắc việc truy thu thuế từ các đạ gia kinh doanh hàng gổ để lấy kinh phí cho các chương trình trồng rừng… Tuy nhiên, những chuyện ấy dường như xa vời trên đất nước này và hằng năm cứu bão lụt cho Miền Trung vẫn còn là câu chuyện dài, rất dài.

Theo blog Không có gì.

No comments:

Post a Comment