Trần Thiệp -
Trong xã hội chúng ta hiện nay, sự sợ hãi đang bao trùm lên nhiều khía
cạnh, nhiều lĩnh vực. Nhưng nhiều người, nhiều lúc chúng ta hay tìm
nhưng lý do khác nhau để bao biện cho sự sợ hãi đó.
Trong lĩnh vực giáo dục, một lĩnh vực cực kỳ quan trọng đối với tương lai của dân tộc và nòi giống nhưng lại đang rất bế tắc vì sợ. Học sinh sợ thầy cô giáo, sợ đây không phải là vì lễ nghĩa mà sợ thiếu tiền học thêm, sợ thầy cô không dạy hết kiến thức trên lớp, sợ những cái nhìn phân biệt giàu nghèo. Thầy cô giáo sợ học sinh, sợ mình dạy hết kiến thức trên lớp thì sẽ không có học sinh đến học thêm, sợ thất thu, sợ học sinh con nhà quan chức ngang ngược. Học sinh sợ mình không đỗ đạt nên thường gian lận trong thi cử, quay cop… Thầy cô sợ thành tích nên mới có chuyện một số Tĩnh khu vực phía nam xây dựng lại khung chấm điểm của môn văn trong kỳ thi tốt nghiệp vừa rồi. Xem những chuyện này mà cười ra nước mắt. Ví dụ trong đoạn văn đó chỉ cần có từ MÀU HỒNG là đã có điểm. Nhưng ngôn ngữ của việt nam chúng ta rất phong phú và nhiều nghĩa, chẳng nhẻ các nhà giáo lại không biết điều này. Khi có được tấm bằng phổ thông trung học thì học sinh chắc chắn sẽ có được tấm bằng đại học nếu muốn và có tiền. Vì hiện tại ở nước ta có một nghịch lý và có lẽ duy nhất trên thế giới: Trường đại học thì thừa nhưng trương mầm non lại thiếu. Sinh viên sợ học thuộc lòng một mớ lý thuyết vừa khó nhớ, vừa thiếu thực tế. Thầy cô sợ cải tiến phương pháp dạy, sợ dạy những điều nằm ngoài sách vỡ chính thống, nhưng rất thiết thực.
Trong lĩnh vực giáo dục, một lĩnh vực cực kỳ quan trọng đối với tương lai của dân tộc và nòi giống nhưng lại đang rất bế tắc vì sợ. Học sinh sợ thầy cô giáo, sợ đây không phải là vì lễ nghĩa mà sợ thiếu tiền học thêm, sợ thầy cô không dạy hết kiến thức trên lớp, sợ những cái nhìn phân biệt giàu nghèo. Thầy cô giáo sợ học sinh, sợ mình dạy hết kiến thức trên lớp thì sẽ không có học sinh đến học thêm, sợ thất thu, sợ học sinh con nhà quan chức ngang ngược. Học sinh sợ mình không đỗ đạt nên thường gian lận trong thi cử, quay cop… Thầy cô sợ thành tích nên mới có chuyện một số Tĩnh khu vực phía nam xây dựng lại khung chấm điểm của môn văn trong kỳ thi tốt nghiệp vừa rồi. Xem những chuyện này mà cười ra nước mắt. Ví dụ trong đoạn văn đó chỉ cần có từ MÀU HỒNG là đã có điểm. Nhưng ngôn ngữ của việt nam chúng ta rất phong phú và nhiều nghĩa, chẳng nhẻ các nhà giáo lại không biết điều này. Khi có được tấm bằng phổ thông trung học thì học sinh chắc chắn sẽ có được tấm bằng đại học nếu muốn và có tiền. Vì hiện tại ở nước ta có một nghịch lý và có lẽ duy nhất trên thế giới: Trường đại học thì thừa nhưng trương mầm non lại thiếu. Sinh viên sợ học thuộc lòng một mớ lý thuyết vừa khó nhớ, vừa thiếu thực tế. Thầy cô sợ cải tiến phương pháp dạy, sợ dạy những điều nằm ngoài sách vỡ chính thống, nhưng rất thiết thực.
Trong
lĩnh vực y tế, một lĩnh vực rất thiết yếu đối với chúng ta, không một
ai không cần đến những dịch vụ y tế. Nhưng người bệnh sợ bác sỹ, sợ y
tá, sợ đến bệnh viện mặc dù bị bệnh rất nặng. Người bệnh sợ không đủ
tiền vì các dịch vụ đắt đỏ: Thuốc điều trị bệnh do quản ly lỏng lẻo nên
được đảy giá lên quá cao, các dịch vụ y tế quá đắt đỏ, giường bệnh có
nơi thu cao hơn cả khách sạn bốn sao, nếu không có tiền vui lòng nằm
chung hai, ba … bệnh nhân một giường. Người bệnh sợ thái độ thờ ơ lạnh
nhạt của môt số y bác sỹ, sợ bị mắng chửi vì chưa hiểu ý của bác ỹ.
Người bệnh sợ những mũi tiêm đau hơn bình thường vì chưa đưa tiền cho y
tá. Họ cũng sợ những đơn thuốc bất thường, có khi hai loại kháng sing
cùng dòng trong một đơn thuốc, những loại thuốc bổ vô thưởng vô phạt
nhưng giá rất đắt. Bác sỹ sợ bệnh nhân nghèo, sợ bệnh nhân không hiểu ý
mình, không hiểu sự vất vã của mình nên rât chu đáo kê đơn thuốc và chỉ
ra tận nơi mà thuốc đó độc quyền bán để mua. Bác sỹ sợ bệnh nhân khỏi
bệnh khi điều trị trong các bệnh viện nên nhiều người lại giới thiệu
bệnh nhân đến phòng khám tư của mình( Mặc dù cơ sở vật chất ở những
phòng khám này rất không đảm bảo chất lượng).
Ra
đường người dân sợ cảnh sát giao thông hơn sợ bất cứ cai gì khác. Mỗi
khi bị tuýt còi lại kiểu gì cũng có lỗi: Tốc độ, xi nhan, gương chưa
đúng, quai mũ chưa chặt… và khi đó lại bị hành, bị mất tiền. Mình đi
đường quai mũ bị lỏng công an tuýt lại phạt nhưng mấy người cùng đi với
mình( Di xe SH) thì không đội mũ nhưng không việc gì cả, mặc dù họ vượt
cả đèn đỏ trước mặt công an. Công an sợ người tham gia giao thông phát
hiện mình đang làm nhiệm vụ nên thường nấp bờ, nấp bụi, hóa trang nhiều
kiểu để bắn tốc độ, sợ người dân không hiểu luật của riêng mình nên
thường đưa ra giá cho mỗi vụ vi phạm một cách rất công khai. Người dân
ra đường sợ những quảng đường quang, vắng chạy nhanh một chút là dính
chưởng, trong khi những đoạn đường đông đúc, hay tắc nghẽn thì lại không
thấy các anh đâu.
Người dân sợ mất
nước, sợ bị quân Tàu xâm lấn nên đi biểu tình bày tỏ thái độ và tấm lòng
của mình với đất nước, sợ quan chức nhà nước yếu lòng mà ngã theo quân
xâm lược. Nhà nước sợ người dân làm loạn, sợ bị mất đảng mà mất đảng là
mất nồi cơm nhà mình, sợ làm ảnh hưởng tới quan hệ đang RẤT TỐT ĐẸP VỚI
ANH TÀU, sợ những cam kết ngầm của cá nhân với lãnh đạo Tàu bị phanh
phui. Người dân sợ và lo cho tương lai của dân tộc khi sự xâm lấn của TQ
ngày càng ngang ngược trên nhiều lĩnh vực. Lao động không phép của TQ ở
Việt nam quá nhiều, trải dài từ bắc chí nam. Các nhà thầu của TQ thắng
nhiều dự án trọng điểm của quốc gia như dự án điện, cầu, đường… nhưng
lại rất hay chậm tiến độ. Người dân sợ hàng hóa độc hại của trung quốc
đang tràn ngập trên thị trường, sợ những cách buôn bán không giống ai
của các thương lái TQ như mua móng trâu, mua râu ngô non, mua khoai,
chuối… với giá rất cao nhưng lai chỉ được một thời gian ngắn, nếu dân ta
đua nhau trồng nhiều là họ không mua nữa. Nhà nước sợ các nhà thầu
trung quốc phật ý vì nhà thầu TQ thường bỏ thầu giá rẽ, hối lộ nhiều lại
đem cả công nhân của họ sang làm nữa mới đảm bảo chứ?. Nhà nước sợ can
thiệp vào việc làm ăn của nông dân vì thực chất cũng chẳng đưa ra cho ho
được giải pháp nào khả dĩ để cải thiện cuộc sống của họ. Sợ mất thời
gian quan tâm đến tầng lớp mà phong bì rất mỏng. Nhà nước sợ cán cân
thương mại quá chênh lệch, nhập siêu từ TQ quá cao nên xuất được cái gì
hay cai đó, không có cái nhìn xa, rộng, cho đại cục.
Nền
kinh tế đang rất ảm đạm, giá cả phi mã không phanh. Người tiều dùng ớn
lạnh mỗi khi nghe tin sắp tăng giá mặt hàng này, hàng kia. Bữa cơm hàng
ngày của các gia đình đang ít dần thức ăn, thay bằng thịt cá bây giờ chỉ
còn dưa cà.. Hoc sinh đi học đang mất dần bữa sáng để dành tiền mua
sách vỡ và dụng cụ học tập. Điện, xăng dầu… những mặt hàng không thể
thiếu của người dân nhưng các công ty nhà nước làm ăn rất mập mờ, chỉ
kêu lỗ, chẳng bao giò thấy thống kê có lãi. Nhưng khi ông Vương Đình Huệ
( Bộ Trưởng BTC) tính toán thì té ra xăng dầu vẫn đang co lãi, lãi cao.
Lạ thay bộ KHĐT lại đứng về các doanh nghiệp bênh vực họ, đấu tranh cho
họ một cách mạnh mẽ như là chuyện của nhà mình( Lạ).
Còn
rất nhiều sự sợ hãi lẩn nhau ở nhiều lĩnh vực khác nữa. Một đất nước mà
sự sợ hãi bao trùm lên mọi tầng lớp, mọi lĩnh vực chứng tỏ đang rất
nguy hiểm. Muốn phát triển và tiến bộ trước hết phải loại bỏ bớt những
sự sợ hãi này, phải đàng hoàng, tự tin xây dựng đất nước. Muốn làm được
điều đó trước hết chúng ta phải minh bạch hóa các hoạt động của mình,
phải đặt quyền lợi của đất nước trên quyền lợi của cá nhân, tổ chức,
phải thực sự dân chủ để mọi người hiểu nhau và giám sát lẫn nhau. Một
đất nước muốn phát triển được bền vững trước hết phải bảo vệ được toàn
vẹn lãnh thổ, muốn bảo vệ được đất nước phải huy động được toàn bộ sức
dân, muốn huy động được sức dân thì dân phai biết được kẻ thù là ai? Nó
nguy hiểm như thế nào? Phải làm cho dân tin đất nước này, xã hội này
đang là của họ, của con cháu mai sau của họ.
Như vậy thì ai đang sợ ai và nỗi sợ nào là chính đáng.
Tác giả gửi cho Quêchoa
http://quechoa.info/2011/10/02/ai-s%E1%BB%A3-ai/
No comments:
Post a Comment